Bảo quản và khai thác di sản Hán Nôm Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 343.66 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại cho các thế hệ ngày nay và mai sau một di sản văn hoá vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, đó là di sản Hán Nôm, bao gồm những thư tịch và tài liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo quản và khai thác di sản Hán Nôm Việt Nam thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số5▪Tháng7/2005 Số hoá để bảo quản và khai thác di sản Hán Nôm Việt Nam: triển vọng và thách thức Chu Tuyết Lan Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm Ngày 12-13 tháng 11 năm 2004 Thư viện Quốc gia Việt Nam – Hà Nội I. Trữ lượng tài liệu Nôm và Di sản Hán Nôm Việt Nam Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại cho các thế hệ ngày nay vàmai sau một di sản văn hoá vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, đó là di sản Hán Nôm, baogồm những thư tịch và tài liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Di sản văn hoá thành văn to lớnvà phong phú này đã phản ánh lịch sử và văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam trongsuốt quá trình dựng nước và giữ nước. Là hiện thân của nền văn hiến mấy ngàn năm, di sản HánNôm Việt Nam (bao gồm cả các tàng thư trong nước và nước ngoài) đã trở thành nguồn tư liệugốc đặc biệt có giá trị trong việc tìm hiểu về Việt Nam trong quá khứ. Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một Viện nghiên cứu chuyên ngành, có chức năng sưu tầm,bảo quản và nghiên cứu khai thác di sản Hán Nôm Việt Nam—nguồn tài liệu gốc đặc biệt có giátrị mà bất cứ ai muốn nghiên cứu tìm hiểu về con người và xã hội Việt Nam trong lịch sử đềuphải tìm đọc. Theo thống kê gần đây, Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện đang lưu giữ trên 20.000 đầu sáchHán Nôm (trong đó có tài liệu Nôm của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, ...), hơn 48.000 đơn vị thácbản văn khắc Hán Nôm (trong đó có những thác bản văn bia của dân tộc Champa) như bia đá,chuông đồng, khánh, biển gỗ, ... từ thời Lý thế kỷ XI đến thời Nguyễn thế kỷ XX). Hàng nămViện Nghiên cứu Hán Nôm đều có kế hoạch cử cán bộ tới các địa phương khác nhau trong cảnước để sưu tầm tài liệu Hán Nôm, do vậy những thông tin về trữ lượng tài liệu ở đây khôngphải là con số bất biến, mà nó thay đổi theo từng năm. Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Hán Nômcũng đang lưu giữ khoảng 20.000 đơn vị ván khắc Hán Nôm, trên 23.000 đơn vị sách, tạp chí vàcác loại tư liệu tham khảo (in bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác như Anh, Pháp, Trung vàNga).ThờiĐạiMới▪Số5▪Tháng7/2005 2 Là nơi lưu giữ nguồn tài liệu gốc đặc biệt có giá trị như đã đề cập đến ở trên, Viện Nghiêncứu Hán Nôm được xem là một trung tâm bảo tồn và nghiên cứu khai thác di sản Hán Nôm lớnnhất trong cả nước. Tuy nhiên cũng có những tư liệu Hán Nôm hiện đang được lưu giữ ở các cơquan khác ngoài Viện Nghiên cứu Hán Nôm, như: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Thư viện Quốcgia, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Viện Sử học, Thư viện Viện Văn học, v.v. vàmột số thư viện khác trong cả nước. Trong kho tàng di sản Hán Nôm Việt Nam, thì tài liệu chữ Nôm chỉ chiếm một phân sốkhiêm tốn, theo thống kê gần đây của chúng tôi, thì hiện nay tài liệu chữ Nôm do Viện Nghiêncứu Hán Nôm quản lý có 1.559 cuốn sách đóng rời, trong đó ký hiệu AB có 595 cuốn, ký hiệuVNb có 192 cuốn, ký hiệu VNv có 772 cuốn, bao gồm các loại sau: sách thuần Nôm, sách Hánxen Nôm và sách Hán diễn Nôm (xin tham khảo Thư mục sách Hán có Nôm ký hiệu Vt 69 vàThư mục sách Nôm ký hiệu Vv 837 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Chữ Nôm là một loại văn tự được xây dựng trên cơ sở sử dụng các ký hiệu văn tự Hán, đọctheo cách đọc Hán Việt, để ghi tiếng Việt. Đây là thành tựu văn hoá to lớn của người Việt, hiệndấu tích về chữ Nôm còn lưu lại ở rất nhiều tài liệu và rất đa dạng về hình thức, kiểu loại. Dấu tích chữ Nôm xưa nhất hiện còn là hai chữ “ông Hà” trên chuông chùa Vân Bản ở ĐồSơn1 (Hải Phòng), chuông này được khắc vào đời Lý Nhân Tông năm Bính Thìn (1076). Hiệnquả chuông này được giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ngoài ra còn phải kể tới 3 văn bảnthuần Nôm cổ nhất xuất hiện ở đời Trần, được chép trong cuốn Thiền tông bản hạnh, bản in nămCảnh Hưng thứ 6 (1745) là: Cư Trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, và Vịnh HoaYên tự phú. Sẽ là thiếu sót nếu không điểm qua giá trị của những tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu và thậtsự có giá trị như: Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa – cuốn từ điển Hán Việt cổ nhất xuất hiện trongkhoảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII,2 trong đó các mục từ chữ Hán được chú âm và giải thíchbằng tiếng Việt nhưng viết bằng chữ Nôm. Cuốn từ điển này đã cung cấp cho giới nghiên cứunói riêng và bạn đọc nói chung những kiến thức về ngữ âm học lịch sử tiếng Việt và các dạngchữ Nôm ở thời kỳ mà nó xuất hiện. Văn bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh xuấthiện vào khoảng cuối thế kỷ XV (theo Ts Hoàng Thị Ngọ) và được khắc in vào trước năm 1730,in lại từ một bản có trước đó. Đây là một văn bản cò ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo quản và khai thác di sản Hán Nôm Việt Nam thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số5▪Tháng7/2005 Số hoá để bảo quản và khai thác di sản Hán Nôm Việt Nam: triển vọng và thách thức Chu Tuyết Lan Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm Ngày 12-13 tháng 11 năm 2004 Thư viện Quốc gia Việt Nam – Hà Nội I. Trữ lượng tài liệu Nôm và Di sản Hán Nôm Việt Nam Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại cho các thế hệ ngày nay vàmai sau một di sản văn hoá vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, đó là di sản Hán Nôm, baogồm những thư tịch và tài liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Di sản văn hoá thành văn to lớnvà phong phú này đã phản ánh lịch sử và văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam trongsuốt quá trình dựng nước và giữ nước. Là hiện thân của nền văn hiến mấy ngàn năm, di sản HánNôm Việt Nam (bao gồm cả các tàng thư trong nước và nước ngoài) đã trở thành nguồn tư liệugốc đặc biệt có giá trị trong việc tìm hiểu về Việt Nam trong quá khứ. Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một Viện nghiên cứu chuyên ngành, có chức năng sưu tầm,bảo quản và nghiên cứu khai thác di sản Hán Nôm Việt Nam—nguồn tài liệu gốc đặc biệt có giátrị mà bất cứ ai muốn nghiên cứu tìm hiểu về con người và xã hội Việt Nam trong lịch sử đềuphải tìm đọc. Theo thống kê gần đây, Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện đang lưu giữ trên 20.000 đầu sáchHán Nôm (trong đó có tài liệu Nôm của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, ...), hơn 48.000 đơn vị thácbản văn khắc Hán Nôm (trong đó có những thác bản văn bia của dân tộc Champa) như bia đá,chuông đồng, khánh, biển gỗ, ... từ thời Lý thế kỷ XI đến thời Nguyễn thế kỷ XX). Hàng nămViện Nghiên cứu Hán Nôm đều có kế hoạch cử cán bộ tới các địa phương khác nhau trong cảnước để sưu tầm tài liệu Hán Nôm, do vậy những thông tin về trữ lượng tài liệu ở đây khôngphải là con số bất biến, mà nó thay đổi theo từng năm. Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Hán Nômcũng đang lưu giữ khoảng 20.000 đơn vị ván khắc Hán Nôm, trên 23.000 đơn vị sách, tạp chí vàcác loại tư liệu tham khảo (in bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác như Anh, Pháp, Trung vàNga).ThờiĐạiMới▪Số5▪Tháng7/2005 2 Là nơi lưu giữ nguồn tài liệu gốc đặc biệt có giá trị như đã đề cập đến ở trên, Viện Nghiêncứu Hán Nôm được xem là một trung tâm bảo tồn và nghiên cứu khai thác di sản Hán Nôm lớnnhất trong cả nước. Tuy nhiên cũng có những tư liệu Hán Nôm hiện đang được lưu giữ ở các cơquan khác ngoài Viện Nghiên cứu Hán Nôm, như: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Thư viện Quốcgia, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Viện Sử học, Thư viện Viện Văn học, v.v. vàmột số thư viện khác trong cả nước. Trong kho tàng di sản Hán Nôm Việt Nam, thì tài liệu chữ Nôm chỉ chiếm một phân sốkhiêm tốn, theo thống kê gần đây của chúng tôi, thì hiện nay tài liệu chữ Nôm do Viện Nghiêncứu Hán Nôm quản lý có 1.559 cuốn sách đóng rời, trong đó ký hiệu AB có 595 cuốn, ký hiệuVNb có 192 cuốn, ký hiệu VNv có 772 cuốn, bao gồm các loại sau: sách thuần Nôm, sách Hánxen Nôm và sách Hán diễn Nôm (xin tham khảo Thư mục sách Hán có Nôm ký hiệu Vt 69 vàThư mục sách Nôm ký hiệu Vv 837 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Chữ Nôm là một loại văn tự được xây dựng trên cơ sở sử dụng các ký hiệu văn tự Hán, đọctheo cách đọc Hán Việt, để ghi tiếng Việt. Đây là thành tựu văn hoá to lớn của người Việt, hiệndấu tích về chữ Nôm còn lưu lại ở rất nhiều tài liệu và rất đa dạng về hình thức, kiểu loại. Dấu tích chữ Nôm xưa nhất hiện còn là hai chữ “ông Hà” trên chuông chùa Vân Bản ở ĐồSơn1 (Hải Phòng), chuông này được khắc vào đời Lý Nhân Tông năm Bính Thìn (1076). Hiệnquả chuông này được giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ngoài ra còn phải kể tới 3 văn bảnthuần Nôm cổ nhất xuất hiện ở đời Trần, được chép trong cuốn Thiền tông bản hạnh, bản in nămCảnh Hưng thứ 6 (1745) là: Cư Trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, và Vịnh HoaYên tự phú. Sẽ là thiếu sót nếu không điểm qua giá trị của những tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu và thậtsự có giá trị như: Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa – cuốn từ điển Hán Việt cổ nhất xuất hiện trongkhoảng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII,2 trong đó các mục từ chữ Hán được chú âm và giải thíchbằng tiếng Việt nhưng viết bằng chữ Nôm. Cuốn từ điển này đã cung cấp cho giới nghiên cứunói riêng và bạn đọc nói chung những kiến thức về ngữ âm học lịch sử tiếng Việt và các dạngchữ Nôm ở thời kỳ mà nó xuất hiện. Văn bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh xuấthiện vào khoảng cuối thế kỷ XV (theo Ts Hoàng Thị Ngọ) và được khắc in vào trước năm 1730,in lại từ một bản có trước đó. Đây là một văn bản cò ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bào quản và khai thác tạp chí nghiên cứu chữ viết lịch sử văn hóa hán nôm việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 201 0 0
-
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 103 0 0 -
4 trang 72 0 0
-
1 trang 49 0 0
-
11 trang 47 0 0
-
26 trang 40 0 0
-
Hoàn cảnh ra đời và ảnh hưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng
2 trang 34 0 0 -
8 trang 33 0 0
-
11 trang 26 0 0
-
Tài liệu lịch sử: Lam Sơn thực lục
35 trang 24 0 0