Bảo tồn insitu các loài cây trồng nông nghiệp bao gồm cả bảo tồn trên đồng đất của nông dân (bảo tồn on farm) các giống địa phương cổ truyền với sự nhân giống tích cực bởi nông dân. Mục tiêu của bảo tồn insitu là động viên nông dân tuyển chọn và bảo tồn đa dạng sinh học các loại cây trồng vì lợi ích của nhân loại (Bhuwon Sthapit, Devra Jarvis, 2000). Bảo tồn in situ QGCT quan tâm đến việc duy trì quần thể của các loài trong điều kiện môi trường sống nơi xuất xứ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẢO TỒN IN SITU TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPB O T N IN SITU TÀI NGUYÊN DI TRUY N CÂY TR NG VI TNAM, TH C TR NG VÀ GI I PHÁP BẢO TỒN IN SITU TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN CÂY TRỒNG Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Lã Tuấn Nghĩa, Phạm Thị Sến, Vũ Văn Tùng, Vũ Linh Chi, Vũ Xuân Trường, Lưu Quang Huy. Summury: Because of the risk of plant genetic erosion is rapidly increasing, the insituconservation of genetic resources of native plants has became imperative. However to date, insituconservation of crop genetic resources in Vietnam have still not received adequate attention.Despite there were nearly 30 activities, implemented by 20 agencies with the participation ofabout 16,000 turns of local officials and farmers relating to in situ conservation of crop geneticresources, but no any program or activities has gained the full results of the 5 contents of on-farm conservation, and there are no conservation areas/ sites of which is maintained andsustained operation. In this context, the appreciation of the actual status, indicate the limitationsand reasons, which propose the approaches to promote conservation insitu crop geneticfoundations of our country is essential. Results of research, analysis and evaluation showedlimited cognitive capacity, along with lack of strategies, methods and appropriate policies shouldbe realistic yet mobilized the active participation of farmers, not yet promoted insitu conservationof crop genetic resources in our country. In the paper, some policy, administrative and technicalapproaches are also proposed. Keywords: In situ conservation, community, approaches, crop germplasm, the actual status.I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên di truyền cây trồng hay quĩ gen cây trồng( QGCT) có thể được bảo tồn insitu(nội vi hay tại chỗ, trong điều kiện tự nhiên nơi phát sinh/ sinh sống của nguồn gen) và exsitu(ngoại vi hay chuyển chỗ, tại nơi khác với nơi xuất sứ/ sinh sống của nguồn gen). Bảo tồn insitu các loài cây trồng nông nghiệp bao gồm cả bảo tồn trên đồng đất của nôngdân (bảo tồn on farm) các giống địa phương cổ truyền với sự nhân giống tích cực bởi nông dân.Mục tiêu của bảo tồn insitu là động viên nông dân tuyển chọn và bảo tồn đa dạng sinh học cácloại cây trồng vì lợi ích của nhân loại (Bhuwon Sthapit, Devra Jarvis, 2000). Bảo tồn in situQGCT quan tâm đến việc duy trì quần thể của các loài trong điều kiện môi trường sống nơi xuấtxứ, ví như cộng đồng các loài hoang dại, hoặc trên đồng ruộng của nông dân như một bộ phậncấu thành của hệ sinh thái nông nghiệp (Bush, 1995; Bellon et al., 1997). Bảo tồn in situ cónhững tiềm năng sau đây: (1) bảo tồn quá trình thích nghi của các giống địa phương với môitrường sống của chúng, (2) bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ - hệ sinh thái, loài và trongloài, (3) cải thiện sinh kế của nông dân, (4) duy trì hoặc gia tăng sự tiếp cận và quản lý của nôngdân đối với nguồn tài nguyên di truyền thực vật của họ, (5) gắn kết nông dân với mạng lưới tàinguyên di truyền thực vật quốc gia và cuốn hút nông dân tham gia trực tiếp vào quá trình bổ sunggiá trị nguồn gen, và (6) gắn kết cộng đồng nông dân với ngân hàng gen trong việc bảo tồn và sửdụng nguồn gen. Bảo tồn in situ cho phép các nguồn gen và tri thức bản địa được sử dụng, pháttriển và biến đổi, (7) Các điểm bảo tồn nội vi là địa bàn lý tưởng cho việc nghiên cứu các quátrình liên quan đến sự tiến hóa của cây trồng, như dòng chảy của gen và cho việc nghiên cứu xâydựng các kỹ thuật canh tác bền vững. Như vậy, bảo tồn in situ QGCT đem lại nhiều lợi ích trực tiếp cho cá nhân và cộng đồng(kinh tế xã hội, sinh thái và di truyền) hơn bảo tồn exsitu. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa cónước nào hoàn toàn thành công với phương pháp bảo tồn in situ đối với các loài cây trồng hàngnăm quan trọng. Thậm chí ở một vài nước như Ấn Độ, Trung Quốc các nhà khoa học vẫn chưathống nhất hoàn toàn với các phương pháp đã được Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc 1tế(IPGRI), nay là BIOVERSITY tổng kết đưa ra trên cở sở hàng loạt các dự án, đề tài được thựchiện trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở châu Á được tham gia vào một số dự ánnghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình bảo tồn in situ ở mức toàn cầu, và vùng từ nhữngnăm 90 của thế kỷ trước. Tuy vậy đến nay, bảo tồn in situ quỹ gen cây trồng ở nước ta vẫn chưađược quan tâm đúng mức và chưa có vùng/ điểm bảo tồn on farm nào được duy trì và hoạt độngbền vững (Phạm Thị Sến, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2009). Trong bối cảnh khí hậu toàn cầu không ngừng biến đổi bất lợi cho cuộc sống và sản xuấtnông nghiệp, nhu cầu sử dụng nguồn gen cây trồng bản địa ngày càng gia tăng vừa để đa dạng hóacây trồng, góp phần thích ứng BĐKH, tránh nguy cơ mất mùa đồng loạt, vừa ...