Danh mục

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong mối quan hệ với quyền riêng tư – Mấy vấn đề từ kinh nghiệm pháp luật nước ngoài và thực tiễn tại Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 784.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ các phân tích thực tiễn xung đột giữa quyền riêng tư, quyền về dữ liệu cá nhân với lợi ích chung của cộng đồng, bài viết "Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong mối quan hệ với quyền riêng tư – Mấy vấn đề từ kinh nghiệm pháp luật nước ngoài và thực tiễn tại Việt Nam" làm rõ mối tương quan giữa bảo vệ dữ liệu cá nhân với quyền riêng tư, từ đó dự kiến những hướng phát triển của bảo vệ quyền riêng tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong mối quan hệ với quyền riêng tư – Mấy vấn đề từ kinh nghiệm pháp luật nước ngoài và thực tiễn tại Việt Namvệ dữ liệu cá nhân đối với con người, bất kể là người nổi tiếng hay không. Tác động của cách BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI QUYỀN RIÊNG TƯ – MẤY VẤN ĐỀ TỪ KINH NGHIỆMPHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Đoàn Thị Phương Diệp Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM TS. Dương Kim Thế Nguyên Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế TP.HCMTóm tắtQuyền được bảo vệ về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, được gọi chung làQuyền riêng tư, là quyền nhân thân quan trọng của mỗi cá nhân sống trong một xã hội vănminh. Về lịch sử quyền riêng tư của cá nhân là chế định có lịch sử lâu đời trong pháp luật quốctế và pháp luật các quốc gia. Tuy nhiên, quyền riêng tư truyền thống dường như không còn đủsức bao quát để bảo vệ các cá nhân trước nguy cơ bị lộ lọt dữ liệu cá nhân trong bối cảnh pháttriển mạnh mẽ của nền kinh tế số. Chính vì vậy, chế định bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được xâydựng bên cạnh quyền riêng tư truyền thống để tạo nên tấm khiêng bảo vệ các cá nhân trướccác hành vi xâm hại. Từcác phân tích thực tiễn xung đột giữa quyền riêng tư, quyền về dữ liệucá nhân với lợi ích chung của cộng đồng, bài viết làm rõ mối tương quan giữa bảo vệ dữ liệucá nhân với quyền riêng tư, từ đó dự kiến những hướng phát triển cửa bảo vệ quyền riêng tư.Từ khóa: quyền riêng tư, dữ liệu cá nhân, lợi ích cộng đồng1. Đặt vấn đềTại Việt Nam, quyền được bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đã đượcnhắc tới từ lâu và là một trong các quyền nhân thân quan trọng của cá nhân được quy định bởiLuật Dân sự (Điều 38 Bộ luật dân sự). Hình thành muộn hơn, dưới những ảnh hưởng tiêu cựccực việc khai thác dữ liệu cá nhân từ các tổ chức, cá nhân, xâm phạm đến quyền riêng tư màgần đây quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân mới được ghi nhận tại Nghyi5 định 13/2023/NĐ- 50CP. Có thể thấy người làm luật Việt Nam đã nhận thức tốt hơn vai trò quan trọng của việc bảovệ dữ liệu cá nhân đối với con người, bất kể là người nổi tiếng hay không. Tác động của cáchmạng công nghiệp 4.0 với chuyển đổi số được tiến hành mạnh mẽ trên khắp mọi lĩnh vực đãcho thấy sự khai thác tràn lan, thiếu kiểm soát đối với dữ liệu cá nhân sẽ tác động đến quyềnnhân thân của chủ thể dữ liệu. Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư, bí mật cá nhân được đặt trướcnhững thách thức mang tính quyết định giữa việc tăng cường sự bảo vệ hay cần cân nhắc xemxét các lợi ích công, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh.Bài viết này hướng tới việc làm rõ: (1) Khái niệm tổng quát về bảo vệ dữ liệu cá nhân trongmối quan hệ vệ với bảo vệ quyền riêng tư; (2) Mối quan hệ giữa quyền riêng tư và bảo vệ dữliệu cá nhân góc nhìn pháp luật nước ngoài; (3) Mối quan hệ giữa bảo vệ dữ liệu cá nhân vớibảo vệ quyền riêng tư (4) Nhận định những tác động đến doanh nghiệp khi thực thi pháp luậtvề bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.2. Khái niệm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân Quyền được bảo vệ về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong thông lệpháp luật quốc tế được gọi một cách chung nhất và ngắn gọn là quyền riêng tư (Privacy rights).Quyền riêng tư được ghi trong điều 12 của Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người (UDHR-Universal Declaration of Human rights), điều 17 trong Công ước quốc tế về các quyền dân sựvà chính trị (ICCPR- International Covenance on Civil and Political Rights) và điều 16 củaCông ước về quyền trẻ em (CRC- Convention on the Rights of the Child). Tại các quốc giakhác nhau. Quyền này cũng được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp vàtrong các văn bản pháp luật về nhân quyền. Ở Pháp, quyền riêng tư được ghi nhận lần đầu tiên không phải bởi Hiến pháp 1958 màbởi một án lệ được ban hành vào năm 1977 bởi Hội đồng bảo hiến, án lệ liên quan đến việcxem xét tính hợp hiến của một điều luật cho phép khám xét phương tiện giao thông cá nhântrên cơ sở xem xét sự vi phạm quyền tự do cá nhân mà theo đó thì ô tô, theo cụm từ của PierreKayser, là chỗ ngồi di động của đời sống riêng tư. Trong khi đó tại Điều 13 Hiến pháp NhậtBản quy định “Mọi người dân phải được tôn trọng với tư cách cá nhân. Quyền sống, quyền tựdo và quyền mưu cầu hạnh phúc của họ, trong chừng mực mà quyền đó không ảnh hưởng đếnphúc lợi công cộng, là quyền được xem xét tối cao trong pháp luật và trong các công việc kháccủa chính phủ”. Quy định này được các tác giả giải thích một cách đồng thuận rằng đây là cơsở pháp lý gián tiếp cho quyền riêng tư của cá nhân. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: