Thông tin tài liệu:
Bài viết dựa trên khuôn khổ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính của OECD và Ngân hàng thế giới để đánh giá hiện trạng tại Việt Nam. Theo đó, có 5 khía cạnh của Chế độ bảo vệ người tiêu dùng tài chính hợp lý bao gồm: Khuôn khổ trao quyền và giám sát lập pháp; Tiết lộ và bảo vệ thông tin; Đối xử công bằng với người tiêu dùng tài chính; Giải quyết khiếu nại và Hiểu biết tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ người tiêu dùng tài chính Việt Nam - nhìn nhận từ khuôn khổ pháp lý
BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM - NHÌN NHẬN TỪ
KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ
ThS Tiêu Thị Thanh Hoa, ThS Nguyễn Thị Tường Tâm - Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
Tóm tắt
Bài viết dựa trên khuôn khổ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính của OECD và Ngân
hàng thế giới để đánh giá hiện trạng tại Việt Nam. Theo đó, có 5 khía cạnh của Chế độ bảo vệ
người tiêu dùng tài chính hợp lý bao gồm: Khuôn khổ trao quyền và giám sát lập pháp; Tiết lộ
và bảo vệ thông tin; Đối xử công bằng với người tiêu dùng tài chính; Giải quyết khiến nại và
Hiểu biết tài chính. Qua việc xem xét mức độ áp dụng so với các nguyên tắc và thông lệ quốc tế,
bài viết cho thấy rằng về cơ bản Việt Nam đã hình thành khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng
tài chính. Tuy nhiên, còn có những hạn chế nhất định như chưa có luật chuyên biệt cũng như
tham chiếu các luật khác dành cho hoạt động này. Bên cạnh đó thiếu một đơn vị giám sát chuyên
trách chịu trách nhiệm chính và đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan đến người tiêu dùng tài
chính. Cuối cùng, mức độ hiểu biết của người dân về tài chính còn khá thấp vì chưa có cơ chế và
chương trình giáo dục phù hợp. Vì vậy, để hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài
chính, cần phải hoàn thiện về luật định để đảm bảo có những quy định chuyên sâu và cụ thể bảo
vệ người tiêu dùng tài chính. Ngoài ra, Việt Nam có thể tham khảo “Mô hình giám sát tài chính
chia sẽ” trong đó cơ quan quản lý tài chính là cơ quan giám sát việc bảo vệ người tiêu dùng tài
chính cùng với sự phối hợp với một số cơ quan khác. Đồng thời, chú trọng việc giáo dục tài chính
để nâng cao sự hiểu biết nhằm nâng cao mức độ tiếp cận và sử dụng tài chính trong dân chúng.
Từ khóa: tiêu dùng tài chính, bảo vệ người tiêu dùng, hiểu biết tài chính
Abstract
The paper is based on the legal framework for financial consumer protection of the OECD
and the World Bank to assess the current situation in Vietnam. Accordingly, there are five aspects
of a sound financial consumer protection regime. They are Legislative Empowerment and
Supervisory Framework, Disclosure and protection of information, Fair treatment of financial
consumers, Complaints and Redress, and Financial Literacy. By examining the application
compared to international principles and practices, the article shows that Vietnam has formed a
legal framework to protect financial consumers. However, there are certain limitations as no
specific law and reference to other regulations for this activity. In addition, there is a lack of a
specialized supervisory unit with the responsibility and focal point for solving problems related
to financial consumers. Finally, the people's understanding of finance is still low because there
is no appropriate educational mechanism and program. Therefore, it is necessary to improve the
legislation to perfect the legal framework to protect financial consumers. That ensures in-depth
and specific regulations to protect financial consumers. In addition, Vietnam can refer to the
Integrated Sectoral Financial Sector Authority Model in which the financial regulator is the
organization that oversees the protection of financial consumers in coordination with several
other agencies. At the same time, Vietnam needs to focus on financial education to improve
understanding to increase access and consume financial services of the population.
190
Key words: financial consumer, financial consumer protection, financial literacy
1. Sự cần thiết bảo vệ người tiêu dùng tài chính
Sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng là mối quan tâm của các cơ quan quản lý vì nó
không chỉ để bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hành vi gian lận mà còn vì việc đó được coi là hợp
lý và đạo đức (Harvey và Parry, 1992). Ngoài lý do đạo đức, còn có những lý do kinh tế để điều
chỉnh các tổ chức tài chính và thị trường. Một vấn đề quan trọng liên quan đến việc thiết lập các
quy tắc thông tin thích hợp để người tiêu dùng có thể đưa ra các quyết định sáng suốt (Howells,
2005). Thông tin không đầy đủ và các hành vi gian lận có thể dẫn đến xói mòn niềm tin của người
tiêu dùng, dẫn đến việc ít tham gia hơn vào lĩnh vực tài chính (Cartwright, 2001; 2004).
Nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng tài chính trở nên quan trọng hơn khi thị trường tài chính
trở nên phức tạp và các sản phẩm và giao dịch tài chính kéo theo những hậu quả tài chính lâu dài
và nghiêm trọng (Micklitz, 2010). Sự gia tăng quyền tự chủ của người tiêu dùng trong các thị
trường tài chính phức tạp có thể là một nguyên nhân gây ra cảnh báo khi người tiêu dùng có xu
hướng tiêu dùng phổ biến và thiếu khả năng nhận thức để đưa ra các quyết định tài chính đúng
đắn (Campbell, 2011). Trong trường hợp không có các quy định về bảo vệ người tiêu dùng tài
chính, đặc điểm hành vi của người tiêu dùng cùng với sự phức tạp của các sản phẩm tài chính
khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc giao dịch, đặc biệt là đối với những người đến từ
nhóm người nghèo và thu nhập thấp. Do đó, quy định về bảo vệ người tiêu dùng là hợp lý vì nó
có thể góp phần tạo ra sự công bằng khi mà quyền thương lượng trên thị trường là bất bình đẳng
(Cartwright 2001).
Như vậy, rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng bảo vệ người tiêu dùng tài chính
là điều cần thiết không chỉ cho bản thân người tiêu dùng mà còn cho sự phát triển lành mạnh của
thị trường tài chính. Người tiêu dùng là một nhân tố cực kỳ quan trọng của thị trường nhưng lại
ở vị trí bất lợi hơn trong việc tiếp cận thông tin và sử dụng sản phẩm khi nó ngày càng phức tạp.
Vì vậy, họ có thể đối mặt với rủi ro thậm chí thiệt hại trong mối quan hệ với tổ chức cung cấp
dịch vụ tài chính nếu không được bảo vệ tốt. Điều này có thể làm giảm mức độ tham gia vào thị
trường tài chính của người tiêu dùng và kìm hãm thị trường phát triển. Do đó, người tiêu dùng
tài chính cần ...