Barnett Newman là một họa sĩ tiên phong trong trào lưu tranh Trừu tượng, tranh Động tác hay tranh Nền màu của thế giới thập niên 50 - 60. Tranh của ông kỳ lạ chỉ có những đường vạch hay những nét sổ dọc trên một nền màu chung, song chứa đựng ý nghĩa nhân văn to lớn, khiến người xem phải rung động bởi vẻ huyền bí, độc đáo. Họa sĩ sinh ngày 29 tháng giêng năm 1905 tại Manhattan, New York Mỹ, là anh cả của một gia BARNETT đình bốn anh em người Do thái gốc Nga....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BARNETT NEWMAN VỚI NHỮNG BỨC TRANH VẠCH HUYỀN BÍ
BARNETT NEWMAN VỚI
NHỮNG BỨC TRANH VẠCH
HUYỀN BÍ
Barnett Newman là một họa sĩ tiên phong trong
trào lưu tranh Trừu tượng, tranh Động tác hay
tranh Nền màu của thế giới thập niên 50 - 60.
Tranh của ông kỳ lạ chỉ có những đường vạch hay
những nét sổ dọc trên một nền màu chung, song
chứa đựng ý nghĩa nhân văn to lớn, khiến người
xem phải rung động bởi vẻ huyền bí, độc đáo.
Họa sĩ sinh ngày 29 tháng giêng năm 1905 tại
Manhattan, New York Mỹ, là anh cả của một gia
BARNETT đình bốn anh em người Do thái gốc Nga. Ông đã
NEWMAN - tiếng có nhiều tuyệt tác như Genesis - Chúa sáng tạo ra
nói của lửa thế giới, năm 1946, Onement - Cứu thế, 1948,
Covenant - Lời hứa, 1949, Abraham 1949, Phút
cuối tĩnh lặng 1949, Eva 1950, Joshua 1950, Vir Heroicus Sublimis
1950 - 1951, Adam 1951 - 1952, Phúc âm 1954, Uriel - ánh sáng của
chúa, 1954, Via Dolorosa - Những cảnh trên đường cây thánh giá qua,
1958 - 1966, Tiếng nói của lửa 1967, Ai ngại màu đỏ, vàng và xanh lơ,
1967 - 1970, ánh sáng của Anna 1968, Jericho 1968 - 1969,...
Những năm đầu đến với nghệ thuật, Newman hoạt động phê bình chủ
yếu hơn là vẽ. Ông chỉ chính thức trở thành họa sĩ sau đại thế chiến hai,
cùng thời với các họa sĩ như Mark Rothko (1903 - 1970), Adolph
Gottlieb (1903 - 1974), Clyffiord (1904 - 1980) và Jackson Pollock
(1912 - 1956). Ông đã là người đầu tiên phản bác phong cách truyền
thống định sẵn, và đề cao sự tự do ngẫu hứng, góp phần tạo lên trào lưu
Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng. Sau một thời gian phê bình nghệ thuật
và viết catalogue, ông đã vẽ được nhiều tranh trừu tượng nổi tiếng, với
khổ lớn tạo một sự chuyển biến nổi bật nhất trong hội họa thế kỷ 20.
Newman là một họa sĩ rất kỳ lạ. Ông không giữ lại các sáng tác hồi trẻ.
Bức tranh đầu tiên mà mọi người biết tới cũng là bức tranh khi ông đã
40 tuổi Và trong cả cuộc đời ông chỉ sáng tác 120 bức tranh và triển
lãm sáu lần. Đến 60 tuổi, ông mới được xem là họa sĩ hàng đầu của
Mỹ.
Đa số tranh đều có một hoặc nhiều vạch thẳng hoặc gần thẳng trên nền
màu acrylic hay sơn dầu. Sau khi vẽ nền, họa sĩ che đi từng phần của
bức tranh và vẽ lên đó những cái vạch. Tuy nhiên, ở các sáng tác ban
đầu, thì đó không phải là những nét vạch, như trong bức tranh Phúc
lành năm 1944, đó là các đường tròn, hình vòng kiềng màu cam, vàng,
lam, dương và trên nền không đồng nhất ghi đen và nâu nhạt; đến bức
tranh Hai cạnh năm 1948 đã chuyển sang là hai kẻ vạch đứng trên nền
thống nhất hơn màu nâu sậm rồi nhạt dần từ trái sang phải. Cùng năm
bức tranh Cứu thế I đã có nền đồng nhất và với một đường vạch thẳng
tắp thanh thoát. Tranh nhiều khi vô đề, tên thường được đặt sau khi vẽ
khá lâu và theo những câu chuyện huyền bí của người Do thái với chủ
đề thiên hùng ca miêu tả sự sống, con người, thiên nhiên, cái chết và bi
kịch. Năm 1948, ông đã có triển lãm riêng đầu tiên tại gallery Betty
Parson.
Trong các bức tranh ấn tượng của ông, đặc sắc hơn cả là bức tranh ánh
sáng của Anna tưởng nhớ thân mẫu họa sĩ năm 1965 và là tác phẩm lớn
nhất cao 2,7 mét rộng 8,5 mét. Kế đó là bức tranh Vir Heroicus
Sublimis cao 2,4 mét rộng 5,4 mét, và nhỏ nhất là bức tranh Hoang dã
năm 1950 cao 2,4 mét rộng gần bốn centimét. Bức tranh Joshua và
Jericho năm 1969 là hai bức tranh hình tam giác duy nhất có nền đen và
một vạch đỏ tươi. Tương tự, bức tranh Tiếng nói của lửa là bức tranh
đắt nhất, vào năm 1989 đã được gallery quốc gia Canada mua với giá
1,8 triệu đô la; tranh gồm một sọc đỏ trên nền màu xanh lơ. Điều thú vị
là nó rất giống với lá cờ của ngành Kỹ thuật quân sự Canada. Năm
1996, Nhà in Đại học Toronto đã in một cuốn sách cùng tên viết về
những cuộc tranh luận ghê gớm quanh bức tranh đắt giá này.
Cuối đời họa sĩ còn vẽ tranh trên nhiều chất liệu và hình dạng mà nổi
bật là bức tranh hình tam giác Chartres năm 1969. ông cũng thôi dùng
màu dầu mà dùng xít acrylic để vẽ tranh. Ngoài ra, ông còn tạc tượng.
Năm 1963, ông đã có bức tượng Tháp Obelisk gồm hai kim tự tháp
chồng lên nhau và là kiệt tác lớn nhất trong sáu tác phẩm điêu khắc của
ông. Do bức tượng khá đắt nên người ta chỉ dám sao lại và một bản sao
đang được đặt tại bảo tàng Mỹ thuật hiện đại New York, quảng trường
Đỏ đại học Washington ở Seatle và nhà thờ Rothko ở Houston.
Tranh vạch của Newman là một điều bí ẩn của mỹ thuật Mỹ. Để hiểu
được tác phẩm cần biết rằng, vẽ với những người Do Thái cũng là một
tội lỗi. Theo điều răn thứ hai trong 10 điều răn dạy của Đức chúa, thì
khi hoàng tử Moses, lên núi Sinai anh đã được tiếp diện Đức chúa và
được Người giao cho trọng trách lãnh đạo Ai Cập đi theo đạo Thiên
chúa, Người đã căn răn 10 điều và trong đó điều thứ hai là không được
vẽ lại những hình ảnh nào ở trên trời, dưới đất, dưới nước. Dĩ nhiên
trong 2.000 năm qua, ...