Bất bình đẳng và ảnh hưởng tới thu nhập bình quân đầu người tại Thái Lan và một số bài học cho Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 335.09 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới thu nhập bình quân đầu người tại Thái Lan trong giai đoạn 1990 đến 2017. Qua phân tích định lượng qua mô hình phân phối trễ tự hồi quy, kết quả nghiên cứu cho rằng chưa có bằng chứng tác động của bất bình đẳng thu nhập tới thu nhập bình quân đầu người trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy vậy, có tác động tiêu cực của độ mở thương mại đến thu nhập bình quân đầu người trong dài hạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bất bình đẳng và ảnh hưởng tới thu nhập bình quân đầu người tại Thái Lan và một số bài học cho Việt Nam BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI TẠI THÁI LAN VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nguyễn Văn Chiến1 1. Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một, email: chiennv@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới thunhập bình quân đầu người tại Thái Lan trong giai đoạn 1990 đến 2017. Qua phân tích địnhlượng qua mô hình phân phối trễ tự hồi quy, kết quả nghiên cứu cho rằng chưa có bằng chứngtác động của bất bình đẳng thu nhập tới thu nhập bình quân đầu người trong ngắn hạn vàdài hạn. Tuy vậy, có tác động tiêu cực của độ mở thương mại đến thu nhập bình quân đầungười trong dài hạn. Từ khóa: bất bình đẳng, thu nhập, tăng trưởng.1. LỜI GIỚI THIỆU Thế giới đang đứng trước sự thay đổi vô cùng to lớn mang lại cơ hội phát triển kinh tếcho các nền kinh tế, nhưng đồng thời đảm bảo phát triển bền vững. Tại các nền kinh tế pháttriển, không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp trong khả năng tạo ra việc làm, tạo ra sản lượngtrong nền kinh tế và qua đó nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Do đó, theo đuổi các chínhsách nâng cao thu nhập bình quân đầu người thường nằm trong các chương trình nghị sự hàngnăm mà Chính phủ các nước đưa ra, như một chỉ tiêu thể hiện sự cam kết theo đuổi của đấtnước trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy vậy, phát triển kinh tế kéo theo sự gia tăng bất bình đẳng, đặc biệt là tình trạng bấtbình đẳng trong thu nhập và dẫn tới xuất hiện tình trạng đói nghèo, ảnh hưởng tới khả năng tiếpcận các dịch vụ cơ bản trong cuộc sống. Thực vậy, người nghèo khó có khả năng tiếp cận dịchvụ như y tế, giáo dục, dịch vụ công khác so với người giàu, do đó họ khó có cơ hội nâng cao trithức và sử dụng tri thức cho phát triển kinh tế và thoát nghèo. Do đó, mục tiêu mang lại cơ hộiphát triển kinh tế như nhau cho mọi tầng lớp trong xã hội là yêu cầu cấp thiết hướng tới pháttriển bền vững, cụ thể là Chính phủ các nước có giải pháp phù hợp giúp cho người dân có khảnăng tiếp cận dịch vụ, việc làm, gia tăng phát triển kinh tế và từ đó giảm bất bình đẳng thunhập, là mục tiêu thiết yếu, nhìn xa hơn là đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập bình quân đầu ngườiđã được thực hiện bởi một số tác giả và cho kết quả tương đối đa dạng. Tuy vậy, hầu hết cácnghiên cứu đều khẳng định tác động tích cực, thể hiện rằng khi tạo ra sự bình đẳng tiếp cận thunhập có thể mang lại lợi ích tích cực cho nền kinh tế như gia tăng thu nhập bình quân đầu người;ngược lại, khi bất bình đẳng thu nhập tăng lên làm giảm bất bình đẳng thu nập, như là một tínhiệu tiêu cực của bất bình đẳng đến thu nhập (Mdingi và Ho, 2021; Shin, 2012). 4552. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Mdingi và Ho (2021) cho rằng bất bình đẳng thu nhập đến từ sự khác biệt trong trình độphát triển kinh tế, phát triển công nghệ, bất ổn chính trị - xã hội, tỷ lệ tiết kiệm, thị trường tíndụng, và thể chế. Do đó, bằng các kênh truyền dẫn khác nhau có thể hình thành mối quan hệbất bình đẳng và tăng trưởng có thể là tiêu cực, tích cực hoặc không thể kết luận. Do đó, Mdingivà Ho (2021) khẳng định còn nhiều tranh cãi khác nhau của các học giả về mối quan hệ bấtbình đẳng thu nhập và tăng trưởng. Điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội từng quốcgia, đặc biệt yếu tố văn hóa, thể chế có ảnh hưởng tới tiếp cận dịch vụ công, khả năng cải thiệntình trạng bất bình đẳng và sự phát triển kinh tế. Shin (2012) cho rằng bất bình đẳng thu nhậpdần đến sự chênh lệch trong phân phối thu nhập và khoảng cách giàu nghèo. Trường hợp cácnước Đông Á có mức tăng trưởng kinh tế cao, nhưng tình trạng bất bình đẳng giảm, theo Shin(2012) do các nước này có tỉ lệ tiết kiệm cao và tính hiệu quả của các chính sách an sinh xã hộitại khu vực Đông Á được phát huy do đó các quốc gia này có thể kiểm soát được tình trạng bấtbình đẳng ở ngưỡng phù hợp. Tuy vậy, Shin (2012) cho rằng các quốc gia Nam Mỹ đã gặpnhiều vấn đề về xã hội khi bất bình đẳng thu nhập tăng lên và ngày càng trở nên nghiêm trọnghơn, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và những suy thoái trong thời gian gần đây. Điều nàycho thấy mối quan hệ bất bình đẳng và tăng trưởng là phức tạp và không giống như như trườnghợp Đông Á và Nam Mỹ. Tuy vậy, tại các nước công nghiệp phát triển, dường như có tác độngtích cực của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Để kiểm nghiệm lại, Shin (2012)thực hiện đánh giá và cho rằng có khả năng xảy ra cả hai trường hợp, bất bình đẳng cao hơnlàm chậm tăng trưởng trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế và có thể khuyến khích tăng trưởngở trạng thái gần như ổn định. Hơn nữa, phân phối lại thu nhập không phải lúc nào cũng giảm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bất bình đẳng và ảnh hưởng tới thu nhập bình quân đầu người tại Thái Lan và một số bài học cho Việt Nam BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI TẠI THÁI LAN VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nguyễn Văn Chiến1 1. Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một, email: chiennv@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới thunhập bình quân đầu người tại Thái Lan trong giai đoạn 1990 đến 2017. Qua phân tích địnhlượng qua mô hình phân phối trễ tự hồi quy, kết quả nghiên cứu cho rằng chưa có bằng chứngtác động của bất bình đẳng thu nhập tới thu nhập bình quân đầu người trong ngắn hạn vàdài hạn. Tuy vậy, có tác động tiêu cực của độ mở thương mại đến thu nhập bình quân đầungười trong dài hạn. Từ khóa: bất bình đẳng, thu nhập, tăng trưởng.1. LỜI GIỚI THIỆU Thế giới đang đứng trước sự thay đổi vô cùng to lớn mang lại cơ hội phát triển kinh tếcho các nền kinh tế, nhưng đồng thời đảm bảo phát triển bền vững. Tại các nền kinh tế pháttriển, không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp trong khả năng tạo ra việc làm, tạo ra sản lượngtrong nền kinh tế và qua đó nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Do đó, theo đuổi các chínhsách nâng cao thu nhập bình quân đầu người thường nằm trong các chương trình nghị sự hàngnăm mà Chính phủ các nước đưa ra, như một chỉ tiêu thể hiện sự cam kết theo đuổi của đấtnước trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy vậy, phát triển kinh tế kéo theo sự gia tăng bất bình đẳng, đặc biệt là tình trạng bấtbình đẳng trong thu nhập và dẫn tới xuất hiện tình trạng đói nghèo, ảnh hưởng tới khả năng tiếpcận các dịch vụ cơ bản trong cuộc sống. Thực vậy, người nghèo khó có khả năng tiếp cận dịchvụ như y tế, giáo dục, dịch vụ công khác so với người giàu, do đó họ khó có cơ hội nâng cao trithức và sử dụng tri thức cho phát triển kinh tế và thoát nghèo. Do đó, mục tiêu mang lại cơ hộiphát triển kinh tế như nhau cho mọi tầng lớp trong xã hội là yêu cầu cấp thiết hướng tới pháttriển bền vững, cụ thể là Chính phủ các nước có giải pháp phù hợp giúp cho người dân có khảnăng tiếp cận dịch vụ, việc làm, gia tăng phát triển kinh tế và từ đó giảm bất bình đẳng thunhập, là mục tiêu thiết yếu, nhìn xa hơn là đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Nghiên cứu mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập bình quân đầu ngườiđã được thực hiện bởi một số tác giả và cho kết quả tương đối đa dạng. Tuy vậy, hầu hết cácnghiên cứu đều khẳng định tác động tích cực, thể hiện rằng khi tạo ra sự bình đẳng tiếp cận thunhập có thể mang lại lợi ích tích cực cho nền kinh tế như gia tăng thu nhập bình quân đầu người;ngược lại, khi bất bình đẳng thu nhập tăng lên làm giảm bất bình đẳng thu nập, như là một tínhiệu tiêu cực của bất bình đẳng đến thu nhập (Mdingi và Ho, 2021; Shin, 2012). 4552. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Mdingi và Ho (2021) cho rằng bất bình đẳng thu nhập đến từ sự khác biệt trong trình độphát triển kinh tế, phát triển công nghệ, bất ổn chính trị - xã hội, tỷ lệ tiết kiệm, thị trường tíndụng, và thể chế. Do đó, bằng các kênh truyền dẫn khác nhau có thể hình thành mối quan hệbất bình đẳng và tăng trưởng có thể là tiêu cực, tích cực hoặc không thể kết luận. Do đó, Mdingivà Ho (2021) khẳng định còn nhiều tranh cãi khác nhau của các học giả về mối quan hệ bấtbình đẳng thu nhập và tăng trưởng. Điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội từng quốcgia, đặc biệt yếu tố văn hóa, thể chế có ảnh hưởng tới tiếp cận dịch vụ công, khả năng cải thiệntình trạng bất bình đẳng và sự phát triển kinh tế. Shin (2012) cho rằng bất bình đẳng thu nhậpdần đến sự chênh lệch trong phân phối thu nhập và khoảng cách giàu nghèo. Trường hợp cácnước Đông Á có mức tăng trưởng kinh tế cao, nhưng tình trạng bất bình đẳng giảm, theo Shin(2012) do các nước này có tỉ lệ tiết kiệm cao và tính hiệu quả của các chính sách an sinh xã hộitại khu vực Đông Á được phát huy do đó các quốc gia này có thể kiểm soát được tình trạng bấtbình đẳng ở ngưỡng phù hợp. Tuy vậy, Shin (2012) cho rằng các quốc gia Nam Mỹ đã gặpnhiều vấn đề về xã hội khi bất bình đẳng thu nhập tăng lên và ngày càng trở nên nghiêm trọnghơn, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và những suy thoái trong thời gian gần đây. Điều nàycho thấy mối quan hệ bất bình đẳng và tăng trưởng là phức tạp và không giống như như trườnghợp Đông Á và Nam Mỹ. Tuy vậy, tại các nước công nghiệp phát triển, dường như có tác độngtích cực của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Để kiểm nghiệm lại, Shin (2012)thực hiện đánh giá và cho rằng có khả năng xảy ra cả hai trường hợp, bất bình đẳng cao hơnlàm chậm tăng trưởng trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế và có thể khuyến khích tăng trưởngở trạng thái gần như ổn định. Hơn nữa, phân phối lại thu nhập không phải lúc nào cũng giảm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thu nhập bình quân đầu người Bất bình đẳng Bất bình đẳng thu nhập Thu nhập bình quân đầu người tại Thái Lan An sinh xã hộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 154 0 0
-
8 trang 133 0 0
-
Quan điểm của Minh Mạng về an sinh xã hội và việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 trang 110 0 0 -
13 trang 104 0 0
-
13 trang 83 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 trang 76 0 0 -
Chất lượng sống của người cao tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh
13 trang 47 0 0 -
Ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô - Kinh tế Việt Nam năm 2009: Phần 2
141 trang 43 0 0 -
Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình
9 trang 42 0 0 -
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ở Việt Nam
8 trang 42 0 0