![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 2)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 199.57 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ các kháng nguyên protein Các kháng nguyên protein của vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể sẽ bị bắt giữ bởi các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp và sau đó được tập trung vào các cơ quan lympho ngoại vi là nơi các đáp ứng miễn dịch được bắt đầu (hình 8.2).Các vi sinh vật thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da (do tiếp xúc hay sây sát), qua đường tiêu hoá (do nuốt vào), và qua đường hô hấp (do hít vào). (Một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 2) BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 2) Các tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ các kháng nguyên protein Các kháng nguyên protein của vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể sẽ bị bắt giữbởi các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp và sau đó được tập trungvào các cơ quan lympho ngoại vi là nơi các đáp ứng miễn dịch được bắt đầu (hình8.2). Các vi sinh vật thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da (do tiếp xúc hay sâysát), qua đường tiêu hoá (do nuốt vào), và qua đường hô hấp (do hít vào). (Một sốvi sinh vật có thể do các côn trùng tiêm vào cơ thể rồi vào vòng tuần hoàn khichúng đốt hoặc cắn). Toàn bộ các mặt giáp ranh giữ cơ thể và môi trường bên ngoài được chephủ bởi hệ thống các biểu mô liên tục có chức năng như một hàng rào sinh lý bảovệ chống lại nhiễm trùng. Các biểu mô có chứa một quần thể các tế bào trình diện kháng nguyênchuyên nghiệp thuộc dòng các tế bào có tua giống như các tế bào có mặt ở nhữngvùng giầu tế bào T của các cơ quan lympho ngoại vi cũng như ở hầu hết các cơquan khác, tuy nhiên với số lượng ít hơn (hình 8.3). Ở da, các tế bào có tua của biểu bì da được gọi là các tế bào Langerhans.Các tế bào có tua này của biểu bì được cho là “chưa chuyên nghiệp” vì chúngkhông có khả năng kích thích các tế bào lympho T. Các tế bào có tua bắt giữ cáckháng nguyên của vi sinh vật xâm nhập qua biểu mô bằng các hình thức như thựcbào (phagocytosis) đối với một số kháng nguyên hữu hình và ẩm bào (pinocytosis)đối với các kháng nguyên hòa tan (hình 8.4). Các tế bào này bộc lộ các thụ thể trênbề mặt để giúp chúng có khả năng bám vào các vi sinh vật. Một trong số nhữngthụ thể ấy nhận diện các gốc đường mannose ở đầu tận cùng của các phân tửglycoprotein, một dạng đặc tính cấu trúc đặc biệt chỉ có ở glycoprotein của cácsinh vật chứ không có ở glycoprotein của động vật có vú. Khi các đại thực bào vàcác tế bào biểu mô ở các mô chạm trán với các vi sinh vật thì các tế bào này sẽ đápứng lại bằng cách tiết ra các cytokine ví dụ như yếu tố hoại tử u (tumor necrosisfactor – viết tắt là TNF) và interleukin-1 (IL-1). Việc sản xuất các cytokine này làmột phần của đáp ứng miễn dịch tự nhiên chống lại các vi sinh vật (xem chương3). TNF và IL-1 tác động lên các tế bào có tua của biểu mô đã bắt giữ các khángnguyên của vi sinh vật làm cho các tế bào có tua ấy vo tròn lại và mất tính bámdính vào biểu mô. Lúc này các tế bào có tua ấy đã sẵn sàng rời khỏi biểu mô vớigói hành lý chính là các kháng nguyên. Các tế bào có tua còn có các thụ thể trên bề mặt dành cho nhóm cáccytokine hóa hướng động (gọi là các chemokine) thường được tạo ra ở nhữngvùng giầu tế bào T của hạch lympho. Các chemokine này định hướng các tế bào có tua đã thoát ra khỏi biểu môđể di chuyển vào các mạch lympho tới các hạch lympho tiếp nhận dịch lympho từkhu vực biểu mô đó (hình 3-4). Trong quá trình di chuyển, các tế bào có tua trưởng thành dần lên theohướng chuyên nghiệp hoá từ các tế bào mới chỉ có khả năng bắt giữ kháng nguyênthành tế bào trình diện kháng nguyên có thêm khả năng kích thích các tế bàolympho T. Sự trưởng thành này thể hiện ở chỗ có sự tăng cường tổng hợp và bộc lộmột cách ổn định các phân tử MHC làm nhiệm vụ phô bầy kháng nguyên cho cáctế bào T cùng các phân tử đồng kích thích cần thiết cho đáp ứng của tế bào T đượcđầy đủ nhất (sẽ mô tả chi tết hơn ở phần sau của chương này). Sự trưởng thành củacác tế bào có tua được cho là một đáp ứng đối vởi các sản phẩm của vi sinh vật màcác tế bào này gặp phải. Nếu một vi sinh vật phá vỡ được biểu mô và xâm nhập được vào mô liênkết hoặc các cơ quan ngay tại nơi đó thì nó có thể bị bắt giữ bởi các tế bào có tuachưa trưởng thành có mặt ở những cơ quan này và sau đó nó cũng được vậnchuyển về các hạch lympho. Các kháng nguyên hòa tan ở trong dịch lympho được thâu nạp bởi các tếbào có tua cư trú trong các hạch lympho, các kháng nguyên được vận chuyển theomáu thì về cơ bản cũng được thâu nạp theo cách tương tự bởi các tế bào có tua củalách.Hình 8.2: Bắt giữ và trình diện các kháng nguyên của vi sinh vật
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 2) BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 2) Các tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ các kháng nguyên protein Các kháng nguyên protein của vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể sẽ bị bắt giữbởi các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp và sau đó được tập trungvào các cơ quan lympho ngoại vi là nơi các đáp ứng miễn dịch được bắt đầu (hình8.2). Các vi sinh vật thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da (do tiếp xúc hay sâysát), qua đường tiêu hoá (do nuốt vào), và qua đường hô hấp (do hít vào). (Một sốvi sinh vật có thể do các côn trùng tiêm vào cơ thể rồi vào vòng tuần hoàn khichúng đốt hoặc cắn). Toàn bộ các mặt giáp ranh giữ cơ thể và môi trường bên ngoài được chephủ bởi hệ thống các biểu mô liên tục có chức năng như một hàng rào sinh lý bảovệ chống lại nhiễm trùng. Các biểu mô có chứa một quần thể các tế bào trình diện kháng nguyênchuyên nghiệp thuộc dòng các tế bào có tua giống như các tế bào có mặt ở nhữngvùng giầu tế bào T của các cơ quan lympho ngoại vi cũng như ở hầu hết các cơquan khác, tuy nhiên với số lượng ít hơn (hình 8.3). Ở da, các tế bào có tua của biểu bì da được gọi là các tế bào Langerhans.Các tế bào có tua này của biểu bì được cho là “chưa chuyên nghiệp” vì chúngkhông có khả năng kích thích các tế bào lympho T. Các tế bào có tua bắt giữ cáckháng nguyên của vi sinh vật xâm nhập qua biểu mô bằng các hình thức như thựcbào (phagocytosis) đối với một số kháng nguyên hữu hình và ẩm bào (pinocytosis)đối với các kháng nguyên hòa tan (hình 8.4). Các tế bào này bộc lộ các thụ thể trênbề mặt để giúp chúng có khả năng bám vào các vi sinh vật. Một trong số nhữngthụ thể ấy nhận diện các gốc đường mannose ở đầu tận cùng của các phân tửglycoprotein, một dạng đặc tính cấu trúc đặc biệt chỉ có ở glycoprotein của cácsinh vật chứ không có ở glycoprotein của động vật có vú. Khi các đại thực bào vàcác tế bào biểu mô ở các mô chạm trán với các vi sinh vật thì các tế bào này sẽ đápứng lại bằng cách tiết ra các cytokine ví dụ như yếu tố hoại tử u (tumor necrosisfactor – viết tắt là TNF) và interleukin-1 (IL-1). Việc sản xuất các cytokine này làmột phần của đáp ứng miễn dịch tự nhiên chống lại các vi sinh vật (xem chương3). TNF và IL-1 tác động lên các tế bào có tua của biểu mô đã bắt giữ các khángnguyên của vi sinh vật làm cho các tế bào có tua ấy vo tròn lại và mất tính bámdính vào biểu mô. Lúc này các tế bào có tua ấy đã sẵn sàng rời khỏi biểu mô vớigói hành lý chính là các kháng nguyên. Các tế bào có tua còn có các thụ thể trên bề mặt dành cho nhóm cáccytokine hóa hướng động (gọi là các chemokine) thường được tạo ra ở nhữngvùng giầu tế bào T của hạch lympho. Các chemokine này định hướng các tế bào có tua đã thoát ra khỏi biểu môđể di chuyển vào các mạch lympho tới các hạch lympho tiếp nhận dịch lympho từkhu vực biểu mô đó (hình 3-4). Trong quá trình di chuyển, các tế bào có tua trưởng thành dần lên theohướng chuyên nghiệp hoá từ các tế bào mới chỉ có khả năng bắt giữ kháng nguyênthành tế bào trình diện kháng nguyên có thêm khả năng kích thích các tế bàolympho T. Sự trưởng thành này thể hiện ở chỗ có sự tăng cường tổng hợp và bộc lộmột cách ổn định các phân tử MHC làm nhiệm vụ phô bầy kháng nguyên cho cáctế bào T cùng các phân tử đồng kích thích cần thiết cho đáp ứng của tế bào T đượcđầy đủ nhất (sẽ mô tả chi tết hơn ở phần sau của chương này). Sự trưởng thành củacác tế bào có tua được cho là một đáp ứng đối vởi các sản phẩm của vi sinh vật màcác tế bào này gặp phải. Nếu một vi sinh vật phá vỡ được biểu mô và xâm nhập được vào mô liênkết hoặc các cơ quan ngay tại nơi đó thì nó có thể bị bắt giữ bởi các tế bào có tuachưa trưởng thành có mặt ở những cơ quan này và sau đó nó cũng được vậnchuyển về các hạch lympho. Các kháng nguyên hòa tan ở trong dịch lympho được thâu nạp bởi các tếbào có tua cư trú trong các hạch lympho, các kháng nguyên được vận chuyển theomáu thì về cơ bản cũng được thâu nạp theo cách tương tự bởi các tế bào có tua củalách.Hình 8.2: Bắt giữ và trình diện các kháng nguyên của vi sinh vật
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình diện kháng nguyên bài giảng miễn dịch học y học cơ sở kiến thức bệnh học giáo trình miễn dịchTài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 194 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 79 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 62 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 43 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 41 0 0 -
21 trang 37 0 0
-
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 35 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 35 0 0 -
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 35 0 0 -
5 trang 34 0 0