Bảy bước đến thành công CHƯƠNG V (B) KHÉO DÙNG TIẾNG VIỆT
TÌM TIẾNG THẬT ĐÚNG
Chắc các bạn còn nhớ Giả Đảo, một nhà sư đời Đường cưỡi lừa đi thăm bạn, vừa đi vừa nghĩ được hai câu thơ: Điểu túc trì biên thọ, Tăng xao nguyệt hạ môn. nghĩa là: Chim đậu cây bến nước, Sư gõ cửa dưới trăng. Nhưng, Giả Đảo lưỡng lự không biết nên hạ tiếng “thôi” là đẩy hay tiếng “xao” là gõ, cho nên vừa đi vừa đưa một tay ra gõ rồi lại đẩy, mà không để ý đến xe của Hàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảy bước đến thành công CHƯƠNG V (B)
Bảy bước đến thành công
CHƯƠNG V (B)
KHÉO DÙNG TIẾNG VIỆT
TÌM TIẾNG THẬT ĐÚNG
Chắc các bạn còn nhớ Giả Đảo, một nhà sư đời Đường cưỡi lừa đi thăm bạn, vừa
đi vừa nghĩ được hai câu thơ:
Điểu túc trì biên thọ,
Tăng xao nguyệt hạ môn.
nghĩa là:
Chim đậu cây bến nước,
Sư gõ cửa dưới trăng.
Nhưng, Giả Đảo lưỡng lự không biết nên hạ tiếng “thôi” là đẩy hay tiếng “xao” là
gõ, cho nên vừa đi vừa đưa một tay ra gõ rồi lại đẩy, mà không để ý đến xe của
Hàn Dũ đi qua. Hàn Dũ, một danh sĩ và một đại thần đương thời, thấy vậy, sai lính
lại hỏi, biết chuyện rồi khuyên hạ tiếng “xao”. Hai người quen nhau từ đó, và hai
tiếng “thôi xao” đã được dùng để chỉ sự lựa chữ, sự đẽo gọt câu văn.
Lần khác, Giả Đảo làm được hai câu thơ:
Độc hành đàm để ảnh,
Sác tức thụ biên thân[1].
nghĩa là:
Đi một mình, bóng chiếu xuống đáy đầm.
Thỉnh thoảng dựa thân cây mà thở than.
mà phải than:
Nhị cú tam niên đắc,
Ngâm thành, song lệ lưu[2].
Tri âm như bất thưởng,
Qui ngoạ cố sơn thu.
Nghĩa là:
Ba năm mới làm được hai câu thơ,
Ngâm xong, hai dòng lệ chảy xuống.
Bạn tri âm nếu không thưởng thức,
Thì đành về nằm ở nơi ẩn cũ, trong núi.
Ba năm mới làm được hai câu thơ bình thường đó thì cũng quá, chả trách người
đời chê Giả Đảo là quái đản cuồng vọng. Gọt đẽo câu văn đến như vậy thì không
nên, nhưng trong khi viết, cũng nên nhớ lời sau này của Gustave Flaubert khuyên
học trò của ông là Guy de Maupassant (cả hai đều là danh sĩ ở Pháp, đều ở trong
phái tả chân và nổi tiếng về tài dùng chữ rất đúng):
“Dù người ta muốn nói điều gì đi nữa, cũng chỉ có một tiếng để diễn điều đó thôi,
chỉ có một động từ để làm cho điều đó hoá ra có sinh khí và mỗi một tĩnh từ để tả
nó. Cần phải kiếm được tiếng đó, động từ đó, tĩnh từ đó và đừng lấy làm mãn ý
khi mới kiếm được những tiếng tương tự”.
Những lời khuyên dưới này giúp bạn tìm tiếng đúng.
1. Lựa một tiếng cụ thể.
Trừ những khi phải nói đến cái gì trừu tượng như: triết lý, tiến hoá, văn minh, văn
hóa… còn thì phải rán kiếm những tiếng gợi những hình ảnh như vẽ ra trước mắt
độc giả, làm cho họ như trông thấy, nghe thấy, ngửi, rờ, nếm được. Như vậy họ
mới hiểu rõ, thưởng thức được tư tưởng của bạn.
Những thí dụ dưới đây chỉ cho bạn thấy tài dùng chữ của vài thi sĩ và văn sĩ:
- Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
- Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.
- Sương in mặt, tuyết pha thân
Sen vàng lững thững như gần như xa.
- Sè sè nắm đất bên đàng
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
- Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Những câu đó đều của Nguyễn Du: thực là “thi trung hữu hoạ”.
Những chữ sắp xiên đó chính là những nét vẽ tuyệt diệu.
Lại như đoạn sau này nữa:
“Đứa trẻ sợ hãi quá, dúm cả hai chân hai tay lại như một con mãn sắp bị quăng
xuống mặt đất”.
(Nguyễn Tuân)
“Chàng gà trọi đứng thẳng người, hai cái cẳng chân cứng và lẳn như hai thanh sắt,
phủ đầy những vẩy lớn sắc vàng bóng. Đôi bắp thịt đùi chắc nịch, gân lên những
thịt… Đầu chàng to và hung dữ như một chiếc nắm đấm. Cái cổ bạnh và hai bắp
đùi để lộ ra. Da chàng đỏ găng, đỏ hắt, đỏ tía, đỏ bóng như có quét một lớp sơn
thẳm”.
(Tô Hoài)
“Cái mặt của thị Nở thật là một sự mỉa mai của Hoá công; nó ngắn đến nổi người
ta có thể tưởng tượng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má lại hóp vào, mới thật là
tai hại: má phính phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn… Cái mũi thì
vừa ngắn lại vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen
lấn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi. Có lẽ cố quá cho
nên chúng nứt nở như rạn ra. Đã thế, thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dầy được bồi
thêm một lần; cũng may quyết trầu quánh lại, che được cái màu thịt trâu xám
ngoách. Đã thế, những cái răng rất to lại chìa ra…”.
(Nam Cao)
2. Đừng nói những tiếng mơ hồ.
Đừng gọi nhà ngân hàng là một lâu đài, và nếu bạn muốn nói tới chiếc xe thổ mộ
thì đừng dùng tiếng “xe ngựa”.
3. Đừng nói ở chung quanh hay nói quá.
Con mèo thì gọi là con mèo, đừng kêu là “ông Kẹ của loài chuột”. Lối tả người ăn
mày và người bù nhìn của Lê Thánh Tôn bây giờ không hợp thời nữa.
4. Đừng dùng những tiếng sáo.
Có những tiếng mới dùng thì rất khéo, rất lạ, nhưng về sau nhiều người dùng quá,
thành ra sáo, như: kim ô, vầng ngọc thố… Phải tránh những tiếng đó.
5. Phân biệt những tiếng lóng và những tiếng thanh nhã.
Trên kia tôi đã chỉ một vài tiếng lóng. Bất kỳ nghề nào cũng có những tiếng ấy.
Nghề lái xe vận tải có những tiếng: “gió lớn” (có nhiều khách), “bị c ò mổ” (bị lính
phạt).
Nghề buôn bán có tiếng “nhảy dù” (buôn lậu). Trong giới học sinh có tiếng “trúng
tủ”, “đánh phép”… Không thể nào diệt những tiếng đó được hết. Chẳng những
vậy, có nhiều tiếng được mọi người dùng, thành tiếng thông thường, mất tính cách
lóng đi, như tiếng “nhậu”, mới đầu là một tiếng lóng của bọn say sưa, bây giờ đã
được văn nhân, thi sĩ dùng rồi. Nhờ vậy dụng ngữ của ta mới mỗi n ...