Bê tông hóa nông thôn và sự suy giảm dịch vụ sinh thái
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 999.76 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tìm hiểu về vai trò của hệ sinh thái nông nghiệp trong nông nghiệp bền vững; kiên cố hóa nội đồng trong xây dựng nông thôn mới và các vấn đề liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái; đề xuất một số biện pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bê tông hóa nông thôn và sự suy giảm dịch vụ sinh thái BÊ TÔNG HÓA NÔNG THÔN VÀ SỰ SUY GIẢM DỊCH VỤ SINH THÁI TS.Nguyễn Thị Thu Hà và TS.Nông Hữu Dƣơng35 1. Đặt vấn đề 1.1. Dịch vụ sinh thái Dịch vụ hệ sinh thái bao gồm đa dạng sinh học, dự trữ carbon, tài nguyên đất, nước và các địa lý cảnh quan là những thành tố không thể thiếu với sự sống của loài người trên trái đất [1]. Chúng cung cấp đồ dùng, lương thực và các nhiều dịch vụ khác cho con người như vật chất thô, nước, đất, thụ phấn, hay điều tiết quy luật của sâu hại và dịch bệnh. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, chúng ta đã không đánh giá được tầm quan trọng của các dịch vụ sịnh thái này để có chiến lược bảo tồn và khai thác bền vững. Đến nay, các nhà khoa học đã ước tính được rằng nông nghiệp bền vững và bảo vệ rừng đúng đắn có thể đem lại lợi ích kinh tế lên đến 2 ngàn tỷ USD mỗi năm [1]. Sự “lãng quên” này đã phải trả giá bằng sự biến mất của 60% quần thể động vật trên trái đất chỉ riêng từ những năm 70s của thế kỷ 20, nhiều quần thể động vật khác ở trong tình trạng cận kề với nguy cơ tuyệt chủng; cũng như sự sụt giảm đa dạng tới 75% của các loài côn trùng trong 27 năm qua do công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp – sử dụng vô tội vạ thuốc trừ sâu bệnh trong suốt nhiều năm qua. 1.2. Vai trò của hệ sinh thái nông nghiệp trong nông nghiệp bền vững Theo FAO [2], diện tích đất nông nghiệp trên thế giới vào khoảng 4.870.000 ngàn hecta, tương đương khoảng 37,5% tổng diện tích bề mặt lục địa toàn cầu. Hệ sinh thái nông nghiệp vì vậy có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với tư cách là những “nhà sản xuất” mà còn là “người tiêu thụ” của các dịch vụ hệ sinh thái [3]. Tuy nhiên, việc gia tăng cấp số nhân Dấu chân sinh thái do các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vòng 25 năm gần đây thực sự là vấn đề hết sức quan ngại [4], với ước tính mất mát đang dạng sinh học tới 70% với hệ sinh thái nước ngọt và 50% với hệ sinh thái trên cạn. Đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được coi là nòng cốt cho các giải pháp tăng sức sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng của sản phẩm, nhưng với giá trị sản xuất cao hơn và ít phụ thuộc vào đầu từ từ bên ngoai hệ thống (hệ sinh thái). Điều này hoàn toàn trái ngược với nền nông nghiệp hiện đại với đầu tư cao chúng ta đang thấy hiện nay, nơi năng suất tăng nhờ việc tối giản hóa cảnh quan tự nhiên hay tăng chuyên canh để dễ dàng cơ giới hóa sản xuất. Việc này làm suy giảm nơi cư trứ tự nhiên của nhiều hệ sinh vật có ích, đặc biệt trong điều tiết khống chế sâu hại theo sinh học tự nhiên [3, 5]. 35 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 67 Hình 1. Ảnh hưởng của canh tác nông nghiệp và quản lý cảnh quan tới luân chuyển dòng dịch vụ và phi dịch vụ sinh thái đi vào và ra khỏi hệ sinh thái NN [3] Từ xưa, các hệ sinh thái nông nghiệp chỉ được coi là nguồn vật chất sơ cấp cho các dịch vụ dự phòng, nhưng hiện nay vai trò của chúng với các hệ sinh thái khác là không thể thiếu và được nhịn nhận đúng mức [6]. Dưới tác động quản lý/canh tác hợp lý của con người, hệ sinh thái trong các hệ thống nông nghiệp có thể cung cấp nguồn gen đa dạng trong quá trình chọn tạo giống trong tương lai, đảm bảo quá trình thụ phấn của cây trồng, điều tiết dịch hại, ổn định độ phì và chu trình trao đổi, tuần hoàn dinh dưỡng trong đất. Chúng cũng điều tiết quá trình phát thải khí nhà kinh, điều tiết và hạn chế nguồn phát sinh bệnh tật và điều hòa chất thải (nước và đất). 2. Kiên cố hóa nội đồng trong xây dựng NTM và các vấn đề liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái Sau 10 năm thực hiện nông thôn mới, tỷ lệ các xã có hệ thống đường trục thôn rải nhựa hoặc bê tông hóa rất cao, như đồng bằng sông Hồng đạt 99% [7]. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều hệ thống đường trục và kênh mương nội đồng đã được cứng hóa, bê tông hóa, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp của bà con. Hình 2. Cứng hóa đường nội đồng (Hải Hậu - trái) và kiên cố hóa kênh thủy lợi (Quảng Yên – phải) Việc triển khai tiêu chí: cứng hóa hệ thống đường giao thông nội đồng phải đạt 50% (tiêu chí 2) và kiên cố hóa kênh mương xã phải đạt 50% (tiêu chí 3) đã đem lại bộ mặt mới cho nhiều vùng nông thôn trên cả nước. Môi trường sạch sẽ hơn, việc đi lại, vận chuyển sản phẩm và vật tư nông nghiệp của bà con cũng thuận tiện hơn.Tuy nhiên, 68 việc này cũng có những tác động xấu không hề nhỏ đến cảnh quan tự nhiên, tính đa dạng và khả năng linh hoạt tự điều chỉnh của chính các hệ sinh thái nông nghiệp của chúng ta. Các cánh đồng sản xuất nông nghiệp vốn thưa cây xanh lớn che bóng, lại hay chuyên canh/thâm canh theo mùa vụ nhất định nên để thực hiện quá trình xây dựng đường và kênh mương, phần lớn các cây hay hệ thực vật tự nhiên đều được dọn sạch, nhường chỗ cho các công trình thi công mới. Với mùa hè nóng gay gắt, nhiệt độ hấp thụ và lưu giữ tại các cánh đồng này tăng lên đáng kể, gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như các hệ sinh vật còn lại. Nghiên cứu của Guan [8] cho thấy bề mặt nhựa và bê tông có nhiệt độ cao hơn gần 12-150C so với bề mặt cỏ và đất thông thường trong các ngày có nhiệt độ dao động từ 17-210C. Nếu diện tích bề mặt đường và tường bê tông càng lớn, chiều dài càng dài thì nhiệt tỏa ra vào bầu không khí cũng sẽ tăng lên gần 10C. Tại các quốc gia phát triển, cứng hóa đường nội đồng là cần thiết, song không phải là nhựa hóa hay bê tông hóa. Hình 3 dưới đây là 2 ví dụ về đường nội đồng và kênh thủy lợi tại Hà Lan và Kansas, Hoa Kỳ. Đường nội đồng có thể nói hết sức đơn giản, chỉ trên nền đất cứng, rải sỏi nhỏ, máy móc cơ giới và xe đạp hoàn toàn có thể vận hành bình thường. Hệ thống đường này cho phép hạn chế tối đa tích tụ dòng chảy bề mặt do khả năng hút nước cao, ít tác động đến biến đổi điều ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bê tông hóa nông thôn và sự suy giảm dịch vụ sinh thái BÊ TÔNG HÓA NÔNG THÔN VÀ SỰ SUY GIẢM DỊCH VỤ SINH THÁI TS.Nguyễn Thị Thu Hà và TS.Nông Hữu Dƣơng35 1. Đặt vấn đề 1.1. Dịch vụ sinh thái Dịch vụ hệ sinh thái bao gồm đa dạng sinh học, dự trữ carbon, tài nguyên đất, nước và các địa lý cảnh quan là những thành tố không thể thiếu với sự sống của loài người trên trái đất [1]. Chúng cung cấp đồ dùng, lương thực và các nhiều dịch vụ khác cho con người như vật chất thô, nước, đất, thụ phấn, hay điều tiết quy luật của sâu hại và dịch bệnh. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, chúng ta đã không đánh giá được tầm quan trọng của các dịch vụ sịnh thái này để có chiến lược bảo tồn và khai thác bền vững. Đến nay, các nhà khoa học đã ước tính được rằng nông nghiệp bền vững và bảo vệ rừng đúng đắn có thể đem lại lợi ích kinh tế lên đến 2 ngàn tỷ USD mỗi năm [1]. Sự “lãng quên” này đã phải trả giá bằng sự biến mất của 60% quần thể động vật trên trái đất chỉ riêng từ những năm 70s của thế kỷ 20, nhiều quần thể động vật khác ở trong tình trạng cận kề với nguy cơ tuyệt chủng; cũng như sự sụt giảm đa dạng tới 75% của các loài côn trùng trong 27 năm qua do công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp – sử dụng vô tội vạ thuốc trừ sâu bệnh trong suốt nhiều năm qua. 1.2. Vai trò của hệ sinh thái nông nghiệp trong nông nghiệp bền vững Theo FAO [2], diện tích đất nông nghiệp trên thế giới vào khoảng 4.870.000 ngàn hecta, tương đương khoảng 37,5% tổng diện tích bề mặt lục địa toàn cầu. Hệ sinh thái nông nghiệp vì vậy có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với tư cách là những “nhà sản xuất” mà còn là “người tiêu thụ” của các dịch vụ hệ sinh thái [3]. Tuy nhiên, việc gia tăng cấp số nhân Dấu chân sinh thái do các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vòng 25 năm gần đây thực sự là vấn đề hết sức quan ngại [4], với ước tính mất mát đang dạng sinh học tới 70% với hệ sinh thái nước ngọt và 50% với hệ sinh thái trên cạn. Đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được coi là nòng cốt cho các giải pháp tăng sức sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng của sản phẩm, nhưng với giá trị sản xuất cao hơn và ít phụ thuộc vào đầu từ từ bên ngoai hệ thống (hệ sinh thái). Điều này hoàn toàn trái ngược với nền nông nghiệp hiện đại với đầu tư cao chúng ta đang thấy hiện nay, nơi năng suất tăng nhờ việc tối giản hóa cảnh quan tự nhiên hay tăng chuyên canh để dễ dàng cơ giới hóa sản xuất. Việc này làm suy giảm nơi cư trứ tự nhiên của nhiều hệ sinh vật có ích, đặc biệt trong điều tiết khống chế sâu hại theo sinh học tự nhiên [3, 5]. 35 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 67 Hình 1. Ảnh hưởng của canh tác nông nghiệp và quản lý cảnh quan tới luân chuyển dòng dịch vụ và phi dịch vụ sinh thái đi vào và ra khỏi hệ sinh thái NN [3] Từ xưa, các hệ sinh thái nông nghiệp chỉ được coi là nguồn vật chất sơ cấp cho các dịch vụ dự phòng, nhưng hiện nay vai trò của chúng với các hệ sinh thái khác là không thể thiếu và được nhịn nhận đúng mức [6]. Dưới tác động quản lý/canh tác hợp lý của con người, hệ sinh thái trong các hệ thống nông nghiệp có thể cung cấp nguồn gen đa dạng trong quá trình chọn tạo giống trong tương lai, đảm bảo quá trình thụ phấn của cây trồng, điều tiết dịch hại, ổn định độ phì và chu trình trao đổi, tuần hoàn dinh dưỡng trong đất. Chúng cũng điều tiết quá trình phát thải khí nhà kinh, điều tiết và hạn chế nguồn phát sinh bệnh tật và điều hòa chất thải (nước và đất). 2. Kiên cố hóa nội đồng trong xây dựng NTM và các vấn đề liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái Sau 10 năm thực hiện nông thôn mới, tỷ lệ các xã có hệ thống đường trục thôn rải nhựa hoặc bê tông hóa rất cao, như đồng bằng sông Hồng đạt 99% [7]. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều hệ thống đường trục và kênh mương nội đồng đã được cứng hóa, bê tông hóa, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp của bà con. Hình 2. Cứng hóa đường nội đồng (Hải Hậu - trái) và kiên cố hóa kênh thủy lợi (Quảng Yên – phải) Việc triển khai tiêu chí: cứng hóa hệ thống đường giao thông nội đồng phải đạt 50% (tiêu chí 2) và kiên cố hóa kênh mương xã phải đạt 50% (tiêu chí 3) đã đem lại bộ mặt mới cho nhiều vùng nông thôn trên cả nước. Môi trường sạch sẽ hơn, việc đi lại, vận chuyển sản phẩm và vật tư nông nghiệp của bà con cũng thuận tiện hơn.Tuy nhiên, 68 việc này cũng có những tác động xấu không hề nhỏ đến cảnh quan tự nhiên, tính đa dạng và khả năng linh hoạt tự điều chỉnh của chính các hệ sinh thái nông nghiệp của chúng ta. Các cánh đồng sản xuất nông nghiệp vốn thưa cây xanh lớn che bóng, lại hay chuyên canh/thâm canh theo mùa vụ nhất định nên để thực hiện quá trình xây dựng đường và kênh mương, phần lớn các cây hay hệ thực vật tự nhiên đều được dọn sạch, nhường chỗ cho các công trình thi công mới. Với mùa hè nóng gay gắt, nhiệt độ hấp thụ và lưu giữ tại các cánh đồng này tăng lên đáng kể, gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như các hệ sinh vật còn lại. Nghiên cứu của Guan [8] cho thấy bề mặt nhựa và bê tông có nhiệt độ cao hơn gần 12-150C so với bề mặt cỏ và đất thông thường trong các ngày có nhiệt độ dao động từ 17-210C. Nếu diện tích bề mặt đường và tường bê tông càng lớn, chiều dài càng dài thì nhiệt tỏa ra vào bầu không khí cũng sẽ tăng lên gần 10C. Tại các quốc gia phát triển, cứng hóa đường nội đồng là cần thiết, song không phải là nhựa hóa hay bê tông hóa. Hình 3 dưới đây là 2 ví dụ về đường nội đồng và kênh thủy lợi tại Hà Lan và Kansas, Hoa Kỳ. Đường nội đồng có thể nói hết sức đơn giản, chỉ trên nền đất cứng, rải sỏi nhỏ, máy móc cơ giới và xe đạp hoàn toàn có thể vận hành bình thường. Hệ thống đường này cho phép hạn chế tối đa tích tụ dòng chảy bề mặt do khả năng hút nước cao, ít tác động đến biến đổi điều ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bê tông hóa nông thôn Suy giảm dịch vụ sinh thái Dịch vụ sinh thái Hệ sinh thái nông nghiệp Nông nghiệp bền vữngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sử dụng đất đai theo nông nghiệp bền vững
136 trang 71 0 0 -
78 trang 66 0 0
-
Bài tiểu luận: Hệ sinh thái nông nghiệp
24 trang 27 0 0 -
Giáo trình Sinh thái học ứng dụng: Phần 2
242 trang 26 0 0 -
Tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững
59 trang 25 0 0 -
Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững tại một số quốc gia trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam
18 trang 22 0 0 -
Tiểu luận: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá khả năng phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam
8 trang 19 0 0 -
Phát triển hệ sinh thái ở miền núi
134 trang 18 0 0 -
Cơ sở và ứng dụng Nông nghiệp bền vững
192 trang 18 0 0