Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững tại một số quốc gia trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững tại một số quốc gia trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững tại một số quốc gia trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam Lê Khánh Cường Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam với 64,26% dân số sống ở nông thôn (2019) và phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Vì vậy vấn đề phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp bền vững đáp ứng nhu cầu nông sản, nâng cao thu nhập cho người nông dân luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và là một trong những mục tiêu hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng mạnh theo xu hướng tiêu cực. Đối với nông nghiệp, phát triển bền vững đã trở thành xu thế mang tính tất yếu do nhu cầu về nông sản và vai trò của nông nghiệp ngày càng cao, trong khi nguồn lực tự nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt, do tác động của sự phát triển các ngành phi nông nghiệp và sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng ngày càng tiêu cực, do môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm. Do đó việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nong nghiệp bền vững tại một số quốc gia trên thế giới có thể giúp Việt Nam rút ra các bài học kinh nghiệm và tìm ra lối đi riêng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững - Khái niệm về phát triển: Phát triển là thuật ngữ có những cách hiểu khác nhau, tùy theo lĩnh vực của đối tượng được xem xét. Theo triết học, phát triển là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật, từ trình độ thấp lên trình độ cao. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy 238 vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ”. Phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nội lực có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng. Vì vậy, khái niệm về phát triển chỉ là sự nhận thức về thế giới khách quan để tìm ra các xu hướng vận động của các sự vật, hiện tượng khách quan, bao gồm cả thế giới tự nhiên, các lĩnh vực xã hội và tư duy. - Khái niệm nông nghiệp bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững: + Khái niệm về nông nghiệp bền vững: Nông nghiệp là ngành ra đời sớm nhất trong lịch sử. Theo tiến trình phát triển, ngành nông nghiệp đã và đang tồn tại nhiều mô hình nông nghiệp điển hình. Nghiên cứu về nông nghiệp dựa vào phương thức canh tác có thể phân thành những mô hình phát triển sau: (1) Mô hình sản xuất nông nghiệp nguyên thuỷ; (2) Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cổ truyền; (3) Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cải tiến; (4) Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghiệp hoá cao độ; (5) Mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững ở Việt Nam được chuyển ngữ từ 2 thuật ngữ tiếng Anh khác nhau: Permaculture và Sustainable agriculture. Nông nghiệp bền vững (permaculture) theo định nghĩa của Bill Mollison là: “một hệ thống, nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú trong thiên nhiên mà không liên tục huỷ diệt sự sống trên trái đất”. Nông nghiệp bền vững (sustainable agriculture) theo định nghĩa của từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững là: “Phương pháp trồng trọt và chăn nuôi dựa vào việc bón phân hữu cơ, bảo vệ đất màu, bảo vệ nước, hạn chế sâu bệnh bằng biện pháp sinh học và sử dụng ở mức ít nhất năng lượng hóa thạch không tái tạo”. + Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững: Để làm rõ về phát triển nông nghiệp bền vững, trước hết cần làm rõ nội hàm của thuật ngữ phát triển bền vững. 239 Phát triển bền vững là một khái niệm nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Phát triển xã hội đi đôi với phát triển kinh tế. Phấn đấu thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Trước mắt, tích cực xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân. Đảm bảo ổn định xã hội, ổn định đời sống, giữ vững an ninh quốc phòng. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển tài nguyên môi trường đi đôi với phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Bảo vệ tốt môi trường, ngăn ngừa và khắc phục các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Không ngừng làm giàu, tăng khối lượng, nâng cao chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên kinh tế và xã hội. Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững là tổng thể các hoạt động hướng đến bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và phát triển nguồn lực, tối thiểu hoá lãng phí để sản xuất một cách hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp, hạn chế tác hại môi trường, duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp. 2.2. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững 2.2.1. Quy hoạch và bố trí sử dụng các nguồn lực hợp lý cho nông nghiệp Nông nghiệp bền vững với các đặc trưng liên kết giữa hiện tại và tương lai trong đảm bảo nhu cầu nông sản và sử dụng hiệu quả nguồn lực. Vì vậy phát triển nông nghiệp bền vững cần một tầm nhìn chiến lược, lâu dài, ổn định, bền vững, không chạy theo lợi ích trước mắt, những cám dỗ của thị trường mà phá vỡ các giá trị cơ bản. Để đáp ứng yêu cầu đó, quy hoạch và bố trí sử dụng các n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển nông nghiệp bền vững Sản xuất nông nghiệp bền vững Nông nghiệp bền vững Nguồn lực trong nông nghiệp Tài nguyên đất đaiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất đai: Phần 1 - PGS. TS. Lê Quang Trí
106 trang 149 3 0 -
7 trang 115 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
209 trang 75 0 0 -
Sử dụng đất đai theo nông nghiệp bền vững
136 trang 71 0 0 -
Bài tiểu luận: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta
15 trang 52 0 0 -
19 trang 51 0 0
-
Đề cương chi tiết môn học: Quy hoạch sử dụng đất đai
5 trang 49 0 0 -
Tài nguyên đất và độ phì nhiêu của đất tỉnh Sơn La
9 trang 48 0 0 -
Phát huy hiệu quả tài nguyên đất đai phục vụ phát triển bền vững
16 trang 46 0 0 -
Chuyên đề: Quy hoạch sử dụng đất
11 trang 41 0 0 -
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Hướng phát triển nông nghiệp bền vững của Tuyên Quang
6 trang 39 0 0 -
Tiểu luận ' Độ phì, quản lý và nâng cao độ phì nhiêu đất '
30 trang 39 0 0 -
Ứng dụng mô hình tối ưu hóa đa mục tiêu trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
8 trang 35 0 0 -
Một số giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
9 trang 35 0 0 -
Hàm ý phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn hiện nay
8 trang 35 0 0 -
Nghiên cứu kinh tế phát triển - nông nghiệp: Phần 2
271 trang 33 0 0 -
Tổng quan về mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và đa dạng sinh học
7 trang 31 0 0 -
75 trang 29 0 0
-
Đề tài ' Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương '
51 trang 29 0 0 -
Hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững: Phần 2
254 trang 27 0 0