Danh mục

Bài tiểu luận: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta

Số trang: 15      Loại file: doc      Dung lượng: 125.00 KB      Lượt xem: 49      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực trạng và những vấn đề nảy sinh trong phát triển bền vững nông nghiệp, phân tích thực trạng trong phát triển bền vững nông nghiệp, giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn chính là áp dụng lý luận phát triển nông thôn bền vững vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là những nội dung chính trong bài tiểu luận "Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta                                 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1Tính cấp thiết      Ở bất cứ đất nuước nào, dù là nước nghèo hay nước giàu nông nghiệp đều có vị  trí  quan trọng. nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ  yếu của nền kinh tế   cung cấp   những sản phảm thiết yếu như  lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Trong quá  trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cấn được phát triển để  đáp  ứng nhu cầu ngày càng  tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội. vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về  lương thực và thực phẩm của xã hội phụ  thuộc rất nhiều vào sự  phát triển của nông   nghiệp.     Mặt khác, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là   công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.  Xã hội càng phát triển, thực phẩm nông sản  càng đa dạng, càng đòi hỏi phát triển nhiều ngành công nghiệ  chế  biến thực phẩm nông   sản. Quy mô, chất lượng, thời điểm cung cấp nguyên liệu từ  nông nghiệp quyết định  nhiều đến sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến.     Ở những nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,  nông nghiệp còn là nguồn tạo ra thu nhập về ngoại tệ.  tùy theo lợi thế so sánh của mình,  mỗi nước có thể xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản   phẩm công nghiệp để  có đầu tư  lại cho nông nghiệp và các ngành khác cuae nền kinh tế  quốc dân.  ở  Việt Nam, các nông sản như  gạo, cà phê thủy sản, cây ăn quả  nhiệt đới là   những nhóm hàng tạo ra ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế.    Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong   nước và ngoài nước mà còn cung cấp các yếu tố sẩn xuất như lao động và vốn cho các khu  vực kinh tế  khác. Sự  phát triển của ngành công nghiệp lệ  thuộc nhiều vào lực lược lao   động do khu vực nông thôn cung cấp. phần lớn lao động công nghiệp nhất là ở  các nước   đang phát triển đều từ  nông thôn. Sự  phát triển của nông nghiệp có  ảnh hưởng trực tiếp   hay gián tiếp đến khả năng đáp ứng về lao động cho các ngành khác đặc biệt là ngành công   nghiệp. việc chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp tùy thiuộc nhiều vào   tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ công nghiệp hóa của mỗi nước. quá trình công nghiệp   hóa đều cần sự đầu tư lớn về vốn. Với những nước đang phát triển, một phần đáng kể về  vốn đó phải do nông nghệp cung cấp. Sự cung cấp vốn từ nông nghiệp cho các ngành kinh  tế khác đều thông qua nhiều con đường như thuế  giá trị  gia tăng của nông nghiệp hay sự  thay thế các sản phẩm nhập khẩu của nông nghiệp.      Nông nghiệp còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm , dịch vụ của công nghiệp và các   ngành kinh tế khác.Vì thế,nông nghiệp là một trong những nhân tố bảo đảm cho các ngành   công nghiệp khác như công nghiệp hóa học, cơ  khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,   dịch vụ  sản xuất và đời sống phát triển. Sự  phát triển  ổn định của nông nghiệp đòi hỏi   phải cung cấp ổn định vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,máy móc nông cụ,cũng như  các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp như vải,xà phòng, đường….Ở hầu hết các nước nông   nghiệp , thị trường nông thôn thường là thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm trên.     Nông nghiệp còn có tác dụng giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ở  bất cứ nước  nào, sản xuất nông nghiệp cũng  gắn liền với việc sử dụng va quản lí các tài  nguyên thiên nhieen như đất, nước, rừng, thực vật, động vật và không khí. Một nền nông  nghiệp phát triển ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên còn phải góp phần giữ gìn, bảo  vệ  tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chống giảm cấp vệ  nguồn lực và mất đa dạng  sinh học. Hay nói cách khác, nông nghiệp là  ngành sản xuất có khả năng tái tạo tự nhiên .  Đó là yêú tố cơ bản cho sự phát triển một nền nông nghiệp ổn định và bền vững.     Xã hội càng phát triển vai trò của nông nghiệp càng được coi trọng. Ở các nước phát   triển, nông  nghiệp có tính đa chức năng. Chức năng cơ  bản của nông  nghiệp bao gồm   chức năng   kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và chính trị. Chức năng kinh tế  và môi   trường đã dược thảo luận  ở trên .Chức năng xã hội của nông nghiệp thể hiện ở chỗ đây là   sinh kế kiếm  sống của đại bộ phận cư dân nông thôn ,gắn với các truyền thống văn hóa   và xã hội của mỗi vùng miền. Chức năng văn hóa hóa vật thể và phi vật thể .Nông nghiệp  ổn định sẽ là nền tảng chính trị cho mỗi một quốc gia.       Ở  Việt Nam ,nền nông nghiệp chiếm vị  trí quan trọng. Các vai trò của nông nghiệp   được thảo luận được thể hiện khá rõ. Mặc dù ,tỉ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm dần  trong quá trình tăng trưởng nền kinh tế nhưng nông nghiệp vẫn là nền kinh tế  cơ  bản và  quan trọng của xã hội. Tỷ trọng GDP của nông ngiệp giảm từ 39,2% năm 1991 đến 33,6%  năm 1995 và 20,7% năm 2007 ( Tổng cục thống kê, 2007) . Nông nghiệp cung  cấp nông  sản thực phẩm để  cho 85 triệu dân và có thể  tới 100 triệu trong vòng 10 năm tới. Nông   nghiệp tạo việc làm và kế sinh cho 76,5% dân số, 13,7 triệu hộ nông dân , tạo ra 4,5 – 5,5   đô la Mỹ từ xuất khẩu ( Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2007).  1.2 Mục Tiêu Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững 1.2.1 Mục tiêu chung    Mục tiêu chiên lược của các nước nông nghiệp là xây dựng và phát triển một nên nông  nghiệp bền vững. Mục tiêu tổng quát đến năm 2015 là:  “xây dựng nền nông nghiệp toàn  diện, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hiện đại, bền vững, thân thiện với   môi trường; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống   nhân dân”. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể        Mục tiêu cụ  thể  đến năm 2015: Tạo sự  chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông   nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi  cơ  cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng, hiệu quả  sản xuất nông nghiệp theo   hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng giống mới, áp dụng tiến bộ  kỹ thuật và đẩy mạnh  cơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: