Danh mục

Hàm ý phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.00 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết là hàm ý các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn. Phương pháp sử dụng để hoàn thành bài viết là thống kê mô tả, diễn dịch – qui nạp và kế thừa có chọn lọc các bài viết của các tác giả đã đăng trên các phương tiện thông tin, trong đó tham chiếu bài viết của tác giả Phạm Hồng Tú với chủ đề “giải pháp phát triển thị trường bán lẻ”. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàm ý phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn hiện nay HÀM Ý PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY PGS.TS. Đào Duy Huân Tóm tắt: Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của trên 60 triệu dân cư nông thôn. Để phát triển thị trường bán lẻ này cần: gia tăng thu nhập bằng tiền của dân cư; phát triển nhu cầu của dân cư nông thôn; phát triển các chủ thể tham gia bán lẻ trên thị trường nông thôn; đặc biệt phát triển kết cấu hạ tầng bán lẻ trên địa bàn nông thôn; và tăng cường công tác quản lý phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn… Lời mở đầu: Thực tế, khu vực nông thôn hiện nay với khoảng 70% dân số sinh sống, chiếm trên 60% tổng GDP và có số lượng người tiêu dùng nhiều gấp hơn 2 lần khu vực thành thị. Số người có thu nhập trên 2,0 triệu đồng/tháng ngày càng tăng, đủ khả năng chi tiêu cho những vật dụng khác ngoài thực phẩm. Theo ước tính của chúng tôi, với đà tăng trưởng kinh tế trong tương lài, thì tại khu vực nông thôn sẽ có 98% hộ gia đình nông thôn sẵn sàng mua tivi, 95% có thể mua bếp điện, bếp gas, 40% có thể mua máy cassette/radio, 35% muốn mua tủ lạnh, 20% muốn mua máy vi tính, 10% muốn kết nối internet... Sự gia tăng nhu cầu mua của dân cư trên địa bàn nông thôn đã và đang mang lại cơ hội phát triển thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là về phương diện tổ chức thị trường, cung ứng hàng hóa, nên thị trường bán lẻ ở nông thôn hiện nay vẫn phát triển chậm và thiếu bền vững. Nhân hội thảo khoa học về thị trường bán lẽ do khoa quản trị kinh doanh tổ chức, chúng tôi, xin viết bài với chủ đề “Phát triển thị trường bán lẻ hàng hóa tiêu dùng ở nông thôn hiện nay”. Mục tiêu của bài viết là hàm ý các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn. Phương pháp sử dụng để hoàn thành bài viết là thống kê mô tả, diễn dịch – qui nạp và kế thừa có chọn lọc các bài viết của các tác giả đã đăng trên các phương tiện thông tin, trong đó tham chiếu bài viết của tác giả Phạm Hồng Tú với chủ đề “giải pháp phát triển thị trường bán lẻ”. 1. Vài nét khái quát về thị trường bán lẻ nông thôn Tuy cách diễn đạt có thể khác nhau, song thị trường là tổng thể các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Khái niệm này cũng đúng với thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, trong khái niệm thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng, ngoại diên đã được thu hẹp và nội hàm được 5 mở rộng hơn. Cụ thể, người bán là người bán lẻ, họ không chỉ bán hàng hóa mà còn cung cấp cho người người mua các dịch vụ hỗ trợ, bổ sung có liên quan đến hàng hóa; người mua là người tiêu dùng cuối cùng, họ không chỉ mua hàng hóa mà còn quan tâm đến cả dịch vụ do người bán cung cấp; hàng hóa cũng được xác định cụ thể là những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn có những đặc trưng cơ bản: Một, Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn có mức độ phân tán cao, qui mô nhỏ và mang đậm tính mùa vụ. Đặc trưng này gắn liền với điều kiện sản xuất, khả năng gia tăng thu nhập, cũng như đặc điểm phân bố và mật độ dân cư ở khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hai, Người bán lẻ hàng tiêu dùng trên thị trường nông thôn phổ biến chỉ có một cửa hàng bán lẻ duy nhất, qui mô nhỏ với các mặt hàng bán lẻ quan trọng là các mặt hàng lương thực - thực phẩm, may mặc, giầy dép, đồ gia dụng. Trong đó, những sản phẩm được đưa trực tiếp từ “đồng ruộng” hoặc từ “nơi” sản xuất của các hộ gia đình ra thị trường chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tính cá biệt cao của hàng hóa về qui cách, chất lượng sản phẩm, về giá thành sản xuất,… Số lượng hàng hóa nông sản và sản phẩm làng nghề có mức độ dao động lớn theo ngày, mùa, vụ. Ba, Quan hệ mua – bán trên thị trường bán lẻ ở nông thôn vẫn chủ yếu là quan hệ mua - bán hàng hóa. Các dịch vụ trong hoạt động bán lẻ yếu về chất và thiếu về lượng, đồng thời mang tính “tự phát” và “cá biệt” cao. Điều này, trước hết do năng lực cung cấp dịch vụ của người bán lẻ trên thị trường bị hạn chế. Các đối tượng tham gia hoạt động bán lẻ trên thị trường nông thôn thường chủ yếu là các hộ sản xuất trực tiếp bán lẻ và các hộ buôn bán nhỏ, hoạt động tương đối độc lập với nhau và thiếu tính chuyên nghiệp. Các điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật để thực hiện hoạt động bán lẻ của các đối tượng tham gia thị trường thường khá đơn giản. Thứ hai do thu nhập thấp, người tiêu dùng ở nông thôn thường quan tâm đến hàng hóa hóa hơn là các dịch vụ bán lẻ kèm theo. Vì vậy, chính người tiêu dùng cũng chưa tạo ra động lực cho người bán lẻ trên thị trường gia tăng cung ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: