Danh mục

Tiểu luận ' Độ phì, quản lý và nâng cao độ phì nhiêu đất '

Số trang: 30      Loại file: doc      Dung lượng: 366.00 KB      Lượt xem: 39      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 30,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận " độ phì, quản lý và nâng cao độ phì nhiêu đất "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận " Độ phì, quản lý và nâng cao độ phì nhiêu đất " …………..o0o………….. Tiểu Luận Độ phì, quản lý và nâng cao độ phì nhiêu đất Nguyễn Trọng Tuyển 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Trong sản xuất nông nghiệp đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Do vậy, lĩnh vực đánh giá tài nguyên đất rất được quan tâm nhằm đề ra các giải pháp sử dụng đất hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ nhất định. Việt Nam là nước 3/4 diện tích đất ở vùng đồi núi, có độ dốc cao, lượng mưa lớn (1800 - 2000mm/năm) tập trung vào 4 - 5 tháng mùa mưa với lượng mưa chiếm tới 80% tổng lượng mưa, thì hiện tượng xói mòn đất luôn xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng. Phải làm gì để đảm bảo lương thực cho khoảng 85 triệu dân như hiện nay, trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày một bị thu hẹp?, phải sử dụng đất như thế nào để có năng suất cây trồng cao nhất và bền vững Từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: 'Độ phì, quản lý và nâng cao độ phì nhiêu của đất' vì đây chính là cơ sở của một nền nông nghiệp bền vững Nguyễn Trọng Tuyển 2 Mục Lục PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................. 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 4 2.1. ĐỘ PHÌ? .................................................................................................. 4 2.1.1. Độ phì nhiêu của đất? ......................................................................... 4 2.1.2. Các dạng độ phì của đất: ...................................................................... 7 2.1.3. Các chỉ tiêu quan trọng của độ phì đất ................................................. 8 2.1.3.1. Chỉ tiêu hình thái: .............................................................................. 8 2.1.3.2. Các chỉ tiêu vật lý .............................................................................. 9 Tổng nhiệt độ hoạt tính của đất ở đọ sâu 20cm (oC) ............................................ 13 2.1.3.3. Các chỉ tiêu hoá học ........................................................................ 14 2.1.3.5. Các chỉ tiêu sinh học đất ................................................................. 17 2.1.4. Các yếu tố quyết định độ phì nhiêu.................................................... 18 2.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT ..... 18 2.2.1. Chống xói mòn, rửa trôi ..................................................................... 18 2.2.1.2.Các biện pháp hạn chế xói mòn rửa trôi .......................................... 21 b Biện pháp nông nghiệp.............................................................................. 23 e. Biện pháp canh tác khống chế và giảm thiểu xói mòn ............................. 24 2.2.2. Coi thủy lợi là biện pháp hàng đầu .................................................... 24 2.2.3. Bón vôi cho đất chua, đất phèn .......................................................... 25 2.2.4. Thực hiện chiến lược bón phân theo hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp (IPNS: Integrated plant nutrition system) ..................................... 25 Tình hình sử dụng phân hoá học và năng suất trên đất Đông Anh, .................... 26 ngoại thành Hà Nội (Số liệu trung bình) .............................................................. 26 2.2.5. Định kỳ phân tích, đánh giá chất lượng đất: .................................... 29 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................ 30 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 31 Nguyễn Trọng Tuyển 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỘ PHÌ? 2.1.1. Độ phì nhiêu của đất? Trong sản xuất nông nghiệp đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến, quý báu nhất. Tư liệu sản xuất này nếu được sử dụng đúng thì nó không những không bị hao mòn mà có thể ngày một tốt hơn. Muốn sử dụng đúng đất phải đánh giá được chất lượng của chúng. Muốn xây dựng, chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp cũng phải nắm được chất lượng đất. Trong các chương trước, khi nói về thành phần và tính chất của đất chúng ta đều có nhận xét và đánh giá từng mặt của đất. Nhưng để đánh giá tổng hợp chất lượng của đất phải có chỗ dựa vững chắc. Chỗ dựa này chính là khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng. Khả năng sản xuất của đất cũng chính là nội dung chủ yếu của độ phì nhiêu đất. Sự phát triển của học thuyết độ phì nhiêu đất gắn liền với tên tuổi của V. R. Viliamx. Ông đã nghiên cứu một cách chi tiết sự hình thành và phát triển của độ phì nhiêu trong quá trình hình thành đất tự nhiên, các điều kiện xuất hiện độ phì nhiêu trong sự phụ thuộc vào một số đặc tính của đất, cũng như đã hình thành các luận điểm cơ bản về nguyên tắc chung nâng cao độ phì nhiêu đất và sử dụng nó trong sản xuất nông nghiệp. Độ phì nhiêu có thể được định nghĩa như sau: Độ phì nhiêu là khả năng của đất có thể thoả mãn các nhu cầu của cây về các nguyên tố dinh dưỡng, nước, đảm bảo cho hệ thống rễ của chúng có đầy đủ không khí, nhiệt và môi trường lý hoá học thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển bình thường. Độ phì nhiêu là đặc tính chất lượng cơ bản của đất phân biệt nó với đá. Khái niệm đất và độ phì nhiêu gắn bó chặt chẽ với nhau. Độ phì nhiêu của đất là kết quả của sự phát triển của quá trình hình thành đất cũng như quá trình trồng trọt khi sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nguyễn Trọng Tuyển 4 ...

Tài liệu được xem nhiều: