BỆNH ALZHEIMER
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 217.88 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõ ràng, biểu hiện lâm sàng bằng trạng thái mất trí tiến triển, không phục hồi, thường khởi phát ở lứa tuổi trên 65.Tỷ lệ bệnh Alzheimer ở người trên 65 tuổi là khoảng 5% và ở nhóm người trên 85 tuổi là 20%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH ALZHEIMER BỆNH ALZHEIMER Nguồn: www.suckhoedoisong.vn Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõràng, biểu hiện lâm sàng bằng trạng thái mất trí tiến triển, không phục hồi, thườngkhởi phát ở lứa tuổi trên 65. Tỷ lệ bệnh Alzheimer ở người trên 65 tuổi là khoảng 5% và ở nhóm người trên 85tuổi là 20%. Về lâm sàng, trạng thái mất trí tiến triển thường khởi đầu bằng rối loạn trí nhớ, cácrối loạn ngôn ngữ, rối loạn hoạt động, rối loạn trí tuệ. Các biến đổi đặc trưng trong não là sự giảm sút đáng kể các nơron, teo lan tỏa vỏnão, giãn rộng não thất. Cần tạo môi trường tâm lý xã hội ổn định cho người cao tuổi. Các triệu chứng báo hiệu - Quên tên: lãng quên tên (tên bố, mẹ, vợ, con...) lặp đi, lặp lại nhiều lần trongngày. Cuối cùng là quên tên của mình. - Hay ghi chép lặt vặt (tạo tiền đề để nhớ). - Tìm mọi cách để phủ nhận những sa sút trí nhớ của mình. - Gọi điện cho người thân nhiều lần (gọi xong lại quên, gọi lại). - Lẫn lộn các đồ vật, nhầm ngày, tháng, năm. Các triệu chứng toàn phát. - Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng vàkhông hồi phục. Bệnh nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra). Dầndần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con của mình. Khi ra khỏi nhà thì quên đường về,quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ (hoặc chồng) của mình. - Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng. Họ khóphát âm, nói không trôi chảy sau đó mất ngôn ngữ, nói xong nhưng không hiểu mình vừanói gì. - Rối loạn phối hợp động tác: bệnh nhân không chú ý đến trang phục, mặc quần áorất khó khăn, khó thực hiện được công việc hàng ngày. Bệnh nhân yếu cơ, run, hay bịchuột rút vì vậy ảnh hưởng đến các công việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa, thay quầnáo... - Rối loạn chức năng nhận thức: vì rối loạn trí nhớ và chú ý dẫn đến rối loạn khảnăng nhận thức. Người bệnh có rối loạn khả năng định hướng không gian, thời gian, mấtkhả năng tính toán đơn giản, mất khả năng đánh giá... - Trầm cảm thường xuất hiện ở giai đoạn sớm, có 25-85% bệnh nhân có trầm cảm.Tuy nhiên các triệu chứng trầm cảm là không ổn định. Có lúc bệnh nhân có ý định tự sát,nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm. - Các triệu chứng loạn thần gặp ở 10-30% số bệnh nhân. Thường gặp là hoangtưởng bị hại, nhưng đôi khi cũng có ảo thị giác với các hình ảnh kỳ quái. - Hình ảnh chụp cắt lớp (CT Scanner) não và chụp cộng hưởng từ (MRI) não cóhình ảnh teo não lan toả, giãn rộng các não thất. Phân loại bệnh - Alzheimer týp 1 khởi phát ở lứa tuổi sau 65, triệu chứng chủ yếu là rối loạn trínhớ, bệnh tiến triển chậm. - Alzheimer týp 2 khởi phát ở lứa tuổi trước 65, bệnh tiến triển nhanh. Điều trị Các biện pháp chung - Tạo môi trường tâm lý xã hội cho người cao tuổi. Không nên thay đổi chỗ ở, tạođiều kiện cho họ tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời, câu lạc bộ ngườicao tuổi. - Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng nhưcanxi, phospho. Tránh lạm dụng rượu, thuốc lá. - Điều trị các bệnh kết hợp như bệnh phổi, phế quản, bệnh tim mạch, đái tháođường... Điều trị bằng thuốc - Các chất cholinergic: Rivastigmine (exelon) là một chất ức chế menacetylcholinesterase, thuốc có tác dụng chọn lọc trên enzym đích ở hồi hải mã và vỏ não,những vùng này bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bệnh Alzheimer. Thuốc exelon nói chungdung nạp tốt, nhưng vẫn có vài tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chậm nhịp tim. Ngoài ra, còn sử dụng các thuốc như nivalin, gliatylin cũng cho kết quả khả quan.Các thuốc trên chỉ có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer chứ khôngđiều trị khỏi bệnh. - Nếu bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác đi kèm thìcần điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm (nhóm SSRI) và thuốc an thần (thuốc an thầnmới). Việc điều trị này phải do bác sỹ chuyên khoa tâm thần đảm nhiệm. Liều thuốc chỉdùng bằng 1/3 đến 1/2 liều người lớn thông thường. Khi bệnh nhân có kích động, trầmcảm, hoang tưởng, ảo giác nặng thì phải nhập viện điều trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH ALZHEIMER BỆNH ALZHEIMER Nguồn: www.suckhoedoisong.vn Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõràng, biểu hiện lâm sàng bằng trạng thái mất trí tiến triển, không phục hồi, thườngkhởi phát ở lứa tuổi trên 65. Tỷ lệ bệnh Alzheimer ở người trên 65 tuổi là khoảng 5% và ở nhóm người trên 85tuổi là 20%. Về lâm sàng, trạng thái mất trí tiến triển thường khởi đầu bằng rối loạn trí nhớ, cácrối loạn ngôn ngữ, rối loạn hoạt động, rối loạn trí tuệ. Các biến đổi đặc trưng trong não là sự giảm sút đáng kể các nơron, teo lan tỏa vỏnão, giãn rộng não thất. Cần tạo môi trường tâm lý xã hội ổn định cho người cao tuổi. Các triệu chứng báo hiệu - Quên tên: lãng quên tên (tên bố, mẹ, vợ, con...) lặp đi, lặp lại nhiều lần trongngày. Cuối cùng là quên tên của mình. - Hay ghi chép lặt vặt (tạo tiền đề để nhớ). - Tìm mọi cách để phủ nhận những sa sút trí nhớ của mình. - Gọi điện cho người thân nhiều lần (gọi xong lại quên, gọi lại). - Lẫn lộn các đồ vật, nhầm ngày, tháng, năm. Các triệu chứng toàn phát. - Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng vàkhông hồi phục. Bệnh nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra). Dầndần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con của mình. Khi ra khỏi nhà thì quên đường về,quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ (hoặc chồng) của mình. - Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng. Họ khóphát âm, nói không trôi chảy sau đó mất ngôn ngữ, nói xong nhưng không hiểu mình vừanói gì. - Rối loạn phối hợp động tác: bệnh nhân không chú ý đến trang phục, mặc quần áorất khó khăn, khó thực hiện được công việc hàng ngày. Bệnh nhân yếu cơ, run, hay bịchuột rút vì vậy ảnh hưởng đến các công việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa, thay quầnáo... - Rối loạn chức năng nhận thức: vì rối loạn trí nhớ và chú ý dẫn đến rối loạn khảnăng nhận thức. Người bệnh có rối loạn khả năng định hướng không gian, thời gian, mấtkhả năng tính toán đơn giản, mất khả năng đánh giá... - Trầm cảm thường xuất hiện ở giai đoạn sớm, có 25-85% bệnh nhân có trầm cảm.Tuy nhiên các triệu chứng trầm cảm là không ổn định. Có lúc bệnh nhân có ý định tự sát,nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm. - Các triệu chứng loạn thần gặp ở 10-30% số bệnh nhân. Thường gặp là hoangtưởng bị hại, nhưng đôi khi cũng có ảo thị giác với các hình ảnh kỳ quái. - Hình ảnh chụp cắt lớp (CT Scanner) não và chụp cộng hưởng từ (MRI) não cóhình ảnh teo não lan toả, giãn rộng các não thất. Phân loại bệnh - Alzheimer týp 1 khởi phát ở lứa tuổi sau 65, triệu chứng chủ yếu là rối loạn trínhớ, bệnh tiến triển chậm. - Alzheimer týp 2 khởi phát ở lứa tuổi trước 65, bệnh tiến triển nhanh. Điều trị Các biện pháp chung - Tạo môi trường tâm lý xã hội cho người cao tuổi. Không nên thay đổi chỗ ở, tạođiều kiện cho họ tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời, câu lạc bộ ngườicao tuổi. - Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng nhưcanxi, phospho. Tránh lạm dụng rượu, thuốc lá. - Điều trị các bệnh kết hợp như bệnh phổi, phế quản, bệnh tim mạch, đái tháođường... Điều trị bằng thuốc - Các chất cholinergic: Rivastigmine (exelon) là một chất ức chế menacetylcholinesterase, thuốc có tác dụng chọn lọc trên enzym đích ở hồi hải mã và vỏ não,những vùng này bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bệnh Alzheimer. Thuốc exelon nói chungdung nạp tốt, nhưng vẫn có vài tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chậm nhịp tim. Ngoài ra, còn sử dụng các thuốc như nivalin, gliatylin cũng cho kết quả khả quan.Các thuốc trên chỉ có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer chứ khôngđiều trị khỏi bệnh. - Nếu bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác đi kèm thìcần điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm (nhóm SSRI) và thuốc an thần (thuốc an thầnmới). Việc điều trị này phải do bác sỹ chuyên khoa tâm thần đảm nhiệm. Liều thuốc chỉdùng bằng 1/3 đến 1/2 liều người lớn thông thường. Khi bệnh nhân có kích động, trầmcảm, hoang tưởng, ảo giác nặng thì phải nhập viện điều trị.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y tế sức khỏe sức khỏe người cao tuổi phương pháp điều trị biện pháp phòng bệnh Bệnh AlzheimerGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tỷ lệ thiếu cơ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2
6 trang 264 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 231 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 181 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 136 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 107 0 0 -
4 trang 97 0 0
-
2 trang 61 0 0
-
Chất lượng sống của người cao tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh
13 trang 60 0 0 -
Ebook Cẩm nang chăm sóc sức khỏe phụ nữ: Phần 2
63 trang 52 0 0