Bệnh ấu trùng sán dây lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosea của sán dây lợn Toenia solium gây ra.- Người bị nhiễm bệnh do ăn phải trứng sán trong thực phẩm chưa nấu chín hoặc tự nhiễm do sán dây ký sinh trong ruột từ trước.- Biểu hiện bệnh là các kén sán có thể gặp khắp nơi trong cơ thể, hay gặp ở dưới da, cơ và trong não. - Thuốc điều trị đặc hiệu hiện nay là praziquantel và albendazol. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH ẤU TRÙNG SÁN DÂY LỢN BỆNH ẤU TRÙNG SÁN DÂY LỢN1. Đại cương:- Bệnh ấu trùng sán dây lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosea của sán dây lợnToenia solium gây ra.- Người bị nhiễm bệnh do ăn phải trứng sán trong thực phẩm chưa nấu chín hoặc tựnhiễm do sán dây ký sinh trong ruột từ trước.- Biểu hiện bệnh là các kén sán có thể gặp khắp nơi trong cơ thể, hay gặp ở dưới da,cơ và trong não.- Thuốc điều trị đặc hiệu hiện nay là praziquantel và albendazol.2. Tác nhân gây bệnh và dịch tế học- Sán dây lợn đầu có hai vòng móc, chiều dài sán 2-8 m gồm 700-1000 đốt.- Đốt sán già chứa nhiều trứng sán lẫn trong phân, sau khi ra môi trường ngoại cảnh,nếu lợn hoặc người ăn phải thì trứng sán vào dạ dày-ruột, trứng nở ra ấu trùng. Ấutrùng xuyên qua thành ống tiêu hoá vào máu và di chuyển đến ký sinh ở các cơ vân,não, mắt..., gây bệnh ấu trùng sán dây lợn (ở lợn gọi là lợn gạo) (ngoại nhiễm).Người ăn phải thịt lợn có ấu trùng này sẽ bị bệnh sán dây lợn trưởng thành. Nhữngngười có con sán dây lợn trong ruột, khi đốt sán già rụng mà bị trào ngược ruột-dạdày thì trứng cũng có thể nở ra ấu trùng ngay tại dạ dày và gây bệnh thêm bệnh ấutrùng sán dây lợn (tự nhiễm).- Ắu trùng sán dây lợn thường ký sinh tại cơ hoành, cơ lưỡi, dưới da các cơ vân vàcác cơ quan nội tạng: tim, phổi, thận, lách, nhãn cầu, não, tuỷ sống...- Sán dây lợn trưởng thành cũng như ấu trùng sán dây lợn có thể tồn tại trong cơ thểngười hàng chục năm.- Ở ngoại cảnh sau một tháng trứng sán mất khả năng sống. Trứng sán có sức đềkháng cao với hoá chất thông thường: Trong dung dịch Formol, Cresyl 5% sau 2giờ mới bị diệt. Nhiệt độ 50 – 60oC ấu trùng sán dây bị chết sau 1 giờ.- Bệnh ấu trùng sán dây lợn có ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt ở những nơi cótập quán chăn nuôi lợn thả rông, điều kiện vệ sinh kém phân và chất thải của lợntiếp xúc với con người, tập quán ăn thịt lợn sống hay chưa nấu chín (nem chạo, nemchua, tiết canh...). Những vùng có tỷ lệ mắc cao: Châu Mỹ La tinh, Đông Nam Á,Châu Phi và Đông Âu.- Ở Việt Nam vùng núi và cao nguyên là những nơi mắc bệnh ấu trùng sán dây lợncao: 3,8% - 6%, vùng đồng bằng: 0,5% - 2% (Viện sốt rét - Ký sinh trùng và Côntrùng). Bệnh gặp ở hầu hết các tỉnh thành, kể cả Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.3. Biểu hiện lâm sàngBiểu hiện lâm sàng khác nhau tuỳ theo từng vị trí ấu trùng. Chúng ta có thể chia racác thể sau:3.1 Thể bệnh dưới da và bắp cơ: Dưới da bệnh nhân là những nang nhỏ (Kyst) sờ thấy dưới da hoặc lấn sâutrong cơ. Kích thước khoảng 0,5 – 1 cm di động bóp chặt có hiện tượng căngphồng, không đau. Thường bệnh nhân không có triệu chứng gì và chỉ sờ thấy. Tuynhiên nếu có nhiều nang thấy hiện tượng mỏi và giật cơ. Các cơ thường bị ấu trùng sán dây lợn ký sinh: cơ hoành, cơ delta, cơ lưỡi,cơ hai chi trên, vùng ngực, bụng , lưng. Các nang không đối xứng th ường chi trênnhiều hơn chi dưới. Cũng có khi ở cả da đầu, vùng mặt gáy.3.2 Thể bệnh ở cơ quan nội tạng Mắt: Nang ấu trùng sán có thể có trong ổ mắt, gây lồi nhãn cầu, làm lệch trục - nhãn cầu, bệnh nhân có thể bị nhìn đôi, lác, nhìn mờ, nếu nang ấu trùng ký sinh trong võng mạc gây bong võng mạc, thị lực giảm hay mù. Tim: Tuỳ theo số lượng ấu trùng mức độ biểu hiện bệnh khác nhau thường - rối loạn nhịp, suy tim. Ít thấy hiện tượng bệnh lý ở tim.3.3 Thể bệnh ở não- Não là nơi ấu trùng sán lợn ký sinh ở hệ thần kinh trung ương. Tuỳ theo giai đoạncủa nang ấu trùng ký sinh trong não mà biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhaunhư nhức đầu, giảm trí nhớ, co giật cơ, rối loạn thị giác, động kinh, rối loạn tâmthần....- Hình ảnh CT sọ não có bốn giai đoạn tiến triển: Giai đoạn nang: Khi ấu trùng định vị trong não. ấu trùng được bọc trong một - màng mỏng, chứa đầy thể dịch, bên trong nang sán có đầu sán non nằm lệch một bên. Tổ chức não xung quanh có hiện tượng viêm phù, xung huyết, trên phim chụp thấy nang sán bờ mờ, hình tròn hay bầu dục kích thước 5 – 12 mm, không bắt thuốc cản quang. Giai đoạn nang keo: Nang sán bắt đầu thoái hoá, ấu trùng đã chết, nang sán - co nhỏ lại, vỏ mô dầy hơn do các mô sợi liên kết tăng. Dịch trong nang đục do tăng độ keo. Ấu trùng chết giải phóng nhiều sản phẩm chuyển hoá, dịch trong nang sán thấm qua vỏ nang mang nhiều protein lạ đối với tổ chức não. Ở giai đoạn này phản ứng viêm của não rất dữ dội, hàng rào mạch máu bị phá vỡ gây hiện tượng phù nề, xung huyết rộng hơn xung quanh nang sán. Trên phim CT Scanner nang sán nhỏ hơn kích thước 5 – 10 mm bờ rõ, đậm độ của dịch đặc hơn, có vết đậm lệch tâm, kích thước 1 – 2 mm chứng tỏ đầu sán đã chết, vôi hoá nhẹ, nang sán bắt thuốc cản quang, hình vòng nhẫn. Giai đoạn nốt hạt: Nang sán co nhỏ lại 2 – 4 m ...