Bệnh béo phì cách phòng ngừa
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh béo phì cách phòng ngừa Bệnh béo phì cách phòng ngừaTình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể haytoàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe được gọi là béo phì. Có thể đánh giámức độ béo phì bằng chỉ số khối cơ thể (BMI).Nguyên nhân:Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữanǎng lượng do thức ǎn cung cấp và nǎng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt độngkhác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tǎng lên có thể do chế độ ǎn dư thừa vượt quá nhucầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao nǎng lượng.Khi vào cơ thể, các chất protein, lipit, gluxit đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ.Vì vậy, không nên coi ǎn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ǎn quá thừa chất bột,đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Tóm lại có thể chia nguyên nhân và cơ chế sinhbệnh của béo phì như sau:Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền có vai trò nhấtđịnh đối với những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo, tuy vậy nhìn trên đa số cộngđồng, yếu tố này không lớn.Triệu chứng:Thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họđứng yên hoặc giao động trong giới hạn nhất định. Hiện nay Tổ chức Y tế thế giớithường dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá tình trạng gây bệnh của cơ thể.Cân nặng (kg)BMI = ——————Chiều cao* (m)Người ta coi chỉ số BMI bình thường nên có ở giới hạn 20-25, trên 25 là thừa cân vàtrên 30 là béo phì. Đó là chỉ số dành cho người châu Âu và châu Mỹ. Đối với ngườichâu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18.5-23.Một điều cần chú ý nữa là vùng chất mỡ tập trung. Mỡ tập trung nhiều quanh vùng eolưng tạo nên dáng người “quả táo tàu” thường được gọi là béo kiểu “trung tâm”, kiểuphần trên hay béo kiểu dáng đàn ông và mỡ tập trung ở phần háng tạo nên vóc người“hình quả lê” hay còn gọi là béo phần thấp hay kiểu dáng đàn bà. Vì vậy bên cạnhtheo dõi chỉ số BMI nên theo dõi thêm tỷ số vòng bụng/ vòng mông, khi tỉ số này vượtquá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì các nguy cơ tǎng huyết áp, bệnh tim mạch,bệnh đái đường đều tǎng lên rõ rệt.Béo phì không tốt đối với sức khoẻ, người các béo các nguy cơ càng nhiều. Trước hết,người béo phì dễ mắc các bệnh tǎng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành, đáiđường, hay bị các rối loại dạ dày, ruột, sỏi mật.Điều trị và Phòng bệnh:Thực hiện một chế độ ǎn uống hợp lý và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cânbặng ổn định ở người trưởng thành, đó là nguyên tắc cần thiết để tránh béo phì. Cácbiện pháp cụ thể là: Chế độ ǎn nǎng lượng (calo) thấp, cân đối, ít đói, ít đường, đủ đạm, vitamin, nhiều rau quả. Luyện tập ở môi trường thoáng. Xây dựng nếp sống nǎng động, tǎng cường hoạt động thể lực. Giảm nǎng lượng của khẩu phần ǎn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ǎn trước đó cho đến khi đạt nǎng lượng tương ứng đến mức BMI.- BMI từ 25-29,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1500 kcal.- BMI từ 30-34,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1200 kcal.- BMI từ 35-39,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1000 kcal.- BMI ≥ 40 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 800 kcal.Trong đó tỉ lệ nǎng lượng giữa các chất là 15-16% protein, 12-13% lipid, 71-72%glucid.Thừa cân, béo phì ở trẻ và cách phòng tránhCăn bệnh này đang tăng nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Không chỉnhững trẻ bụ bẫm mới bị béo phì. Ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, nguy cơ béo phì sauđó sẽ cao hơn bạn bè cùng lứa có cân nặng bình thường ít nhất là gấp đôi.Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, béo phì. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng nănglượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đườngcung cấp. Trẻ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân - béo phì cao hơn trẻ bú mẹ,vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giáckhát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.Giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ cao của thừa cân, béo phì. Hiện cónhiều trẻ không tham gia thể dục thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp... mà dành nhiều thờigian cho hoạt động tĩnh tại như xem vô tuyến, chơi điện tử. Theo một số nghiên cứu,trong khi xem vô tuyến, sự trao đổi chất giảm đáng kể.Ngủ ít cũng gây béo vì làm giảm tiêu mỡ (quá trình này diễn ra mạnh nhất vào banđêm khi ngủ). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh mối liên quangiữa thời gian ngủ ngắn với chứng béo phì.Tuy chưa chứng minh được đầy đủ vai trò của di truyền đối với chứng thừa cân, béophì nhưng thực tế cho thấy, nguy cơ này sẽ tăng lên ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹnặng cân, đặc biệt là khi cả cha mẹ đều béo.Cân nặng quá cao lúc đẻ cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì. Sự mất cân bằngtrong chế độ ăn của mẹ khi mang thai sẽ tạo nên tình trạng dư thừa mỡ ở trẻ sơ sinh.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ nhẹ cân sẽ hoàn toàn thoát khỏi nỗi lo này.Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ 3-9 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi sẽ có nguycơ thừa cân, béo phì cao gấp 2-8 lần so với trẻ không bị thấp còi. Nguyên nhân có thểlà trẻ suy dinh dưỡng mạn tính có khối nạc thấp, chuyển hóa cơ bản và hoạt động thểlực giảm. Khi cung được cấp đủ năng lượng, trẻ sẽ tích luỹ mỡ rất nhanh.Chứng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Nhữngtrẻ béo sẽ ngừng tăng trưởng sớm. Trước dậy thì, chúng thường cao hơn so với tuổinhưng khi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạnbè. Ngoài ra, chứng béo phì cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật (tim mạch, tăng huyết áp,tiểu đường, sỏi mật, viêm khớp...) và tử vong.Để dự phòng thừa cân và bép phì, cần chăm sóc tốt cho trẻ từ trong bào thai để tránhthiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.Cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉcai sữa sau 2 năm. Nếu phải nuôi bằng sữa bột, không nên sử dụng thêm đường haytinh bột. Khi trẻ ăn dặm, thức ăn phải được bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết đểgiúp tăng trưở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Các điều cần biết về béo phì Nguyên tắc phòng ngừa béo phì Bệnh béo phì cách phòng ngừa Bệnh béo phì Chăm sóc sức khỏe Bảo vệ sức khỏe trẻ emTài liệu cùng danh mục:
-
Kết quả phẫu thuật tim hở ở trẻ em dưới 5kg tại Bệnh viện Trung ương Huế
8 trang 484 0 0 -
Sử dụng Test Pep-R trong đánh giá trường hợp trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng
4 trang 391 0 0 -
Giáo trình Vệ sinh dinh dưỡng (Dành cho hệ CĐ sư phạm mầm non) - Lê Thị Mai Hoa
135 trang 305 2 0 -
3 trang 196 3 0
-
8 trang 170 0 0
-
Tình trạng viêm lợi ở trẻ em học đường Việt Nam sau hai thập niên có chương trình nha học đường
4 trang 170 0 0 -
Phương pháp phát hiện sớm tật ở mắt ở trẻ
5 trang 169 0 0 -
8 trang 169 0 0
-
8 trang 164 0 0
-
7 trang 145 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 - Trường Tiểu học Hồng Châu, Yên Lạc
5 trang 0 0 0 -
Xâm lấn mạch máu, thần kinh và kết quả sớm của phẫu thuật nội soi trong ung thư trực tràng
7 trang 0 0 0 -
25 trang 0 0 0
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh
6 trang 0 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh ung thư vú xâm nhập tái phát
7 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
2 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Tiên Phước
16 trang 0 0 0 -
9 trang 0 0 0
-
Đề tài “Hiện trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty may Chiến Thắng
77 trang 0 0 0 -
79 trang 0 0 0