Danh mục

BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG 11

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.09 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (81 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1 Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của khoa học bệnh cây - Khoa học bệnh cây là một ngành khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu nguyên nhân gây ra bệnh cho cây và bảo vệ cây, giữ vững sức sống và sức sản xuất của cây. - Nghiên cứu chủ yếu về mối quan hệ giữa cây ký chủ – ký sinh – điều kiện ngoại cảnh - Cần nhiều kiến thức tổng hợp vì nó có liên quan nhiều với c
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG 11BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG Chương 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BỆNH CÂYBài 1: Khái niệm chung về bệnh cây1.1 Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của khoa học bệnh cây- Khoa học bệnh cây là một ngành khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu nguyên nhân gây rabệnh cho cây và bảo vệ cây, giữ vững sức sống và sức sản xuất của cây.- Nghiên cứu chủ yếu về mối quan hệ giữa cây ký chủ – ký sinh – điều kiện ngoại cảnh- Cần nhiều kiến thức tổng hợp vì nó có liên quan nhiều với các môn khoa học nôngnghiệp và các môn khoa học khác: thực vật học, phân loại thực vật, vi sinh vật, sinh lýthực vật, sinh hóa thực vật, sinh học phân tử, di truyền học, khí tựơng học, khoa học đất1.2 Lịch sử phát triển của khoa học bệnh cây- Con người đã biết đến bệnh cây từ thời cổ đại.- Thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nhà triết học Hy Lạp (370-286 BC) đã nói đến tác hạicủa một số bệnh cây. Những nghiên cứu về bản chất của nguyên nhân gây ra bệnh cây vàcác biện pháp phòng trừ đơn giản đã được tiến hành từ thế kỷ 18.- Tillet (1775) và Prevost (1807) là những người đầu tiên nghiên cứu và chứng minh mộtbệnh cây là do vi sinh vật gây ra (trường hợp bệnh than đen lúa mì). Năm 1853, Anton DeBary công bố tác phẩm khoa học đầu tiên về bệnh cây, đặt nền móng ban đầu cho sự hìnhthành và phát triển môn khoa học này đã được. Từ đó, khoa học bệnh cây được phát triểntoàn diện và sâu rộng. Hội nghị quốc tế về bệnh cây lần thứ nhất được tổ chức tại LuânĐôn (8/1968) đã đánh dấu một thời kỳ phát triển và hợp tác nghiên cứu về bệnh cây trêntoàn thế giới.- Ở nước ta, từ thời xa xưa, nông dân đã biết sử dụng vôi, tro bếp để cải tạo đất và phòngtrừ bệnh hại; đã biết hun khói bếp để bảo quản bắp, hành tỏi, chống các loại sâu mọt, bệnhhại và đặc biệt đã biết tuyển chọn các giống lúa địa phương có tính chống chịu bệnh.1.3 Thiệt hại do bệnh cây gây ra- Theo FAO, 1993 tùy theo từng vùng, từng năm mà mức độ bị bệnh thay đổi và nhữngthiệt hại về kinh tế do bệnh cây gây ra khá nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp(bảng 1). 1 Bảng 1.1 Thiệt hại do sâu, bệnh và cỏ dại gây ra trong sản xuất nông nghiệp Sản lượng bị mất (%) Cây trồng Sản lượng bị mất do Bệnh Côn Cỏ dại Tổng số bệnh cây (triệu tấn) cây trùngNgũ cốc 257 9,2 13,9 11,4 34,5Khoai tây 93 21,8 6,5 4,0 32,3Cây lấy củ khác 176 16,7 13,6 12,7 43,0Củ cải đường 39 10,4 8,3 5,8 24,5Mía đường 444 19,2 20,1 15,7 55,0Rau cải 65 10,1 8,7 8,9 27,7Cây ăn quả 61 12,6 7,8 3,0 23,4Cà phê, ca cao, trà 3 17,7 12,1 13,2 42,4Cây lấy dầu 35 9,8 10,5 10,4 30,7Cây lấy sợi 7 11,0 12,9 6,9 30,8Thuốc lá 1 12,3 10,4 8,1 30,8Cao su 1 15,0 5,0 5,0 25,0Trung bình 11,8 12,2 9,7 33,7 Theo FAO, 1993- Làm giảm rõ rệt năng suất thu hoạch của cây trồng do cây bị bệnh có thể chết, một số bộphận của cây như: lá, quả, hạt, củ bị huỷ hoại- Làm giảm phẩm chất nông sản khi thu hoạch và cất giữ. Ví dụ: bệnh lem lép hạt lúa làmhàm lượng chất dinh dưỡng giảm, độ dẽo giảm, bệnh vết đốm, ghẻ trên quả, rau đậu, hoakiểng làm giảm giá trị thương mại. - Là nguyên nhân của sự khan hiếm các lọai sản phẩm khác theo mùa vụ- Làm ảnh hưởng đến đất đai trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng, chế độ luân canh, tínhchất hoạt động của thành phần vi sinh vật đất, nhất là khi sử dụng nhiều thuốc hoá học đểphòng trừ bệnh, xử lý đất trồng.- Ngoài ra, một số bệnh hại nông sản còn có thể sinh ra những độc tố có ảnh hưởng xấutrực tiếp đến sức khoẻ và đời sống con người và gia súc khi sử dụng. Ví dụ: độc tốAflatoxin của bệnh mốc vàng hạt đậu phọng Aspergillus flavus có thể gây ung thư gan ởngười và động vật, khoai lang bị sẹo đen Ceratostomella fimbriata, lúa mì bị nấmClaviceps purpurea,- Mất vẽ mỹ quan của môi trường: cây cỏ trong công viên, vườn hoa, trên đường phố bịhư hại. 2- Tổn phí do áp dụng các biện pháp phòng trừ, giảm lợi nhuận đối với người trồng, tănggiá sản phẩm cho người tiêu thụ, nhà máy chế biến không sử dụng hết công suất vì thiếunguyên liệu.- Ở Việt Nam, thiệt hại do bệnh cây gây ra hàng năm vào khoảng 15-20% tổng sản lượng.1.4 Định nghĩa khái quát bệnh cây- Bệnh cây là động thái phức tạp đặc trưng của một quá trình bệnh lý liên tục xảy ra ởtrong cây do các nhân tố ký sinh hoặc do một yếu tố môi trường không thích hợp nào đógây ra, dẫn đến sự phá hủy các chức năng sinh lý, cấu tạo và làm giảm sút phẩm chất,năng suất của cây trồng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định.- Bệnh cây là một trạng thái liên quan đến những thay đổi bất thường trong dáng vẽ bênngoài, và các hoạt động sinh lý của cây. Những thay đổi như thế dẫn đến sự suy yếu phầnnào hoặc cái chết của cây hoặc một bộ phận của cây.1.5 Triệu chứng của bệnh câySố lượng bệnh cây rất nhiều, tùy theo tính chất khác nhau của các loại bệnh mà triệuchứng bệnh thể hiện ra rất khác nhau, nhưng có thể phân chia thành các nhóm triệu chứngc ...

Tài liệu được xem nhiều: