Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 1)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 126.19 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đại cương: Bác sĩ Da liễu nói riêng và các bác sĩ nội khoa nói chung trong thực hành lâm sàng có thể gặp nhiều sang thương da của những bệnh nội tiết. Việc nhận biết các bệnh nội tiết là rất quan trọng bởi vì bệnh nhân sẽ nhận được điều trị đúng đắn hơn là chỉ điều trị triệu chứng mà thôi. Những bệnh nội tiết có những biểu hiện liên quan tới bệnh da như: nhiễm độc giáp, suy giáp, hội chứng Cushing, bệnh Addison, to đầu chi, cường androgen, suy tuyến yên, cường tuyến cận...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 1) Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 1) BS Trần Thế Viện BM Da liễu Đại học Y dược TPHCM Đại cương: Bác sĩ Da liễu nói riêng và các bác sĩ nội khoa nói chung trong thực hànhlâm sàng có thể gặp nhiều sang thương da của những bệnh nội tiết. Việc nhận biếtcác bệnh nội tiết là rất quan trọng bởi vì bệnh nhân sẽ nhận được điều trị đúng đắnhơn là chỉ điều trị triệu chứng mà thôi. Những bệnh nội tiết có những biểu hiệnliên quan tới bệnh da như: nhiễm độc giáp, suy giáp, hội chứng Cushing, bệnhAddison, to đầu chi, cường androgen, suy tuyến yên, cường tuyến cận giáp nguyênphát, suy tuyến cận giáp, bệnh đái tháo đường… Trong phạm vi hạn hẹp của bàibáo cáo này, với góc nhìn của một bác sĩ chuyên khoa Da liễu, tôi xin đề cập kháiquát về những bệnh da có liên quan đến bệnh đái tháo đường và sơ lược vài điểmlưu ý trong chăm sóc bàn chân đái tháo đường. Theo kết quả thống kê, trong năm 1997 trên toàn thế giới ước tính cókhoảng 124 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và dự đoán đến năm 2010 con sốnày có thể lên tới 221 triệu người. Bệnh đái tháo đường nguyên phát bao gồm type1 và 2; yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng trong cả 2 type này. Có ít nhất97% bệnh nhân bị đái tháo đường type 2, đây là bệnh do lối sống (lifestyledisease) và có thể ngừa được bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và kiểm soát cânnặng. Đái tháo đường type 2 trước kia được xem là bệnh đái tháo đường khởi phátở người trưởng thành, thì nay ảnh hưởng ngày càng nhiều ở trẻ em trước tình trạngbéo phì ngày càng phổ biến. Bệnh đái tháo đường cũng có thể thứ phát sau bệnhtuyến tụy, những bất thường về hormon, hoặc do thuốc, đặc biệt là corticosteroidshệ thống. Theo định nghĩa đái tháo đường là một trong những bệnh rối loạn chuyểnhóa hay gặp, bao gồm rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid kèm theo một tìnhtrạng thiếu insulin dẫn đến hậu quả đường huyết tăng cao và đường niệu dươngtính. Ở trong cả 2 type bệnh đái tháo đường, những bất thường về insulin và tăngnồng độ đường huyết trong máu sẽ dẫn tới những bất thường về chuyển hóa, mạchmáu, thần kinh, và miễn dịch. Những cơ quan bị ảnh hưởng bao gồm tim mạch,thận, hệ thống thần kinh, mắt, và da. Sinh lý bệnh học: Gần như hầu hết bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường đều có những biểu hiệnvề da. Cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh da liên quan tới đái tháo đường còn chưasáng tỏ, tuy nhiên với sự tiến bộ của y học ngày càng có nhiều bệnh da có liênquan tới đái tháo đường đã biết được cơ chế bệnh sinh, như: chứng gai đen, chứngdày da trong đái tháo đường, phát ban vàng, nhiễm trùng da, và loét trong đái tháođường. Chứng tăng đường huyết kéo dài dẫn tới sự tích tụ nhiều sản phẩm của quátrình glycosyl hóa (glycosylation) ở trong mô, sự tích tụ này sẽ dẫn tới dày da vàgiới hạn vận động của khớp. Trong chứng xơ cứng bì phù ở bệnh đái tháo đường(scleredema diabeticorum), sự bất thường của nguyên bào sợi đã sinh ra những bócollagen dày đặc và gia tăng sự lắng đọng của glycosaminoglycans (chủ yếu làhyaluronic acid). Việc giảm hoạt động của men lipase lipoprotein trong suốt giaiđoạn thiếu insulin sẽ dẫn tới tăng triglycerides và VLDL trong máu, chính sự giatăng này gây ra chứng phát ban u vàng (eruptive xanthomas). Tăng insulin quámức sẽ hoạt hóa yếu tố tăng trưởng 1 giống như insulin (insulinlike growth factor-1), chất này thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào thượng bì và nguyên bào sợi, điềunày sẽ dẫn tới chứng gai đen (acanthosis nigricans). Những mạch máu liên quan trong bệnh đái tháo đường gồm cả những mạchmáu nhỏ và lớn. Bệnh của những mạch máu nhỏ là nguyên nhân nguyên phát củabệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận trong đái tháo đường. Bệnh củanhững mạch máu lớn bao gồm xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ nhồi máu cơtim, đột quị, và bệnh mạch máu ngoại biên. Bàn chân thần kinh trong bệnh đáitháo đường liên quan tới bệnh những mạch máu nhỏ và lớn. Ngoài ra, sự rối loạnphân bố thần kinh cảm giác trên da cũng thúc đẩy nhiễm trùng và chấn thương. Tăng đường huyết và nhiễm ceton acid sẽ làm giảm hóa ứng động và thựcbào của bạch cầu. Ở những bệnh nhân đái tháo đường không được kiểm soát tốt,có sự gia tăng nhiễm trùng da, nhiễm candida, erythrasma, bệnh nấm Mucor(mucormycosis), và viêm cân hoại tử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 1) Bệnh da trên bệnh nhân đái tháo đường (Kỳ 1) BS Trần Thế Viện BM Da liễu Đại học Y dược TPHCM Đại cương: Bác sĩ Da liễu nói riêng và các bác sĩ nội khoa nói chung trong thực hànhlâm sàng có thể gặp nhiều sang thương da của những bệnh nội tiết. Việc nhận biếtcác bệnh nội tiết là rất quan trọng bởi vì bệnh nhân sẽ nhận được điều trị đúng đắnhơn là chỉ điều trị triệu chứng mà thôi. Những bệnh nội tiết có những biểu hiệnliên quan tới bệnh da như: nhiễm độc giáp, suy giáp, hội chứng Cushing, bệnhAddison, to đầu chi, cường androgen, suy tuyến yên, cường tuyến cận giáp nguyênphát, suy tuyến cận giáp, bệnh đái tháo đường… Trong phạm vi hạn hẹp của bàibáo cáo này, với góc nhìn của một bác sĩ chuyên khoa Da liễu, tôi xin đề cập kháiquát về những bệnh da có liên quan đến bệnh đái tháo đường và sơ lược vài điểmlưu ý trong chăm sóc bàn chân đái tháo đường. Theo kết quả thống kê, trong năm 1997 trên toàn thế giới ước tính cókhoảng 124 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và dự đoán đến năm 2010 con sốnày có thể lên tới 221 triệu người. Bệnh đái tháo đường nguyên phát bao gồm type1 và 2; yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng trong cả 2 type này. Có ít nhất97% bệnh nhân bị đái tháo đường type 2, đây là bệnh do lối sống (lifestyledisease) và có thể ngừa được bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và kiểm soát cânnặng. Đái tháo đường type 2 trước kia được xem là bệnh đái tháo đường khởi phátở người trưởng thành, thì nay ảnh hưởng ngày càng nhiều ở trẻ em trước tình trạngbéo phì ngày càng phổ biến. Bệnh đái tháo đường cũng có thể thứ phát sau bệnhtuyến tụy, những bất thường về hormon, hoặc do thuốc, đặc biệt là corticosteroidshệ thống. Theo định nghĩa đái tháo đường là một trong những bệnh rối loạn chuyểnhóa hay gặp, bao gồm rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid kèm theo một tìnhtrạng thiếu insulin dẫn đến hậu quả đường huyết tăng cao và đường niệu dươngtính. Ở trong cả 2 type bệnh đái tháo đường, những bất thường về insulin và tăngnồng độ đường huyết trong máu sẽ dẫn tới những bất thường về chuyển hóa, mạchmáu, thần kinh, và miễn dịch. Những cơ quan bị ảnh hưởng bao gồm tim mạch,thận, hệ thống thần kinh, mắt, và da. Sinh lý bệnh học: Gần như hầu hết bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường đều có những biểu hiệnvề da. Cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh da liên quan tới đái tháo đường còn chưasáng tỏ, tuy nhiên với sự tiến bộ của y học ngày càng có nhiều bệnh da có liênquan tới đái tháo đường đã biết được cơ chế bệnh sinh, như: chứng gai đen, chứngdày da trong đái tháo đường, phát ban vàng, nhiễm trùng da, và loét trong đái tháođường. Chứng tăng đường huyết kéo dài dẫn tới sự tích tụ nhiều sản phẩm của quátrình glycosyl hóa (glycosylation) ở trong mô, sự tích tụ này sẽ dẫn tới dày da vàgiới hạn vận động của khớp. Trong chứng xơ cứng bì phù ở bệnh đái tháo đường(scleredema diabeticorum), sự bất thường của nguyên bào sợi đã sinh ra những bócollagen dày đặc và gia tăng sự lắng đọng của glycosaminoglycans (chủ yếu làhyaluronic acid). Việc giảm hoạt động của men lipase lipoprotein trong suốt giaiđoạn thiếu insulin sẽ dẫn tới tăng triglycerides và VLDL trong máu, chính sự giatăng này gây ra chứng phát ban u vàng (eruptive xanthomas). Tăng insulin quámức sẽ hoạt hóa yếu tố tăng trưởng 1 giống như insulin (insulinlike growth factor-1), chất này thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào thượng bì và nguyên bào sợi, điềunày sẽ dẫn tới chứng gai đen (acanthosis nigricans). Những mạch máu liên quan trong bệnh đái tháo đường gồm cả những mạchmáu nhỏ và lớn. Bệnh của những mạch máu nhỏ là nguyên nhân nguyên phát củabệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận trong đái tháo đường. Bệnh củanhững mạch máu lớn bao gồm xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ nhồi máu cơtim, đột quị, và bệnh mạch máu ngoại biên. Bàn chân thần kinh trong bệnh đáitháo đường liên quan tới bệnh những mạch máu nhỏ và lớn. Ngoài ra, sự rối loạnphân bố thần kinh cảm giác trên da cũng thúc đẩy nhiễm trùng và chấn thương. Tăng đường huyết và nhiễm ceton acid sẽ làm giảm hóa ứng động và thựcbào của bạch cầu. Ở những bệnh nhân đái tháo đường không được kiểm soát tốt,có sự gia tăng nhiễm trùng da, nhiễm candida, erythrasma, bệnh nấm Mucor(mucormycosis), và viêm cân hoại tử.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh da khi bị tiểu đường bệnh nhân đái tháo đường bài giảng bệnh học bệnh da liễu bệnh về da giáo trình bệnh da liễuGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 60 1 0
-
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 53 0 0 -
Chapter 029. Disorders of the Eye (Part 8)
5 trang 37 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 33 0 0 -
81 trang 30 0 0
-
5 trang 29 0 0
-
Chapter 075. Evaluation and Management of Obesity (Part 5)
5 trang 27 0 0 -
Bài giảng Bệnh vẩy nến: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị - BS. Vũ Thị Phương Thảo
37 trang 26 0 0 -
Ảnh hưởng của béo phì lên nguy cơ khởi phát tiền sản giật
5 trang 26 0 0 -
Dinh dưỡng và thực phẩm (Phần 2)
8 trang 25 0 0