Danh mục

BỆNH DA TRONG TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 7)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.63 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mạch chân không sờ được:Tổn thương mạch máu không xâm lấn được xác định bằng tắc nghẽn động mạch trên lâm sàng (chỉ số cổ chân-cánh tay ≤ 0,8), TcPO2 (transcutaneous oxygen tension) 20.[c] CÓChăm sóc mạch máu Loại trừ áp lực bằng dụng cụ tái lập cử động.Điều trị các nhiễm trùng[d] KHÔNGXem có dấu hiệu của viêm mô tế bào hoặc viêm xương tủy xương không, xử lý theo [a] và [b] tùy trường hợp. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH DA TRONG TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 7) BỆNH DA TRONG TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 7) oooOOOooo *Mạch chân không sờ được: Tổn thương mạch máu không xâm lấn được xác định bằng tắc nghẽn độngmạch trên lâm sàng (chỉ số cổ chân-cánh tay ≤ 0,8), TcPO2 (transcutaneousoxygen tension) 20. [c] CÓ Chăm sóc mạch máu Loại trừ áp lực bằng dụng cụ tái lập cử động. Điều trị các nhiễm trùng [d] KHÔNG Xem có dấu hiệu của viêm mô tế bào hoặc viêm xương tủy xương không,xử lý theo [a] và [b] tùy trường hợp. IV-Các rối loạn liên quan với Tiểu đường nhưng không rõ sinh bệnhhọc: 1.Hoại tử mỡ (NL, necrobiosis lipoidica): *Dịch tễ và sinh bệnh học: Urbach năm 1932 gọi là “hoại tử mỡ do tiểuđường” (necrobiosis lipoidica diabeticorum), được đặt tên sau khi tìm thấy đặctrưng mô học và được mô tả đầu tiên trên các bệnh nhân tiểu đường. Do khôngphải tất cả bệnh nhân đều có tiểu đường, tên gọi là “hoại tử mỡ” được hình thành. Tuổi khởi phát bệnh khoảng 30, tỷ lệ nam /nữ là 1 /3, có mối liên quan giữaNL với tiểu đường qua nghiên cứu tại Mayo Clinic (1966): trong 171 bệnh nhânNL có 2/3 bị tiểu đường, và 5-10% có dung nạp đường bất thường. Tuy nhiên, mộtnghiên cứu năm 1999 trên 65 bệnh nhân NL, chỉ có 11% bị tiểu đường sau 15năm. Tỷ lệ lưu hành NL chỉ 0,3-3% trong các bệnh nhân tiểu đường. Mặc dù vậy,NL cũng có mối liên quan với tiểu đường. Sinh bệnh học chưa rõ, có bằng chứngcho thấy chỉ số tăng đường huyết và kiểm soát tiểu đường không song hành với sựhiện diện của NL. *Các tổn thương da: cổ điển, NL hiện diện với 1 đến nhiều mảng màu vàngnâu, giới hạn rõ, thường ở vùng trước xương chày. Các tổn thương trở nên tím, bờkhông đều, nhô lên và cứng. Khởi đầu, NL xuất hiện với các sẩn và nốt màu đỏnâu giống như sarcoid hoặc u hạt vòng; thời gian sau, các tổn thương trở nênphẵng, trung tâm có màu vàng hoặc màu cam, teo đi, dãn mao mạch với hình ảnhđặc trưng “đồ sứ tráng men” (glazed-porcelain). Vị trí: cổ chân, vòm bàn chân,đùi, bàn chân. 50% bệnh nhân có tổn thương ở chi trên và thân mình dạng sần-nốt.Đa số không có triệu chứng, đôi khi đau và ngứa, mất cảm giác trên mảng. Bệnh có chu kỳ không rõ ràng, lành bệnh hoàn toàn trong 20% trường hợp.Theo thời gian, các mảng trở nên ổn định, và thường ít tạo tổn thương mới. Tuynhiên, có khả năng bị loét (biến chứng) chiếm 13-35% (thường ở chân); một sốtrường hợp ung thư tế bào vẩy (SCC) xuất hiện trên các tổn thương loét mạn tính.Nhiều dữ liệu báo cáo cho thấy có mối liên quan giữa NL với u hạt vòng vàsarcoidosis. *Điều trị: khó khăn. Hiện tại, chỉ có các báo cáo trường hợp bệnh vớinghiên cứu nhỏ, không đối chứng cung cấp dữ liệu điều trị bằng cắt bỏ.Glucocorticoids dùng tại chỗ giúp làm chậm diễn tiến bệnh. Glucocorticoids tiêmtại sang thương có tác động trên bờ tổn thương, nhưng có nguy cơ gây loét.Glucocorticoids đường toàn thân ngắn hạn có hiệu quả trên một số báo cáo.Aspirin và Dipyridamole cũng có hiệu quả thay đổi. Một số báo cáo khác dùngFumaric acid, Retinoids tại chỗ và PUVA tại chỗ. Khi loét xảy ra trên NL, cần chăm sóc giống như chăm sóc loét do tiểuđường. Lành vết loét với Cyclosporine được báo cáo trên một số bệnh nhân. Phẫuthuật cắt bỏ mạc cơ và vùng da dày, ghép da cũng được thực hiện trên các vết loétdo NL kháng trị. 2.U hạt vòng (GA, granuloma annulare): Liên quan giữa GA và tiểu đường ít gặp hơn so với NL. Dabski vàWinkelmann tìm thấy 10% tiểu đường trong 1353 bệnh nhân GA khu trú và 21%trong 100 bệnh nhân GA toàn thân. Một nghiên cứu bệnh-chứng nhận thấy có sựgia tăng lưu hành tiểu đường trong bệnh nhân GA (18%) so với lưu hành chung(8%). Thêm vào đó, có dấu vết tiểu đường chiếm tần suất cao trong bệnh nhânngười lớn khởi phát GA và hay thấy ở GA toàn thân và GA dạng xuyên thấu vàcác bệnh nhân này từng trãi qua các giai đoạn GA tái phát, mạn tính. Sinh bệnhhọc chưa rõ. ...

Tài liệu được xem nhiều: