Danh mục

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – PHẦN 2

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.13 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chẩn đoán đái tháo đường. Chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 3 tiêu chí sau:+ Glucose huyết lúc đói (sau 8h nhịn ăn) 7 mmol/l, ít nhất 2 lần làm xét nghiệm liên tiếp.+ Xét nghiệm một mẫu glucose huyết bất kỳ trong ngày 11 mmol/l.+ Xét nghiệm glucose huyết 2 giờ sau khi uống 75 g glucose  11,1mmol/l (nghiệm pháp dung nạp glucose).4. Điều trị đái tháo đường. Mục đích của điều trị đái tháo đường:+ Hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng và đưa đường máu về giới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – PHẦN 2 BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – PHẦN 2 3. Chẩn đoán đái tháo đường.Chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 3 tiêu chí sau: + Glucose huyết lúc đói (sau > 8h nhịn ăn) > 7 mmol/l, ít nhất 2 lần l àm xétnghiệm liên tiếp. + Xét nghiệm một mẫu glucose huyết bất kỳ trong ngày > 11 mmol/l. + Xét nghiệm glucose huyết 2 giờ sau khi uống 75 g glucose  11,1mmol/l(nghiệm pháp dung nạp glucose). 4. Điều trị đái tháo đường. Mục đích của điều trị đái tháo đường: + Hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng và đưa đường máu về giới hạnbình thường. + Đưa cân nặng về bình thường nhất là bệnh nhân béo phì. + Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đưa người bệnh trở lại họctập và lao động bình thường. 4.1. Chế độ ăn: + Hạn chế ăn glucid để tránh tăng đường huyết, giảm các thức ăn có chứa axitbéo bão hoà (axít béo no) dễ gây vữa xơ động mạch. Tỷ lệ lipid không quá 30%tổng số calo, trong đó axít béo no khoảng 5 - 10%. + Ăn nhiều rau và các loại trái cây có vỏ (vỏ trái cây, gạo lứt...) có nhiều xơ, vìchất xơ khi ăn vào sẽ hạn chế hấp thu đường kích thích hoạt động của ruột và giúptiêu hóa các thức ăn khác, mặt khác còn bổ sung thêm các loại vitamin cần thiếtcho cơ thể, chống táo bón, giảm triglyxerid, cholesterol sau ăn. Khi ăn nhiều thứcăn có chứa chất xơ nên uống nhiều nước ít nhất 1,5 - 2 lít nước một ngày. + Nên ăn vừa phải protid, nếu ăn quá nhiều sẽ có tác dụng xấu và ảnh hưởngtới sự tiến triển của bệnh thận nhất là những bệnh nhân có suy thận. Lượng protidcần thiết ăn 0,7 - 0,8g/kg/ngày. Khi bệnh nhân đái tháo đường có hội chứng thận hư kết hợp (lượng protid thảimất khá nhiều qua đường thận nên lượng protid cho ăn vào phải tăng hơn để bùvào lượng bị mất đi, có thể cho khoảng 4 - 6g/kg/ngày. Tỷ lệ các thức ăn tính theo số calo cung cấp do mỗi loại trong tổng số calohàng ngày: - Gluxid 55 - 60%. - Protid 15 - 20%. - Lipid 30%. + Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (4 - 6 bữa/ngày), không nên ăn quánhiều trong một bữa. + Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnhnhân đang điều trị bằng insulin. + Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đódễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn. + Ăn nhạt khi có tăng huyết áp, chỉ nên ăn 2 - 3g muối/ngày. 4.2. Thể dục liệu pháp: Đây là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháođường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các độngtác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe... nên tập nhẹ nhàng vừaphải, không nên tập quá sức. Thể dục liệu pháp có thể l àm giảm được lipid máu, hạn chế tăng huyết áp,cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn địnhđường máu. 4.3. Thuốc làm hạ đường huyết: 4.3.1. Thuốc uống hạ đường huyết: Dùng thuốc làm hạ đường huyết để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đ ườngtype 2, khi chế độ ăn và luyện tập thể thao mà đường huyết không về b ìnhthường được. * Nhóm sufonylurea (sunfamit hạ đường huyết): + Cơ chế tác dụng: - Kích thích tế bào bêta của tuyến tụy sản xuất ra insulin. - Làm tăng nhạy cảm với insulin. - Làm giảm đề kháng insulin. - Giảm sự kết dính tiểu cầu hạn chế gây đông máu. - Làm bình thường quá trình tiêu fibrin nội mạc. - Giảm hoạt tính gốc tự do. - Làm chậm tiến triển bệnh lý võng mạc. + Sunfamid hạ đường huyết thế hệ 1: - Tolbutamide (diabetol, tolbucal, xyclamid): hấp thu nhanh qua đường tiêuhoá, sau 30 phút có tác dụng, tác dụng đỉnh sau 4 - 5h, kéo dài 12h. Viên nén hàm lượng 0,5g  1 - 2g/ngày chia nhiều lần trong ngày. Nếu đườngmáu trở về bình thường thì có thể giảm liều và duy trì 0,5 - 1g/ngày. - Chlorpropamide (diabiner, galiron, melliner...): thu ốc có tác dụng mạnh hơntolbutamid nhưng độc tính cao hơn. Thuốc hấp thu nhanh 30’- 1h sau khi uống vàkéo dài 24h, nên có thể cho uống một lần vào buổi sáng. - Carbutamide. + Sunfamid làm hạ đường huyết thế hệ thứ 2: - Glibenclamid (daonil, maninil...): viên 5 mg  2 - 4v/ngày. - Gliclazid (diamicron, predian): viên 80 mg  2 - 3v/ngày. - Glimepirid được coi là thuốc có tác dụng hạ đường huyết mạnh nhất trongcác sunfonylurea (amaryl): 2 mg; 4 mg  1 - 2v/ngày, có thể tăng liều đến khiđường máu trở về bình thường thì giảm liều, điều trị củng cố: 1v/ngày. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với bigunamid hoặc insulin. Hiện nay đang xử dụng rộng rãi 1 loại sulfomylure thế hệ thứ 2 (diamicronMR) trong điều trị ĐTĐ týp 2, ngoài tác dụng hạ glucose máu còn có tác dụng trênvi mạch như: làm giảm kết dính và ngưng tập tiểu cầu, hạn chế đông máu và tắcmạch, khôi phục tiêu sợi huyết và làm giảm hoạt tính gốc tự do. Diamicron MRchỉ uống 1 lần trong ngày. * Nhóm bigunamid: ...

Tài liệu được xem nhiều: