Nhiễm Shigella là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính ở đường tiêu hoá do trực khuẩn Shigella gây nên.-Biểu hiện bệnh lý thay đổi từ thể tiêu chảy phân nước nhẹ cho đến các thể nặng nề với đau bụng quặn, mót rặn, tiêu phân nhày máu, sốt và dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc.-Shigella còn gây các biểu hiện bệnh lý ở ngoài đường tiêu hoá như viêm kết mạc, viêm âm đạo, viêm phổi, viêm khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết...-Biểu hiện ở đường tiêu hoá thường tự khỏi trong vài ngày. Dùng kháng sinh sớm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH DO SHIGELLA BỆNH DO SHIGELLA1. Định nghĩa. Nhiễm Shigella là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính ở đường tiêu hoá do trực khuẩn- Shigella gây nên. Biểu hiện bệnh lý thay đổi từ thể tiêu chảy phân nước nhẹ cho đến các thể nặng- nề với đau bụng quặn, mót rặn, tiêu phân nhày máu, sốt và dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc. Shigella còn gây các biểu hiện bệnh lý ở ngoài đường tiêu hoá như viêm kết- mạc, viêm âm đạo, viêm phổi, viêm khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết... Biểu hiện ở đường tiêu hoá thường tự khỏi trong vài ngày. Dùng kháng sinh sớm- có tác dụng giúp hồi phục sớm và rút ngắn thời gian thải vi khuẩn ra phân.2. Tác nhân gây bệnh.Năm 1897: S higella được Shiga đầu tiên xác định là nguyên nhân gây lỵ.2.1. Đặc điểm vi khuẩn.- Shigella là trực khuẩn Gram âm không di động, thuộc họ Enterobateriaceae. Dựavào đặc điểm kháng nguyên thân O và các đặc tính sinh hoá, người ta chia làm 4nhóm chính: A, B, C, D như sau : - Shigella dysenteriae: Nhóm A - Shigella flexneri: Nhóm B - Shigella boydii: Nhóm C - Shigella sonnei: Nhóm D.- Shigella dysenteriae 1 (còn gọi là trực khuẩn Shiga) hay gây dịch và tử vong caohơn các týp khác.2.2. Độc tố.- Shigella có nội độc tố có bản chất lipopolysaccharide, có hoạt tính sinh học giốngnhư nội độc tố của các loài Enterobacteriaceae khác.- Ngoài ra trực khuẩn Shiga còn tiết ra ngoại độc tố có tác dụng ức chế sự sinh tổnghợp protein, có hoạt tính như một enterotoxin. Có ý kiến cho rằng đây là nguyênnhân gây nên các triệu chứng nhiễm độc thần kinh hay gặp ở trẻ em.- Sau khi được tiết ra, độc tố sẽ gắn dính vào c ảm thụ thể bản chất là glycoprotein ởmàng tế bào. Sau đó phần hoạt hoá được chuyển vào bên trong tế bào và ngăn cảnsự tổng hợp protein ở phần 60S của ribosome.3. Dịch tễ học.Bệnh lý do Shigella có thể thấy ở khắp thế giới, và vẫn còn hay gặp ở các nước cóđiều kiện sống thấp kém, vệ sinh cá nhân và cộng đồng kém hiệu quả.3.1. Nguồn bệnh.Người là vật chủ duy nhất. Người lành mang vi khuẩn, người bệnh, người đang thờikỳ hồi phục thải nhiều vi khuẩn trong phân và lây bệnh cho người xung quanh.3.2. Đường lây truyền bệnh.- Người bệnh không được điều trị tiếp tục thải vi khuẩn ra phân đến sáu tuần sau khikhỏi bệnh và là nguồn lây quan trọng.- Vi khuẩn được tìm thấy rất nhiều trên các đồ dùng của người bệnh, đặc biệt là bồnvệ sinh. Vi khuẩn có thể xuyên qua giấy vệ sinh, nhiễm tay người bệnh và cấydương tính ở tay bẩn sau nhiễm khuẩn ba giờ.- Bệnh lây chủ yếu trực tiếp từ người sang người qua tay bẩn. Vi khuẩn nhậy cảmvới sự khô ráo, nhưng sống được nhiều tháng ở nhiệt độ thích hợp trong thức ăn vànước.- Lây gián tiếp qua trung gian như đồ dùng, thực phẩm, nước, do ruồi nhặng.- Bệnh có thể gây dịch ở những nơi sống chật chội, điều kiện vệ sinh cá nhân kém,nguồn nước ô nhiễm, nơi có tập quán dùng phân tươi để bón hoa màu. Bệnh haybộc phát trong các tập thể nh ư nhà dưỡng lão, trung tâm nuôi trẻ, trường học, kýtúc xá, nhà giam...- Bệnh ngày càng được lưu ý ở những trường hợp đồng tính ái nam và là nguyênnhân dẫn đến hội chứng Gay bowell.3.3. Cơ thể cảm thụ.- Đối tượng hay mắc bệnh là trẻ em 1 - 4 tuổi. Nữ nhiều hơn nam.4. Sinh bệnh học.- Do tính chất đề kháng với acid, Shigella sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá, dễdàng qua hàng rào acid của dạ dày.- Trên người tình nguyện: Nuốt 200 vi khuẩn có thể gây bệnh ở 25% người khoẻmạnh. Sau thời kỳ ủ bệnh 24 - 72giờ, vi khuẩn qua ruột non đến xâm nhập vào tếbào thượng bì của ruột già, tăng sinh trong nội bào gây nên phản ứng viêm cấp tínhlớp niêm mạc đại tràng. Giai đoạn này tương ứng với thời kỳ tiền triệu với các triệuchứng nhiễm trùng không đặc hiệu hoặc đau bụng và đi ngoài phân lỏng.- Sau đó, lớp tế bào thượng bì sẽ bị huỷ hoại tróc ra và tạo nên các ổ loét nông trênnền lớp niêm mạc viêm lan toả chứa nhiều chất nhầy và bạch cầu đa nhân. Giaiđoạn này bệnh nhân thải rất nhiều vi khuẩn theo phân ra ngoài.- Tổn thương lúc đầu khu trú ở đại tràng sigma và trực tràng, sau bốn ngày có thểlan đến phần trên của đại tràng; trường hợp nặng có viêm lan tỏa toàn bộ khung đạitràng, lan đến đoạn cuối hồi tràng. Tiêu chảy xuất hiện do rối loạn hấp thụ nước vàđiện giải bởi đại tràng viêm.- Phản ứng viêm ở đại tràng thường nông. Riêng đối với S higella dysenteriae 1 đôikhi có thể đ ưa đến vãng khuẩn huyết (Bacteremia). Thủng đại tràng thường hiếmgặp.- Ở trẻ em: nhiễm Shigella dysenteriae 1 với viêm đại tràng nặng có thể xuất hiệnHội chứng tán huyết urê huyết cao do vỡ hồng cầu và lắng đọng cục fibrin gây tắcmạch máu cầu thận.- Miễn dịch thể dịch qua nhiễm S higella có vai trò quan trọng, chủ yếu là loại IgA.5. Lâm sàng:5.1. Thời kỳ ủ bệnh: Không có biểu hiện lâm sàng. Thường kéo dài 12 - 72 giờ(trung bình 1 - 5 ngày)5.2. Thời kỳ khởi phát- Đột ngột với các triệu chứng không đặc hiệu: + Hội chứng nhiễm trùng : Sốt cao 39 - 40C đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, đau nhức cơ toàn thân, mệt mỏi biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn mửa. ở trẻ nhỏ có thể co giật do sốt cao. + Triệu chứng tiêu hoá : Khởi đầu là tiêu chảy phân lỏng hoặc tiêu toàn nước vàng, kèm theo đau bụng có thể dẫn đến mất nước và điện giải nặng, suy thận cấp, nhưng thường không đến mức đe doạ tính mạng trừ ở trẻ quá nhỏ và người già.- Giai đoạn này kéo dài một đến ba ngày.5.3. Thời kỳ toàn phát.Bệnh diễn tiến thành bệnh cảnh lỵ đầy đủ với :- Đi ngoài phân nhầy, nhiều lần, lượng phân càng lúc càng ít dần. Trường hợp nặngcó thể đến 20 - 40 lần/ngày.- Mót rặn nhiều, ngày càng tăng, đau thắt ở vùng trực tràng, có thể dẫn đến sa trựctràng ở người già, suy kiệt.- Đau bụng quặn từng cơn, nhưng thường giảm sau ...