Danh mục

BỆNH ĐỘNG KINH (Epilepsy)

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.74 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Động kinh là các cơn rối loạn chức năng thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột, quá mức của một nhóm các neuron thần kinh. - Biểu hiện lâm sàng của cơn động kinh là: + Các cơn rối loạn chức năng thần kinh trung ương (vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần, thực vật...). + Cơn xuất hiện đột ngột, tồn tại ngắn (trong vòng vài phút) và tự thoái lui. + Các cơn động kinh có tính chất định hình về lâm sàng (cơn sau giống cơn trước). + Trong cơn bệnh nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH ĐỘNG KINH (Epilepsy) ĐỘNG KINH (Epilepsy) 1. Đại cương. 1.1. Định nghĩa: - Động kinh là các cơn rối loạn chức năng thần kinh trung ương do sự phóngđiện đột ngột, quá mức của một nhóm các neuron thần kinh. - Biểu hiện lâm sàng của cơn động kinh là: + Các cơn rối loạn chức năng thần kinh trung ương (vận động, cảm giác, giácquan, tâm thần, thực vật...). + Cơn xuất hiện đột ngột, tồn tại ngắn (trong vòng vài phút) và tự thoái lui. + Các cơn động kinh có tính chất định hình về lâm sàng (cơn sau giống cơn trước). + Trong cơn bệnh nhân thường có mất ý thức.1.2. Phân loại.1.2.1. Bảng phân loại quốc tế cơn động kinh năm 1981:- Cơn toàn thể: A. Cơn vắng ý thức (abcense). B. Cơn giật cơ (myoclonic). C. Cơn co giật (clonic).D. Cơn tăng trương lực (tonic). E. Cơn co cứng-co giật (tonic - clonic). F. Cơn mất trương lực (atonic).- Cơn cục bộ:A. Cơn co giật cục bộ đơn giản (không rối loạn ý thức)+ Với những biểu hiện vận động.+ Với những biểu hiện cảm giác bản thể hoặc cảm giác đặc biệt.+ Với những triệu chứng tự động.+ Với những triệu chứng tâm thần.B. Cơn co giật cục bộ phức tạp (có rối loạn ý thức)+ Bắt đầu như cơn co giật cục bộ đơn giản và dần tiến tới rối loạn ý thức.+ Với rối loạn ý thức ngay từ đầu. a. Chỉ có rối loạn ý thức b. Rối loạn ý thức và rối loạn tự động. C. Cơn cục bộ toàn thể hoá thứ phát. + Cơn cục bộ đơn giản toàn thể hoá. + Cơn cục bộ phức tạp toàn thể hoá. + Cơn cục bộ đơn giản tiến triển thành cơn cục bộ phức tạp sau đó toàn thểhoá. - Các cơn chưa phân loại. Trong thực tế phân loại năm 1981 đ ược ứng dụng rộng rãi. 1.2.2. Phân loại quốc tế về bệnh và hội chứng động kinh năm 1989: - Bảng phân loại này mang tính chất phức hợp trong đó tập hợp thành nhómcác bệnh nhân có chung các đặc điểm cơ bản. - Bảng phân loại cho thấy u điểm nổi bật trong phương hướng điều trị và tiênlượng bệnh, tuy nhiên có nhiều hạn chế. - Bảng phân lọai xác định 4 nhóm bệnh và hội chứng động kinh: + Bệnh và hội chứng động kinh có liên quan một khu vực: Động kinh cục bộ + Bệnh và hội chứng động kinh không liên quan khu vực: Động kinh toàn thể + Bệnh và hội chứng động kinh không xác định tính chất cục bộ hay toàn thể + Bệnh và hội chứng động kinh đặc biệt. 1.3. Cơ chế bệnh sinh. Động kinh là một quá trình bệnh lý có nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tốbệnh sinh. Về bản chất động kinh đ ược đặc trưng bởi những rối loạn chức năng cótính chất chu kỳ của não bộ. Những rối loạn đó bắt nguồn từ sự phóng điện quámức của các neuron do bị tăng kích thích hoặc bị mất ức chế. Trong sự xuất hiện cơn động kinh người ta thấy có vai trò quan trọng của 2 yếu tố: 1- Yếu tố di truyền (thiên hướng mắc bệnh) và 2- Yếu tố gây cơn (các bệnh mắc phải). Hai yếu tố này kết hợp với nhau làm thay đổi tập quán sinh hoá màng tế bàothần kinh và dẫn đến trạng thái tăng kích thích tế bào. Trong thực tế chỉ có nhữngđám tế bào nhất định chịu ảnh h ởng của 2 yếu tố đó và chúng được gọi là những tếbào động kinh. Những tế bào này dễ lâm vào tình trạng khử cực kịch phát(paroxysmale depolarisationshift= PDS). Khi gặp những điều kiện thuận lợi PDSsẽ chuyển thành sự phóng điện dạng cơn và gây diễn biến động kinh trên lâm sàng(Hình 1). Yếu tố di truyền Yếu tố gây cơn (thiên hướng mắc bệnh) (các bệnh mắc phải) Dẫn truyền sinh hoá thay đổi Tăng kích thích neuron Sự khử cực kịch phát (PDS) Diễn biến động kinh trên lâm sàng Hình 1. Bệnh sinh của động kinh 1.4. Nguyên nhân động kinh. - Động kinh không rõ căn nguyên Còn được gọi là động kinh căn nguyên ẩn (cryptogenic epilepsy), các trườnghợp này nguyên nhân chưa được phát hiện. Bệnh sử, thăm khám lâm sàng, các xétnghiệm cận lâm sàng không chỉ ra được tổn thương não để có thể giải thích hợp lý cáccơn. - Động kinh nguyên phát (idiopathic epilepsy). Thuật ngữ “Động kinh toàn thể nguyên phát - primery generalized epilepsy”diễn đạt tình trạng lâm sàng và điện não của cơn động kinh xảy ra ở dạng toàn thểngay từ đầu và không có tổn thương khu trú ở não. - Động kinh có nguyên nhân. Còn được gọi là động kinh triệu chứng (symptomatic epilepsy). Nguyên nhânlà các tổn thương não xảy ra từ giai đoạn thai nhi cho đến giai đoạn phát triển tâmlý vận động và các bệnh lý mắc phải trong giai đoạn trưởng thành, thuờng gặp là:chấnthương sọ não, u não, bệnh lý mạch máu não, viêm não 2. Lâm sàng một số thể động kinh. 2.1. Cơn co cứng co giật toàn thể (generalized tonic- clonic seizures): - Tiền triệu: Cơn có thể có hoặc không có các triệu chứng báo trư ...

Tài liệu được xem nhiều: