Danh mục

Bệnh đục thể thuỷ tinh bẩm sinh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.46 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh đục thể thuỷ tinh bẩm sinhĐục thể thuỷ tinh (TTT) bẩm sinh là một đục TTT đã có từ trước khi trẻ ra đời, xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, gặp ở tỷ lệ khoảng 0,4% trẻ mới sinh.Nguyên nhân Chủ yếu có 2 nguyên nhân sinh bệnh chính: một là di truyền chiếm khoảng từ 1025%; hai là nhiễm trùng trong thời kỳ người mẹ thai nghén, đặc biệt là do virut (rubeon, herpes, cúm, quai bị...). Ngoài ra còn có thể do một số bệnh về rối loạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh đục thể thuỷ tinh bẩm sinh Bệnh đục thể thuỷ tinh bẩm sinhĐục thể thuỷ tinh (TTT) bẩm sinh là một đục TTT đã có từ trước khi trẻ ra đời,xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, gặp ở tỷlệ khoảng 0,4% trẻ mới sinh.Nguyên nhânChủ yếu có 2 nguyên nhân sinh bệnh chính: một là di truyền chiếm khoảng từ 10-25%; hai là nhiễm trùng trong thời kỳ người mẹ thai nghén, đặc biệt là do virut(rubeon, herpes, cúm, quai bị...). Ngoài ra còn có thể do một số bệnh về rối loạnchuyển hoá (như galactosa huyết, giảm canxi huyết...) và đục TTT bẩm sinh còngặp trong một số hội chứng toàn thân khác.Triệu chứngĐục TTT toàn bộ gồm các hình thái mềm, sữa và màng.Thường được chẩn đoán sớm do sự có mặt của ánh đồng tử trắng, mất thị lực cóthể kèm với rung giật nhãn cầu hoặc lác mắt. Đục TTT thường phối hợp với cáctổn thương khác của nhãn cầu như nhãn cầu bé, giác mạc nhỏ, tổn hại võng mạc...Đục TTT chưa toàn bộ: gồm các hình thái đục bao TTT, đục nhân TTT. Loại nàythường được chẩn đoán muộn hơn với những triệu chứng như sau: trẻ nhìn mờ đi,nhìn gần mờ hoặc nhìn xa mờ, có thể có lác mắt.Đục TTT bẩm sinh có thể xảy ra ở một mắt hoặc hai mắt.Điều trịĐối với đục bẩm sinh toàn bộ hai mắt cần phải phẫu thuật sớm ngay trong nhữngtháng đầu của trẻ. Phương pháp phẫu thuật thường là mổ lấy TTT sau đó đeo kínhhoặc dùng kính tiếp xúc ở trẻ dưới 5 tuổi; trẻ trên 5 tuổi có thể đặt TTTNT. Đốivới đục TTT hai mắt chưa toàn bộ quyết định phẫu thuật không cần khẩn cấp đốivới trẻ dưới 5 tuổi, cần điều chỉnh kính hoặc nhỏ giãn đồng tử. Trong trường hợpđục không đồng đều ở hai mắt chú ý điều trị mắt đục nhiều hơn trước. Đục TTTbẩm sinh một mắt có thể phẫu thuầt đặt TTTNT, loại này xuất hiện sớm thường bịnhược thị rất sâu, thường kèm với những tổn thương phối hợp tại mắt và toàn thânnên kết quả điều trị rất kém.Sau phẫu thuật cần chú ý điều trị nhược thị bằng cách bịt mắt và tập luyệnĐề phòngNhững gia đình đã có người bị bệnh đục TTT bẩm sinh cần phải được tư vấn vềbệnh và nguy cơ mắc bệnh của con cái họ.Những người mẹ có thai cần phòng tránh các bệnh nhiễm trùng trong khi mangthai, nhất là các bệnh do virut.Khô mắt do thiếu vitamin ANhững biến đổi ở mắt do thiếu vitamin A, bao gồm nhiều mức độ: khô kết mạcbiểu hiện tình trạng thiếu vitamin A nhẹ, khô giác mạc thường để chỉ thiếu vitaminA ở mức độ nặng hơn. Khô nhuyễn giác mạc là hình thái trầm trọng nhất ở mắt,làm tiêu giác mạc và thường dẫn đến mù loà vĩnh viễn. Những trẻ em bị khô mắtcòn có những bệnh toàn thân kèm theo như ỉa chảy, các bệnh đường hô hấp (viêmphổi), và bệnh sởi.Nguyên nhânDo thiếu vitamin A, là loại vitamin cần thiết cho sự phát triển, sức khoẻ, và chứcnăng bình thường của các mô bề mặt, như biểu mô của da và niêm mạc, và các môcủa mắt, đặc biệt là kết mạc, giác mạc và võng mạc.Phân loạiQuáng gà (XN): không nhìn rõ được trong điều kiện ánh sáng yếu.Khô kết mạc (X1A): kết mạc khô, dày và nhăn nheo.Vết Bitot (X1B): là những vết trắng hơi nổi lên, có bọt, nằm ở phía thái dương.Vết Bitot nằm trên kết mạc bị khô và thường ở hai mắt.Khô giác mạc (X2): giác mạc mất bóng, ánh sáng phản chiếu từ giác mạc bị phântán và mờ xỉn.Khô nhuyễn giác mạc (X3A, X3B): sự mềm hoá và mủn giác mạc một phần hoặctoàn bộ, thường bị cả hai mắt.Sẹo giác mạc (XS): nhãn cầu thường bị teo lại (do thủng giác mạc và nhiễm trùng)hoặc bị rãn lồi ra.Tổn hại đáy mắt do khô mắt (XF)Điều trị1. Điều trị bằng vitamin ANgay sau khi chẩn đoán: uống vitamin A 200.000 đv x 1 viên (sử dụng 1/2 liềuvới trẻ dưới 1 tuổi).Ngày hôm sau: 200.000 đv vitamin A uống.Bốn tuần sau: 200.000 đv vitamin A uống.Nếu nôn kéo dài hoặc ỉa chảy nhiều, có thể thay thế liều đầu tiên bằng tiêm bắp100.000 đv vitamin A tan trong nước (không được dùng dạng dầu).2. Tra nước mắt nhân tạo 1 giờ 1 lần.3. Tra dầu A 3 lần / ngày.4. Nếu có nhiễm trùng tại mắt điều trị đặc hiệu chống các tác nhân vi khuẩn hoặcvi rút.5. Kết hợp với điều trị các bệnh toàn thân và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.Điều trị dự phòngTrẻ trên 1 tuổi và dưới 6 tuổi: 200.000 đv vitamin A uống trong lần khám bệnh lầnđầu tiên cho mỗi đợt mắc bệnh toàn thân.Trẻ dưới một tuổi và trẻ bất kỳ: 100.000 đv vitamin A uống trong lần khám bệnhlần đầu tiên cho mỗi đợt mắc bệnh toàn thân.Theo dõiNhững trường hợp nặng phải nằm viện điều trị, nhẹ hơn thì theo dõi sau vài ngàyhoặc vài tuần. ...

Tài liệu được xem nhiều: