Cần nhận biết sớm đục thủy tinh thể
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 178.03 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, tại Việt Nam có tới 70% số người mù là do đục tinh thể. Đáng nói là có tới 35% người mù do đục thủy tinh thể không biết bản thân bị bệnh hoặc đây là bệnh có thể chữa được.
Đục thủy tinh thể là một căn bệnh rất phổ biến, là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam. Điều đáng nói, đa phần người bệnh đều rất chủ quan, cho rằng thị lực giảm chỉ là dấu hiệu của tuổi già nên không đi khám bệnh,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cần nhận biết sớm đục thủy tinh thể Cần nhận biết sớm đục thủy tinh thể Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, tại Việt Nam có tới 70% số người mù là do đục tinh thể. Đáng nói là có tới 35% người mù do đục thủy tinh thể không biết bản thân bị bệnh hoặc đây là bệnh có thể chữa được. Đục thủy tinh thể là một căn bệnh rất phổ biến, là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam. Điều đáng nói, đa phần người bệnh đều rất chủ quan, cho rằng thị lực giảm chỉ là dấu hiệu của tuổi già nên không đi khám bệnh, không chữa trị. Bệnh đục thủy tinh thể có khả năng chữa khỏi, nếu phát hiện sớm, việc điều trị vô cùng đơn giản bằng kỹ thuật mổ Phaco. Thị lực người bệnh được phục hồi tốt. Tuy nhiên, đa số người bệnh lại đến viện khi ở giai đoạn muộn, rất khó phục hồi thị lực. Nhất là ở những trường hợp mà các dây thần kinh thị giác (nhiệm vụ cung cấp thông tin nhìn thấy đến não) có thể đã bị phá huỷ hoàn toàn, gây mù vĩnh viễn hoặc nếu điều trị được cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính do tuổi già, đái tháo đường, tăng huyết áp, cận thị, chấn thương... Đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa. Bệnh không phải là ung thư hoặc khối u bất thường trong mắt. Bệnh này là do những thay đổi vật lý trong các thành phần của thủy tinh thể gây đục. Các triệu chứng của bệnh: - Mắt nhìn thấy mờ, thị lực suy giảm, khó nhìn, lóe sáng, quáng gà, ra nắng mờ hơn trong nơi râm mát. - Sức nhìn kém trong các vùng sáng bao quanh. - Nhìn một vật thành hai hoặc ba. Điều trị: Phẫu thuật là phương pháp duy nhất có hiệu quả trong việc chữa đục thủy tinh thể. Tỷ lệ thành công cao với hơn 90% bệnh nhân khôi phục tốt thị lực của mình với những kỹ thuật tiên tiến hiện nay như Phaco. Sau phẫu thuật bệnh nhân phục hồi rất nhanh và có thể nhìn thấy sau một thời gian ngắn. Phòng ngừa: Hiện vẫn chưa có cách phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân phổ biến gây thị lực kém ở người cao tuổi. Chính vì vậy, nên tăng cường kiểm tra mắt định kỳ nhất là với người cao tuổi để hạn chế các biến chứng, bảo vệ chức năng thị giác và giảm thiểu tỷ lệ mù lòa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cần nhận biết sớm đục thủy tinh thể Cần nhận biết sớm đục thủy tinh thể Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, tại Việt Nam có tới 70% số người mù là do đục tinh thể. Đáng nói là có tới 35% người mù do đục thủy tinh thể không biết bản thân bị bệnh hoặc đây là bệnh có thể chữa được. Đục thủy tinh thể là một căn bệnh rất phổ biến, là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam. Điều đáng nói, đa phần người bệnh đều rất chủ quan, cho rằng thị lực giảm chỉ là dấu hiệu của tuổi già nên không đi khám bệnh, không chữa trị. Bệnh đục thủy tinh thể có khả năng chữa khỏi, nếu phát hiện sớm, việc điều trị vô cùng đơn giản bằng kỹ thuật mổ Phaco. Thị lực người bệnh được phục hồi tốt. Tuy nhiên, đa số người bệnh lại đến viện khi ở giai đoạn muộn, rất khó phục hồi thị lực. Nhất là ở những trường hợp mà các dây thần kinh thị giác (nhiệm vụ cung cấp thông tin nhìn thấy đến não) có thể đã bị phá huỷ hoàn toàn, gây mù vĩnh viễn hoặc nếu điều trị được cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính do tuổi già, đái tháo đường, tăng huyết áp, cận thị, chấn thương... Đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa. Bệnh không phải là ung thư hoặc khối u bất thường trong mắt. Bệnh này là do những thay đổi vật lý trong các thành phần của thủy tinh thể gây đục. Các triệu chứng của bệnh: - Mắt nhìn thấy mờ, thị lực suy giảm, khó nhìn, lóe sáng, quáng gà, ra nắng mờ hơn trong nơi râm mát. - Sức nhìn kém trong các vùng sáng bao quanh. - Nhìn một vật thành hai hoặc ba. Điều trị: Phẫu thuật là phương pháp duy nhất có hiệu quả trong việc chữa đục thủy tinh thể. Tỷ lệ thành công cao với hơn 90% bệnh nhân khôi phục tốt thị lực của mình với những kỹ thuật tiên tiến hiện nay như Phaco. Sau phẫu thuật bệnh nhân phục hồi rất nhanh và có thể nhìn thấy sau một thời gian ngắn. Phòng ngừa: Hiện vẫn chưa có cách phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân phổ biến gây thị lực kém ở người cao tuổi. Chính vì vậy, nên tăng cường kiểm tra mắt định kỳ nhất là với người cao tuổi để hạn chế các biến chứng, bảo vệ chức năng thị giác và giảm thiểu tỷ lệ mù lòa.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh nhãn khoa bệnh về mắt chuyên khoa về mắt cách chăm sóc mắt phòng tránh đục thủy tinh thểGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Nhãn khoa (dùng cho đào tạo bác sĩ đa khoa) - NXB Giáo Dục
164 trang 55 0 0 -
Y học cổ truyền - Bệnh ngũ quan: Phần 2
52 trang 32 0 0 -
Cận thị ở trẻ cần được phát hiện sớm
5 trang 30 0 0 -
7 trang 29 0 0
-
3 trang 29 0 0
-
5 trang 29 0 0
-
Giáo án Sinh học 8 bài 50: Vệ sinh mắt
2 trang 28 0 0 -
3 trang 28 0 0
-
11 trang 26 0 0
-
5 trang 25 0 0
-
Điều trị viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em
4 trang 23 0 0 -
Xuất huyết dịch kính sau chấn thương mắt
5 trang 22 0 0 -
4 trang 22 0 0
-
4 trang 22 0 0
-
Cho đôi mắt trẻ thêm đẹp và sáng
6 trang 21 0 0 -
211 trang 21 0 0
-
Tìm hiểu về Liệu pháp giác hơi: Phần 2
80 trang 21 0 0 -
Tổn thương võng mạc ở bệnh nhân AIDS (Kỳ 2)
5 trang 21 0 0 -
11 trang 21 0 0
-
Cẩm nang bệnh học cho người cao tuổi
114 trang 21 0 0