Danh mục

Nhược thị (Amblyopia)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.31 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhược thị là một thuật ngữ y học dùng để chỉ sự kém phát triển về mặt chức năng của cơ quan thị giác xảy ra ở trẻ em. Trẻ bị nhược thị có thị lực kém ở một hoặc hai bên mắt nhưng có thể chữa khỏi nếu như được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.1. Nguyên nhân: - Do lác mắt là thường gặp nhất. - Do các tật khúc xạ ở mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị, lệch khúc xạ.- Do các bệnh ở mắt như: sụp mi bẩm sinh, đục thể thuỷ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhược thị (Amblyopia) Nhược thị (Amblyopia) Nhược thị là một thuật ngữ y học dùng để chỉ sự kém phát triển về mặtchức năng của cơ quan thị giác xảy ra ở trẻ em. Trẻ bị nhược thị có thị lực kém ởmột hoặc hai bên mắt nhưng có thể chữa khỏi nếu như được chẩn đoán sớm vàđiều trị đúng. 1. Nguyên nhân: - Do lác mắt là thường gặp nhất. - Do các tật khúc xạ ở mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị, lệch khúc xạ. - Do các bệnh ở mắt như: sụp mi bẩm sinh, đục thể thuỷ tinh bẩm sinh,sẹo giác mạc… 2. Triệu chứng: Nhược thị biểu hiện bằng thị lực kém ở một hoặc hai bên mắt. Mắt gọilà nhược thị khi mà thị lực dưới 7/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu hoặc khi chênhlệch thị lực giữa hai mắt là trên 2/10 mà sự giảm thị lực này không kèm theo bệnhlí thực thể nào hoặc nếu có thì mức độ giảm thị lực đó không tương xứng với mứcđộ bệnh lí đi kèm. Ngoài ra trẻ có thể hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khicó nhức đầu nhức mắt. Cũng có thể thấy được các bệnh ở mắt gây ra nhược thịnhư: lác, sụp mi, đục thể thuỷ tinh… 3. Chẩn đoán: Phát hiện trẻ bị nhược thị không phải dễ dàng. Nếu trẻ bị lác hoặc cónhững bất thường tại mắt thì bố mẹ bệnh nhân có thể dễ dàng nhận thấy được vàđưa trẻ đi khám. Việc kiểm tra thị lực được thực hiện bởi các thày thuốc nhãnkhoa sẽ khẳng định được trẻ có bị nhược thị hay không cũng như mức độ củanhược thị. Tuy nhiên nhiều khi nhược thị không được phát hiện ra do không cóbiểu hiện khác thường nào nhất là khi chỉ bị một bên mắt và trẻ không có biểu hiệnvề thị lực kém cũng như không than phiền gì và dễ dàng thích nghi với điều kiệnthị lực đó. Vì vậy điều quan trọng là cần có sự quan tâm, chú ý của các bậc cha mẹđối với con em mình và nên cho trẻ đi khám mắt theo định kỳ một cách có hệthống để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những vấn đề về mắt. 4. Điều trị: Mục đích điều trị là mang lại thị lực tốt nhất có thể được cho mắt bịnhược thị từ đó cho phép trẻ có thể sử dụng đồng thời hai m ắt và là cơ sở cho sựphát triển hoàn thiện thị giác hai mắt. Để đạt được mục đích đó, ngoài điều trịnguyên nhân các bệnh tại mắt ra thì việc điều trị nhược thị chủ yếu là kích thích sửdụng mắt nhược thị bằng các phương pháp khác nhau như đeo kính, bịt mắt lành,tập chỉnh quang hay phẫu thuật… tuỳ theo chỉ định của th ày thuốc với từng trườnghợp cụ thể. Điều trị nh ược thị phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Các yếu tốquyết định thành công của điều trị là sự hiểu hiết và phối hợp của các bậc phụhuynh, tuổi của trẻ, mức độ nhược thị cũng như các bệnh mắt kèm theo. Ngoài racũng cần nhớ rằng nhược thị sau khi đã điều trị khỏi vẫn cần phải theo dõi lâu dàiđề phòng nhược thị tái phát. BS. Đỗ Quang Ngọc

Tài liệu được xem nhiều: