Danh mục

Xuất huyết dịch kính sau chấn thương mắt

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.55 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất huyết dịch kính là bệnh cảnh lâm sàng thường gặp sau chấn thương. Xuất huyết dịch kính có thể gặp sau cả chấn thương xuyên nhãn cầu và chấn thương đụng dập nhãn cầu. Ngoài ra, xuất huyết dịch kính cũng gặp trong một số trường hợp chấn thương sọ não (hội chứng terson và shaken baby syndrom).Xuất huyết dịch kính sau chấn thương chiếm khoảng 12% - 18,8% các trường hợp xuất huyết dịch kính nói chung. Chấn thương mắt là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết dịch kính ở người trẻ. Nguồn chảy máu vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xuất huyết dịch kính sau chấn thương mắt Xuất huyết dịch kính sau chấn thương mắt Hình ảnh xuất huyết dịch kính. Xuất huyết dịch kính là bệnh cảnh lâm sàng thường gặp sau chấn thương.Xuất huyết dịch kính có thể gặp sau cả chấn thương xuyên nhãn cầu và chấnthương đụng dập nhãn cầu. Ngoài ra, xuất huyết dịch kính cũng gặp trong một sốtrường hợp chấn thương sọ não (hội chứng terson và shaken baby syndrom). Xuất huyết dịch kính sau chấn thương chiếm khoảng 12% - 18,8% cáctrường hợp xuất huyết dịch kính nói chung. Chấn thương mắt là nguyên nhân hàngđầu gây xuất huyết dịch kính ở người trẻ. Nguồn chảy máu vào khoang dịch kínhcó thể xuất phát từ các mạch máu của hắc mạc, của võng mạc, mống mắt, thể mi.Trong trường hợp xuất huyết dịch kính do hội chứng terson, máu trong sọ não đitheo màng mềm bao bọc thị thần kinh vào trong khoang dịch kính. Theo một số tàiliệu nghiên cứu, 33% các trường hợp xuất huyết màng mềm (gặp trong chấnthương sọ não) có kèm theo xuất huyết nội nhãn, trong đó khoảng 6% bệnh nhânbị xuất huyết dịch kính. Các triệu chứng thường gặp khi bị xuất huyết dịch kính: Về lâm sàng,sau chấn thương tùy theo mức độ xuất huyết dịch kính mà bệnh nhân có thể có cáctriệu chứng sau: - Cảm giác đau có thể gặp ngay sau chấn thương và kéo dài một vài ngàysau chấn thương. Đau có thể do bản thân tình trạng chấn thương mắt hoặc do tăngnhãn áp. Tăng nhãn áp sớm sau chấn thương lúc này có thể do thể mi tăng tiết thủydịch hoặc khối lượng thủy dịch tăng do máu nội nhãn. Đau xuất hiện muộn (mộtvài tuần) sau xuất huyết dịch kính thường là do glôcôm do tế bào ma (ghost-cell,bản chất là các tế bào hồng cầu bị thoái hóa) hoặc glôcôm do tan máu (hemolyticglaucoma). - Trong trường hợp xuất huyết dịch kính nhẹ, bệnh nhân nhìn thấy như cókhói, có hiện tượng mưa bồ hóng hoặc mạng nhện bay trước mắt. Đối với xuấthuyết dịch kính trung bình và nặng, bệnh nhân bị giảm thị lực thậm chí đến mứcchỉ còn khả năng nhận thức sáng tối. - Một số bệnh nhân cảm giác có chớp sáng trước mắt, thường gặp trongtrường hợp xuất huyết dịch kính có kèm theo các rách của võng mạc. Thăm khám lâm sàng cho thấy, bên cạnh các triệu chứng của chấn thươngxuyên nhãn cầu và chấn thương đụng dập nhãn cầu nói chung (sẹo giác mạc, sẹocủng mạc, đục vỡ thủy tinh thể, lệch thủy tinh thể, máu tiền phòng...), có thể thấysự xuất hiện của máu trong buồng dịch kính. Tùy theo mức độ máu trong buồngdịch kính, có thể thấy máu trong buồng dịch kính chỉ là một dải hoặc từng đámtrôi nổi hay toàn bộ buồng dịch kính là máu. Trong trường hợp còn quan sát đượcđáy mắt, có thể thấy một số tổn thương phối hợp của hắc võng mạc như xuất huyếthắc - võng mạc, rạn màng Bruch, rách võng mạc... Thăm khám cận lâm sàng bao gồm siêu âm B để đánh giá tình trạng võngmạc (có bong võng mạc không?...). Trong một số trường hợp cần thiết, CT scannergiúp chẩn đoán xác định dị vật nội nhãn, nhổ giật của thị thần kinh hoặc một sốtrường hợp vỡ củng mạc ở phía sau... Điều trị xuất huyết dịch kính sau chấn thương Điều trị nội khoa bao gồm: - Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, đầu cao 30oC - 45oC, băng kín 2 mắtnhằm tránh chảy máu tái phát và tạo điều kiện cho hồng cầu lắng đọng xuốngdưới. - Bệnh nhân cần được điều trị các chấn thương phối hợp bằng kháng sinh(trong trường hợp chấn thương xuyên nhãn cầu), chống viêm tích cực bằngcorticoid, chống dính đồng tử bằng tra mắt dung dịch atropin. - Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng thêm tam thất bột 10g/ngày, uống nhiềunước (0,5l/lần lúc đói, chú ý người tăng huyết áp hoặc có bệnh tim mạch cần thậntrọng khi uống nhiều nước). - Bệnh nhân được theo dõi định kỳ 2-5 ngày một lần nhằm loại trừ bongvõng mạc. Sau đó, thời gian theo dõi có thể thưa dần 1-2 tuần cho đến khi máudịch kính tiêu hết. Điều trị phẫu thuật bằng cắt dịch kính xuất huyết được chỉ định trong cáctrường hợp: - Xuất huyết dịch kính dày đặc, kéo dài không có khả năng tiêu máu. - Xuất huyết dịch kính có kèm theo bong võng mạc. - Xuất huyết dịch kính kèm theo glôcôm do tan máu hoặc glôcôm do tế bàoma. Biến chứng do xuất huyết dịch kính: Xuất huyết dịch kính nếu khôngđược điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng như: - Hiện tượng nhiễm sắt của nhãn cầu (hemosiderois bulbi) kèm theo nhiễmđộc của tế bào cảm thụ ánh sáng. - Hiện tượng tăng nhãn áp do sự lắng đọng của các tế bào hồng cầu bị thoáihóa (ghost cell glaucoma) hoặc sự lắng đọng của các mảnh vụn tế bào hồng cầu,các đại thực bào chứa đầy hemoglobin (hemolytic glaucoma)... - Một số trường hợp xuất huyết dịch kính ở người trẻ và đặc biệt là trẻ emdưới 2 tuổi có thể bị cận thị hóa hoặc nhược thị. ...

Tài liệu được xem nhiều: