Thông tin tài liệu:
Bệnh cháy bìa lúa lúa (Xanthomonas oryzae) Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vi khuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bên trong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên. Vi khuẩn phát triển trong phạm vi pH từ 4 - 8,8. Nhiệt độ tối thích là 28-30oC. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HẠI LÚA BỆNH CHÁY BÌA LÁ BỆNH HẠI LÚA - BỆNH CHÁY BÌA LÁ Bệnh cháy bìa lúa lúa(Xanthomonas oryzae)Bệnh đốm cháy bìa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nấm gây nên. Vikhuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặcbiệt qua vết thương xây xát trên lá. Khi đã tiếp xúc với bề mặt lá, vikhuẩn có màng ướt nên dễ dàng di động qua vết thương, tiến vào bêntrong các lỗ khí mà sinh sản nhân lên. Vi khuẩn phát triển trong phạmvi pH từ 4 - 8,8. Nhiệt độ tối thích là 28-30oC.Bệnh phát sinh phá hại trong suốt từ thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưngtriệu chứng điển hình biểu hiện ở thời kỳ lúa cấy trên ruộng từ sau đẻnhánh đến trổ và chín sữa. Vết bệnh tạo thành các sọc như giọt dầu từmép lá gần đỉnh và phát triển dần theo cả chiếu dài và chiều rộng tạothành một vết cháy ở mép và đỉnh lá. Vết bệnh có màu vàng xám nhạt,giữa vết cháy và phần xanh còn lại của lá có ranh giới rõ ràng bởi mộtđường nâu sẫm, vết bệnh có thể lan rộng làm cả phiến lá khô bạc trắng.Vào sáng sớm khi còn ướt sương hoặc ngày mưa dầm ẩm ướt trên vếtbệnh sinh những giọt keo màu vàng hoặc khô lại thành hạt nhỏ nhưtrứng cá. Bệnh phát triển nặng có thể làm toàn bộ lá, kể cả lá đòng bịkhô rạc nhanh chóng trước khi lúa chín, làm hạt kém mẩy và vỏ trấu bịđen.Tuy là một loại bệnh có cự ly truyền nhiễm lây lan hẹp, song nó nguồnbệnh phong phú như: cỏ dại, đất, nước, hạt giống, tàn dư cây bệnh, hơnnữa các yếu tố mưa, gió, giông bão... có thể truyền lan bệnh với phạmvi không gian khá rộng, giọt keo vi khuẩn hình thành với số lượngnhiều, đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm bệnhphát triển mạnh sau những đợt mưa gió trong suốt vụ mùa ở nước ta.Bệnh sẽ phát triển nặng trên các ruộng cấy, sạ dày, bón thừa phân đạmhay trên các chân đất ngập nước liên tục, đất phèn, ngộ độc acid hữucơ. Vụ đông xuân có gió nhiều và thời tiết mát mẻ nên rất thuận lợi chobệnh vàng này phát sinh phát triển và lây lan trên ruộng lúa. Bệnhthường phát sinh sớm từ trung tuần tháng 8 ngay lúc lúa đang đẻ nhánhvà tiếp tục phát triển mạnh vào những thời kỳ làm đòng, trổ đến chín.Các trà lúa mùa sớm cấy các giống dễ cảm bệnh thường bị bệnh rấtsớm và khá nặng, giảm năng suất nhiều, đặc biệt trong những nămnhiều mưa bão.Phòng trừ bằng cách:● Chọn giống sạch và kháng bệnh, có bộ lá dày, xử lý hạt giống trướckhi ngâm ủ, gieo sạ.● Tăng cường bón phân hữu cơ, không bón quá nhiều phân đạm vàkhông bón thúc muộn. Bón đủ lân, kali.● Chọn mùa vụ thích hợp, nên làm đất và khử trùng đất kỹ, nếu có điềukiện nên luân canh với các cây trồng khác không phải là đối tượng lantruyền bệnh.● Khi ruộng chớm bị bệnh cháy bìa lá thì có thể xử lý một trong cácloại thuốc như Staner 20WP, Sasa 20WP, Xanthomix 20WP, Asusu20WP...