Danh mục

Bệnh hại thực vật Việt Nam - Hội thảo Quốc gia: Phần 1 (Lần thứ 20)

Số trang: 208      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.85 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (208 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội thảo Quốc gia "Bệnh hại thực vật Việt Nam" phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Chẩn đoán xác định virus gây bệnh khảm xoăn vàng lá trên cây cà chua (solanum lycopersicum l.) Ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng; ảnh hưởng của một số chủng vi khuẩn nội sinh chọn lọc đến tuyến trùng pratylenchus coffeae và sinh trưởng của cây cà phê vối giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Đắk Lắk;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh hại thực vật Việt Nam - Hội thảo Quốc gia: Phần 1 (Lần thứ 20) LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM HỘI CÁC NGÀNH SINH HỌC VIỆT NAM HỘI NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI THỰC VẬT VIỆT NAM (V.P.S) HỘI THẢO QUỐC GIA BỆNH HẠI THỰC VẬT VIỆT NAM Lần thứ 20 Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Nghiên cứu Bệnh hại thực vật Việt Nam The 20th National Conference of Phytopathological Society of Vietnam V.P.S. - 2021 ISBN: 978-604-60-3373-8 NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2021 HỘI THẢO QUỐC GIA BỆNH HẠI THỰC VẬT VIỆT NAM Ban Biên tập 1. GS.TS. Vũ Triệu Mân Trưởng ban 2. PGS.TS. Nguyễn Đắc Khoa Ủy viên thường trực 3. GS.TS. Bùi Chí Bửu Ủy viên 4. GS.TS. Bùi Cách Tuyến Ủy viên 5. GS.TS. Nguyễn Văn Tuất Ủy viên 6. PGS.TS. Phạm Văn Dư Ủy viên 7. PGS.TS. Hà Viết Cường Ủy viên 8. PGS.TS. Nguyễn Văn Viết Ủy viên 9. TS. Đặng Vũ Thị Thanh Ủy viên 10. ThS. Phạm Thanh Thủy Ủy viên phụ trách công tác xuất bản (Tranh bìa: Tranh của GS.TS. Vũ Triệu Mân ký họa phong cảnh nơi đoàn du lịch của Hội dừng chân nghỉ ở Nghĩa Lộ, Yên Bái năm 2015) Lần thứ 20 - Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Nghiên cứu Bệnh hại thực vật Việt Nam Năm 2021 2 Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI THỰC VẬT VIỆT NAM (29/9/2001 - 29/9/2021) Kính thưa các vị khách quý, Kính thưa các vị đại biểu, Hội Nghiên cứu Bệnh hại thực vật Việt Nam chúng ta được thành lập ngày 29/9/2001, năm nay là Hội thảo Quốc gia về bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 cũng là kỷ niệm 20 năm thành lập Hội. Nhớ lại những năm xưa khi ngành Bệnh cây còn bé nhỏ, nhiều thế hệ đàn anh chúng ta đã nghiên cứu bệnh cây trong chiến tranh ở chiến khu hay trong vùng địch tạm chiếm. Phương tiện nghèo nàn với những kính hiển vi nhỏ bé trong phòng thí nghiệm đơn sơ nhưng một thời các anh chị đã góp phần quan trọng bảo vệ sản xuất. Ở miền Bắc, Tổ Nghiên cứu Bệnh cây đầu tiên đã được thành lập tại Viện Khảo cứu Nông nghiệp Việt Nam tại Văn Điển do Kỹ sư Phan Thị Liễu làm tổ trưởng. Thành tựu đầu tiên là các bài báo của bà Phan Thị Liễu về bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh thối rễ cà phê, bệnh phồng lá chè. Trong chiến tranh ngành Bệnh cây đã dần phát triển với sự trưởng thành của việc đào tạo kỹ sư bảo vệ thực vật tại Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Từ nguồn cán bộ này kết hợp nguồn cán bộ đào tạo từ các nước trở về, chúng ta dần hình thành hệ thống bảo vệ thực vật gồm cục, viện, trường và màng lưới mở rộng xuống cấp tỉnh/thành, huyện, xã trong toàn quốc. Những trận dịch lớn xảy ra liên tiếp thử thách ngành Bệnh cây Việt Nam ngay từ những năm 59 - 60 của thế kỷ XX như bệnh tiêm lửa, bệnh lúa von, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh vàng lụi trên lúa; nhiều bệnh trên ngô như đốm lá, gỉ sắt, bạch tạng; các bệnh phồng lá chè, sùi cành chè; bệnh gỉ sắt cà phê; bệnh phấn trắng, xì mủ cao su; bệnh khảm lá thuốc lá... Rất nhiều bệnh trên rau vùng ngoại vi Hà Nội, Hải Phòng như bệnh mốc sương cà chua, khoai tây, bệnh nấm hạch, bệnh vi khuẩn cải bắp, bệnh xoăn lá cà chua, khoai tây..., bệnh tiêm lửa, đốm nâu gây tình trạng thiếu mạ, lúa còi cọc, năng suất thấp, những năm 60 bệnh đã dần được khắc phục nhờ biện pháp phòng trừ bằng canh tác. Bệnh đạo ôn, bạc lá được khoanh vùng dập dịch. Một trận dịch lớn gây hiện tượng vàng lụi lúa từ miền Tây Bắc đến đồng bằng, từ Lạng Sơn đến vùng trung du Bắc Bộ liên tục từ năm 1963 đến năm 1969 đã tàn phá nhiều vựa lúa ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta. Tác giả Đường Hồng Dật có công lớn trong việc xác định nguyên nhân cùng các nhà khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội như tác giả Hồ Khắc Tín, Lê Khôi, 3 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 Năm 2021 Nguyễn Ngọc Tiến nghiên cứu bọ rày xanh đuôi đen truyền bệnh, tác giả Lê Trường nghiên cứu sử dụng thuốc hợp lý diệt bọ rày. Nhiều nghiên cứu điều tra và phòng trừ của các tác giả Bùi Văn Ích, Đặng Thái Thuận, Nguyễn Hữu Thụy, Trần Huy Thọ, Phan Đình Phụng, Vũ Khắc Nhượng, Hà Minh Trung... đã giúp việc phòng chống bệnh thành công ở miền Bắc nước ta và giống lúa phải thay đổi, cải tạo lại cơ cấu giống và mùa vụ. Tác giả Bùi Huy Đáp đã có công phát triển lúa Xuân, vụ lúa mới của miền Bắc. Tác giả Vũ Tuyên Hoàng đã thực hiện ý tưởng đưa lúa Mùa trồng trong vụ Xuân với việc tạo các giống Đông Xuân 2, 3, 4, 5 đạt hiệu quả năng suất cao. Bệnh bạc lá lúa được hạn chế dần với các nghiên cứu của các tác giả Lê Lương Tề, Vũ Khắc Nhượng và nhiều nhóm nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật và Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Bệnh đạo ôn, khô vằn, tiêm hạch đã được Viện và Trường cùng Cục, Viện Bảo vệ thực vật đưa ra nhiều biện pháp hạn chế tác hại có hiệu quả. Ngoài nghiên cứu về lúa các tác giả còn có nhiều công bố về bệnh trên cây trồng khác, đó là: Tác giả Đặng Thái Thuận công bố về bệnh hại lạc ở Nghệ An; Tác giả Lê Lương Tề công bố về bệnh giác ban bông, bệnh loét cam, bệnh hại chè; Tác giả Vũ Hoan công bố về bệnh mốc sương cà chua; Tác giả Vũ Triệu Mân công bố về bệnh nấm gây chết cây khoai tây; Tác giả Phan Quốc Sủng và ctv. có nhiều kết quả nghiên cứu về bệnh tuyến trùng, bệnh gỉ sắt cà phê. Cùng thời gian này những nghiên cứu về bệnh virus thực vật bắt đầu phát triển, việc chẩn đoán, xác định bệnh virus không chỉ dùng côn trùng lây bệnh làm bằng chứng mà đã dùng phương pháp tạo kháng huyết thanh chẩn đoán. Tác giả Nguyễn Hữu Thụy (1966) đã điều chế thử kháng huyết thanh chẩn đoán virus X khoai tây. Từ nă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: