Danh mục

Bệnh học da liễu part 4

Số trang: 43      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.00 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là vẩy nến xuất hiện ở vùng nếp kẽ như nách, nếp dưới vú, rốn, nếp kẽ mông, bẹn. Tổn thương là các mảng đỏ giới hạn rõ lan rộng hơn ra ngoài vị trí kẽ. Tổn thương có thể chợt ra, có vết nứt, vẩy ẩm tích tụ lại dễ nhầm với bệnh do candida và hăm kẽ do liên cầu. 4.8. Vẩy nến trẻ em: thường ở tuổi đang lớn, xuất hiện sau một viêm đường hô hấp trên, sau tiêm chủng... bệnh phát đột ngột tổn thương thành chấm, giọt , vảy mỏng rải rác khắp người,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học da liễu part 4Là vẩy nến xuất hiện ở vùng nếp kẽ như nách, nếp dưới vú, rốn, nếp kẽ mông, bẹn. Tổnthương là các mảng đỏ giới hạn rõ lan rộng hơn ra ngoài vị trí kẽ. Tổn thương có thể chợt ra, cóvết nứt, vẩy ẩm tích tụ lại dễ nhầm với bệnh do candida và hăm kẽ do liên cầu.4.8. Vẩy nến trẻ em: thường ở tuổi đang lớn, xuất hiện sau một viêm đường hô hấp trên, sautiêm chủng... bệnh phát đột ngột tổn thương thành chấm, giọt , vảy mỏng rải rác khắp người,điều trị bằng kháng sinh có tác dụng tốt.5. Mô bệnh học.+ Dày sừng và á sừng (hyperkeratosis và parakeratosis): lớp sừng dầy lên rõ rệt, gồm nhiều lớptế bào á sừng (là những tế bào sừng non, còn tồn tại nhân) giưã các lá sừng có những khengang chứa đầy không khí làm vẩy dễ bong.á sừng là hậu quả của tăng gai (hyperacanthosis), phần lớn lớp gai phía trên các nhú bì mỏngchỉ còn 2-3 lớp tế bào, nhưng ở phần các mầm liên nhú dày tới hàng trăm lớp tế bào, các mầmliên nhú dài ra đâm xuống chân bì, phần dưới phình to như dùi trống, có nhánh đôi khi dính vàocác mầm lân cận, lớp gai và lớp đáy có biểu hiện tăng gián phân rõ.Nhú bì bị kéo dài lên phía trên và biến dạng hình chùy. Nhú bì và phần trên chân bì rải rác cómột số tế bào viêm quanh các mạch máu gồm lympho và tổ chức bào.+ Từ mao mạch vùng nhú và dưới nhú thoát ra các tế bào lymphô và bạch cầu đa nhân trungtính xâm nhập vào các khe gian bào và lớp gai tạo thành vi áp xe Munro, là dấu hiệu quan trọngchẩn đoán mô bệnh học đối với vẩy nến, thường gặp ở tổn thương mới, giai đoạn vượng bệnh.+ Giảm sắc tố da trong lớp tế bào đáy và lớp gai.+ Giãn mao mạch chân bì.6. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.6.1. Chẩn đoán xác định dựa vào:+ Vị trí.+ Tổn thương cơ bản: đám đỏ, nền cứng cộm, phủ vẩy trắng nhiều lớp.+ Dấu hiệu Kobner.+ Phương pháp cạo vẩy Brocq.+ Mô bệnh học da.6.2. Chẩn đoán phân biệt:+ á vẩy nến.+ Vẩy phấn hồng Gibert+ á sừng liên cầu, eczematide+ Sẩn giang mai II.7. Điều trị.Điều trị vẩy nến còn nan giải, mặc dù những năm gần đây có những loại thuốc mới, phươngpháp điều trị mới có hiệu quả cao hơn được đưa ra, các loại thuốc này làm bệnh đỡ nhiều hoặctạm khỏi về lâm sàng, sau một thời gian bệnh lại tái phát, chưa có loại thuốc nào chữa bệnhkhỏi hẳn được.7.1. Các loại thuốc bôi điều trị vẩy nến.7.1.1. Thuốc bong vẩy , bạt sừng.Mỡ salicylic 2%, 3%, 5% có tác dụng lam bong vaayr, chống lại hiện tượng á sừng, làm giảm đỡtriệu chứng bong vẩy nhưng không có tác dụng trên triệu chứng viêm thâm nhiễm nền cứngcộm của vẩy nến.7.1.2. Goudron : là một loại thuốc khử oxy có 2 loại.- Goudron nguồn góc chưng cất phân huỷ từ một số gỗ có nhựa ( cây thông...).-Goudron nguồn gốc từ than đá.Đó là một chất lỏng có màu nâu sẫm hay màu đen, nhót với mùi hắc đặc trưng. pH có tính acit,hòa tan trong dung môi hữu cơ, ít tan trong nước được dùng điều trị bệnh vẩynến,eczema dạng dung dịch cồn, bột nhão, mỡ và nguyên chất ( goudron pur).Dầu cade là 1 loại goudron nguồn gốc sản phẩm chưng cất từ một loại gỗ cây thông.Coaltar là 1 loại goudron than đá.Goudron là 1 loại thuốc cổ điển điều trị vẩy nến khá tốt, có tác giả coi goudron là vua của cácloài thuốc bôi, bôi vào tổn thương vẩy nến làm tổn thương hết vẩy, tan nhiễm cộm và tổnthương biến mất sau đợt điều trị. Nhược điểm là màu đen, mùi hắc dây bẩn quần áo và một sốbôi lâu ngày có thể có viêm nang lông.Mỡ Sabouraud 1 công thức nổi tiếng chữa vẩy nến, thnàh phần gồm goudron, dầu cadơ, diêmsinh, Resorcin...a. salicylic.7.1.3. Anthralin là một loại thuốc khử oxy có tiềm năng ức chế các enzymes điều hoà việc sửdụng glucoza đỏ là men 6-phosphate -deshydrogenase ( G6-PDH).Thường dùng Anthralin trong điểu trị tiếp xúc ngắn (short contact).Trong 2 tuần đầu hàng ngày bôi Anthralin, nồng độ 0,1% - 0,3% sau đó 10-20 phút tắm rửathuốc đi.Các tuần sau điều trị duy trì 2 lần/ tuần.Chú ý tránh hiện tượng kích thích da, không tắm nước nóng sau khi bôi thuốc trong vòng 1 giờ,tránh để dây thuốc vào mắt.7.1.4. Mỡ corticoid ( biệt dược mỡ Flucinar, Synalar, Eumovate, Betnovate, Tempovate,Diproson, Sicorten ,Lorinden...).Ưu điểm của thuốc mỡ corticoid là bệnh đỡ nhanh, tương đối sạch, bệnh nhân ưa thích. Nhượcđiểm là bôi diện rộng, dài ngày có thể gặp tác dụng phụ như nổi trứng cá, teo da, giãn mạch,vết rạn da... và có hiện tượng nhờn thuốc hoặc bật bóng về sau bệnh tái phát vượng bệnhnặng hơn.Hiện nay người ta cho rằng nên áp dụng bôi mỡ corticoid như sau:- Bôi loại mỡ corticoid loại nhẹ và vừa ( nhóm IV, V, VI,VII).- Bôi 1 đợt 20- 30 ngày , sau đó nghỉ thuốc 1 thời gian sau nếu cần mới dùng tiếp đợt khác.- Bôi xen kẽ, đợt này dùng mỡ corticoid, đợt sau bôi loại thuốc khác.- Tránh bôi diện rộng, kéo dài ngày.Cơ chế của thuốc là ức chế huy động bạch cầu đa nhân, ức chế tổng hợp DNA ở pha G1, G2của gián phân, chống viêm, chống gián phân.7.1.5. Mỡ Daivonex (calcipotriol): là chất đồng đẳng vitamin D3 có tác dụng ức chế tăn ...

Tài liệu được xem nhiều: