-Tổn thương cơ bản: ban đầu khi nhiễm nấm trên da xuất hiện đám đỏ hình tròn như đồng xu đường kính 1-2 cm sau lan to ra, về sau các đám tổn thương liên kết thành mảng lớn bằng lòng bàn tay hay to hơn nữa, có hình đa cung. -Tính chất: đám đỏ có bờ viền ranh giới rõ, bờ gồ cao trên mặt da, bờ có một số mụn nước nhỏ li ti, giữa đám tổn thương có xu hướng lành, hơi bong vảy da. Tổn thương phát triẻn li tam dần ra ngoại vi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học da liễu part 6-Tổn thương cơ bản: ban đầu khi nhiễm nấm trên da xuất hiện đám đỏ hình tròn như đồng xuđường kính 1-2 cm sau lan to ra, về sau các đám tổn thương liên kết thành mảng lớn bằng lòngbàn tay hay to hơn nữa, có hình đa cung.-Tính chất: đám đỏ có bờ viền ranh giới rõ, bờ gồ cao trên mặt da, bờ có một số mụn nước nhỏ liti, giữa đám tổn thương có xu hướng lành, hơi bong vảy da. Tổn thương phát triẻn li tam dần rangoại vi.-Triệu chứng cơ năng: ngứa, đặc biệt khi nóng, ra mồ hôi thì rất ngứa khó chịu.-Tiến triển: lành tính nhưng nếu không điều trị triệt để dễ trở thành nấm da mạn tính hay táiphát.- Các thể lâm sàng: Nấm da nhiễm khuẩn: do bệnh nhân gãi, tổn thương bị trợt dẫn đến nhiễm khuẩn phụ, xuấthiện một số mụn mủ trên đám tổn thương nấm. Nấm da viêm da, eczema hoá: do bệnh nhân chà xát, gãi, hoặc bôi thuốc mạnh (axit, pin đèn,kiến khoang...) làm tổn thương trợt, rớm dịch, chảydịch, viêm lan toả, nề... Nấm da mạn tính: bề mặt tổn thương thẫm màu, giới hạn tổn thương kém rõ rệt, chẩn đoánkhó, có khi xét nghiệm nấm âm tính.- Chẩn đoán cận lâm sàng:Cần cạo vảy da từ tổn thương để xét nghiệm soi tìm sợi nấm hoặc đem nuôi cấy bệnh phẩm đểxác định loài nấm.- Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt một số bệnh da sau:+ Phong củ: vị trí hở, giới hạn rõ nhưng bờ là củ nhỏ, mất cảm giác, xét nghiêm nấm (-)+ Vảy phấn hồng Gibert 1/2 trên, đám mẹ, đám con, đám có giới hạn, viền, vảy mỏng ở rìa đám.+ Vảy nến: cộm đỏ, giới hạn rõ, nhiều vảy trắng+ Nấm da mạn với eczema mạn cần chẩn đoấn phân biệtĐiều trị :3.1. Nguyên tắc: phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh lây lan trong đơn vị rồi mới điều trị. Điều trị phải bôi đúng phác đồ, đủ thời gian, liên tục. Điều trị nấm da 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng.-Tránh cạo da trước khi bôi thuốc, nếu không dẫn đến dị ứng và nhiễm khuẩn phụ.- Khi nấm lây truyền trong tập thể thì phải điều trị hàng loạt, điều trị đột kích- Bôi thuốc đúng nồng dộ thích hợp.- Kết hợp biện pháp VSPB, giặt luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi.-Tránh bôi các thuốc hại da như acid, pin đèn, kiến khoang, tránh thói quen mặc quần áo lótchặt, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo.- Điều trị bôi: Cồn BSI 1-3% hoặc cồn ASA 1-3% kết hợp với mỡ benzosali.Đông y : dùng cồn là muồng trâu, lá chút chít, rễ cây bạch hạc 30- 50% điều trị nấm hắc lào cótác dụng.2.2.. Nấm kẽ chân:- Vị trí bệnh thường thấy xuất hiện ở kẽ ngón đặc biệt hay gặp ở kẽ ngón chân.- Căn nguyên: do các loài Epidermophyton, Trichophyton gây nên. Bệnh hay gặp ở người lộinước, đi giầy tất bí hơi (nấu ăn, công nhân cầu phà, công binh hành quân dã ngoại, vận độngviên bơi lội).-Triệu chứng lâm sàng: tổn thương bắt đầu ở giữa kẽ ngón 3-4, (hay gặp nhất ở một số người cócấu tạo giải phẫu ngón 3-4 sít nhau) rồi dần dần lan sang kẽ ngón khác. Tổn thương ban đầubợt trắng hơi bong vảy, nổi một số mụn nước, ngứa nhiều, gãi trợt da, có nền đỏ, có khi viêm nề,sưng tấy do nhiễm khuẩn thứ phát, khi đó bệnh nhân có thể sốt, hạch bẹn sưng. Nấm có thểlan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân,đoi khi có mụn nước sâu dạng tổ dỉa ở lòng bànchân (dị ứng thứ phát).Trường hợp do loài nấm Trichophyton thì tổn thương thường đỏ, róc da ở gót chân, rìa bànchân, các kẽ chân, và có khi có mụn nước sâu hoặc có tổn thương ở móng, móng sẽ mủn trắngvàng...Cần chý ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh da khác: á sừng bàn chân, tổ đỉa thể khô, eczematiếp xúc...3.Điều trị :3.1. Nguyên tắc: phát hiện sớm, đièu trị kịp thời để tránh lây lan trong đơn vị rồi mới điều trị. Điều trị phải bôi đúng phác đồ, đủ thời gian, liên tục. Điều trị nấm da 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng.-Tránh cạo da trước khi bôi thuốc, nếu không dẫn đến dị ứng và nhiễm khuẩn phụ.- Khi nấm lây truyền trong tập thể thì phải điều trị hàng loạt, điều trị đột kích- Bôi thuốc đúng nồng dộ thích hợp.- Kết hợp biện pháp VSPB, giặt luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi.- Tránh bôi các thuốc hại da như acid, pin đèn, kiến khoang, tránh thói quen mặc quần áo lótchặt, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo.Bôi cồn BSI 2%, ASA dd castellani,nếu cần uống Griseofulvin 1g/ngày x 20-30 ngày, hoặc uốngNizoral hay Sporal.2.3 Nấm lang ben: (Pityriasis versicolor, Malassezia furfure).- Căn nguyên: bệnh do nấm men pityrosporum ovale gây nên. Thường gặp ở người trẻ, thanh thiếu niên. Tổn thương thường bị ở 1/2 người phía trên như ởcổ, vai, ngực, lưng, cánh tay, có khi lan xuống đùi. Tổn thương ban đầu là các chấm, vết hìnhtròn đường kính 1-2 mm trông giống như bèo tấm, ăn khớp với lỗ chân lông, thường có màutrắng, hồng (nhất là khi đi nắng khi ra mồ hôi thì màu thường đậm hơn, đôi khi có màu nâu. Cácthương tổn liên kết với nhau tạo thành các đám có hình vằn vèo, hình bản đồ, giới hạn rõ, khicạo bong ít vảy cám (dấu hệu vỏ bào).- Triệu chứng cơ năng: ngứa, nhất là khi nóng ra mồ hôi hay đi nắng về, ngứa râm ran.- Tiến triển:hay tái phát do bào tử còn s ...