Danh mục

BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 1 - BS. DOANH THIÊM THUẦN - 2

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo phân loại của Mỹ dựa vào triệu chứng cơ năng - Giai đoạn I: không có khó thở - Giai đoạn II: khó thở khi gắng sức - Giai đoạn III: khó thở khi làm việc nhẹ - Giai đoạn IV: khó thở khi nghỉ ngơi 7.5.2. Phân loại theo Liên Xô (cũ) phân làm 5 giai đoạn dựa vào cả cận lâm sàng - Giai đoạn I: không khó thở, tim không to, ECG bình thường - Giai đoạn II: khó thở khi gắng sức, ho khạc máu, nhĩ trái to, phổi mờ, ECG có dày nhĩ trái....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 1 - BS. DOANH THIÊM THUẦN - 2thêm tiếng thổi tâm thu ở liên sườn II bên trái.7.5. Chẩn đoán giai đoạn hẹp7.5.1. Theo phân loại của Mỹ dựa vào triệu chứng cơ năng - Giai đoạn I: không có khó thở - Giai đoạn II: khó thở khi gắng sức - Giai đoạn III: khó thở khi làm việc nhẹ - Giai đoạn IV: khó thở khi nghỉ ngơi7.5.2. Phân loại theo Liên Xô (cũ) phân làm 5 giai đoạn dựa vào cả cận lâm sàng - Giai đoạn I: không khó thở, tim không to, ECG bình thường - Giai đoạn II: khó thở khi gắng sức, ho khạc máu, nhĩ trái to, phổi mờ, ECG códày nhĩ trái. - Giai đoạn III: khó thở nhiều hơn, ho khạc ra máu, gan to, nhĩ trái thất phải to,ECG có dày thất phải. - Giai đoạn IV: suy tim rõ hơn, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi rõ, điều trị còn hồiphục. - Giai đoạn V: suy tim không hồi phục7.6. Chẩn đoán biến chứng7.6.1. Rối loạn nhịp nhĩ như Rung nhĩ, cuồng động nhĩ, ngoại tâm thu nhĩ. Sự xuất hiện của rung nhĩ gây hậuquả xấu dễ hình thành cục máu đông trong tim.7.6.2. Suy tim phải - Hay xảy ra cơn hen tim, phù phổi cấp ở hẹp van 2 lá khít. - Hội chứng suy tim phải tiến triển không thể tránh khỏi.7.6.3. Tắc mạch - Cục máu đông được hình thành ở nhĩ trái làm tắc mạch não, thận, chi. - Cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch chủ dưới gây tắc mạch phổi.7.6.4. Nhiễm trùng - Viêm phế quản - phổi do vi trùng, viêm phổi, áp xe phổi. - Viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler).7.6.5. Một số thể lâm sàng đặc biệt - Thai sản: người bệnh hẹp van hai lá có thai sẽ làm nặng thêm tình trạng huyếtđộng do tăng cung lượng tim và thể tích máu khi mang thai. Do đó người bệnh có 21nguy cơ cao bị phù phổi cấp. - Tái hẹp van: sau khi mổ tách van hai lá kín. Nguyên nhân có thể là do dai dẳngquá trình thấp tim hoặc là tái bị thấp tim. Thông thường kèm theo hở hai lá (do phẫuthuật).8. ĐIỀU TRỊ8.1. Nội khoa Tránh lao động nặng, tìm nghề thích hợp không đòi hỏi hoạt động thể lực nhiều.8.1.1. Khi có hội chứng gắng sức thì phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, có thể canthiệp ngoại khoa cho người bệnh trong lúc chờ đợi, ở tuyến cơ sở có thể cho bệnhnhân dùng lợi tiểu như: Furosemid 40mg x l-2viên/ngày. Thuốc giãn mạch Nitrat như Risordan 10 80 mg/ngày. Thuốc trợ tim hay được dùng khi bệnh nhân có rung nhĩ với tần số thất nhanh.8.1.2. Phòng ngừa thấp tim và đều trị biến chứng nên có Nói chung đó là trường hợp hẹp không khít, bệnh nhân dung nạp được, tuy nhiênkhông loại trừ có thể xảy ra biến chứng rối loạn nhịp.8.2. Ngoại khoa8.2.1. Tách van 2 lá: mổ tim kín hoặc tách van bằng bóng. Ở Việt Nam còn thôngdụng chỉ định mổ kín tách van: tuổi 20 - 60, hẹp < l,5cm2, giai đoạn 2 hoặc 3, hẹp đơnthuần hoặc kết hợp hở hai lá, hở chủ nhẹ. - Chống chỉ định khi hở hai lá, hở chủ nặng, hẹp động mạch chủ, tổ chức dướivan hư biến, van vôi hóa. - Chống chỉ định tương đối: khi đang có đợt thấp tiến triển, viêm nội tâm mạchoặc tắc mạch mới xảy ra.8.2.2. Thay van 2 lá: bằng van sinh học hoặc van cơ học trong trường hợp hư biến tổchức dưới van và calci hóa nặng. Trong trường hợp tổn thương phối hợp có thể phảisửa hoặc thay cả hai van.9. TIÊN LƯỢNG - Tuỳ thuộc mức độ hẹp và sự hiện diện hay không của các tổn thương phối hợp - Tiên lượng không tất khi tuổi trẻ, có thai, lao động nặng. Với sự tiến bộ của kỹthuật phẫu thuật cũng như các phương tiện điều trị mới của y học tiên lượng cho bệnhnhân bị hẹp van 2 lá ngày càng khả quan.10. PHÒNG BỆNH - Hẹp van 2 lá là bệnh van tim rất thường gặp ở nước ta, nguyên nhân chủ yếu làdo thấp tim. Bệnh có thể sinh nhiều biến chứng nặng, do đó vấn đề chăm sóc sức khỏe22ban đầu rất quan trọng. - Cần phải giáo dục rộng rãi về y tế trong cộng đồng để phòng ngừa viêm họng ởtrẻ em. Khi đã mắc bệnh cần được điều trị đầy đủ. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ở các trường học, vì học sinh là tuổi dễ mắcbệnh thấp khớp cấp. - Khi đã phát hiện bệnh thấp khớp cấp, cần có chế độ điều trị chặt chẽ, chế độquản lý theo dõi bệnh nhân để phát hiện di chứng van tim đồng thời theo dõi chế độkháng sinh phòng ngừa đến hết thời gian quy định. - Cần phát hiện sớm những trường hợp hẹp van hai lá để có kế hoạch cụ thể,tránh biến chứng có thể xảy ra. 23 HỞ VAN HAI LÁ1. ĐẠI CƯƠNG1.1. Định nghĩa Hở van hai lá xảy ra khi van 2 lá đóng không kín trong thì tâm thu, cho phépdòng máu chảy ngược từ thất trái lên nhĩ trái.1.2. Dịch tễ học1.2.1. Tần suất Mắc bệnh tuỳ thuộc theo mức độ phát triển của các quốc gia tức là bệnh hở van 2lá gặp nhiều ở những nước kém phát triển. Bệnh xảy ra ở vùng nông thôn, ngoại thànhcó kinh tế, văn hóa thấp. - Hở van hai lá hay gặp phối hợp với hẹp van hai lá (tỷ lệ 40% trong tổng số bệnhti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: