Danh mục

BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 1 - BS. DOANH THIÊM THUẦN - 3

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 375.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tốt nhất là Dobutamin hoặc Dopamin. - Sử dụng thuốc chống đông: trong suy tim nhất là những trường hợp suy tim mạn, máu ứ lại ở các cơ quan rất dễ hình thành các cục máu đông từ đó gây những biến chứng không lường được. Thuốc chống đông thường được sử dụng khi có thêm loạn nhịp nhất là loạn nhịp hoàn toàn. Đúng ra thuốc chống đông chỉ được dùng là Heparin nhưng do sự phức tạp của những xét nghiệm cần theo dõi khi dùng nó, nên theo chúng tôi để dùng thuốc đỡ phiền phức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 1 - BS. DOANH THIÊM THUẦN - 3Tốt nhất là Dobutamin hoặc Dopamin. - Sử dụng thuốc chống đông: trong suy tim nhất là những trường hợp suy timmạn, máu ứ lại ở các cơ quan rất dễ hình thành các cục máu đông từ đó gây nhữngbiến chứng không lường được. Thuốc chống đông thường được sử dụng khi có thêmloạn nhịp nhất là loạn nhịp hoàn toàn. Đúng ra thuốc chống đông chỉ được dùng là Heparin nhưng do sự phức tạp củanhững xét nghiệm cần theo dõi khi dùng nó, nên theo chúng tôi để dùng thuốc đỡphiền phức và đỡ nguy hiểm ta nên dùng Aspirin biệt dược là Aspirin PH8 500mg mỗingày một viên kéo dài, điều cần lưu ý là tác dụng kích ứng niêm mạc dạ dày của PH8.Đề phòng bằng cách không dùng cho những người có tiền sử bệnh ở dạ dày và hành tátràng.3.3. Điều trị theo nguyên nhân Ngoài những biện pháp chung, ở những người bệnh suy tim có nguyên nhân rõràng có thể điều trị được thì ta áp dụng những biện pháp cụ thể cho từng nguyên nhân. - Suy tim trong cường giáp trạng: phải phối hợp điều trị tích cực cường giáptrạng thì đương nhiên tình trạng suy tim sẽ được cải thiện. - Suy tim trong thiếu vitamin Bl thì đương nhiên phải bồi phụ vitamin Bl, tốt nhấtlà bằng đường tiêm vì có những người không hấp thụ được vitamin Bl bằng đườnguống. - Suy tim do rối loạn nhịp tim nhất là những trường hợp suy tim do Block nhĩthất, nhất là cấp 3 sẽ không có gì thay thế tất bằng máy tạo nhịp. - Suy tim trong nhồi máu cơ tim thì tết nhất là can thiệp trực tiếp vào chỗ độngmạch vành bị tắc có thể là nong hoặc làm cầu nối. - Suy tim trong các bệnh van tim mắc phải hoặc bẩm sinh thì ngoài những biệnpháp chung chỉ là tạm thời, ta phải can thiệp thay van hoặc sửa những khuyết tật bẩmsinh mới hy vọng cải thiện được tình trạng suy tim một cách lâu dài. Tóm lại: suy tim không phải là một bệnh nhưng nó gây ra không ít sự nguy hiểmcho đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Cho đến nay không có biện pháp nào duynhất có thể điều trị được nên ta phải phối hợp nhiều biện pháp, dựa vào từng trườnghợp cụ thể không nên bỏ sót một biện pháp nào cho dù biện pháp đó đơn giản. 43 ĐIỆN TÂM ĐỒ ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG1. NHỮHG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐIỆN TÂM ĐỒ1.1. Định nghĩa - Điện tâm đồ là một đường cong ghi lại sự biến thiên của dòng điện do tim khihoạt động phát ra. - Điện thế đó rất nhỏ, chỉ tính bằng mihvôn nên rất khó ghi, đến năm 1903 lầnđầu tiên Einthoven ghi được nó bằng một điện kế có đầy đủ mức nhạy cảm. - Ngày nay, người ta đã sáng chế ra rất nhiều loại máy ghi điện tim. Các máy đócó bộ phận khuyếch đại bằng đèn điện tử hay bán dẫn ghi điện tâm đồ trực tiếp lêngiấy hay vẽ lên màn huỳnh quang. Ngoài ra, chúng còn có thể ghi đồng thời đượcnhiều chuyển đạo cùng một lúc liên tục 24 giờ trên băng của một máy nhỏ gắn vàongười (Cardio Cassette type Holter).1.2. Phương pháp ghi điện tim Phương pháp ghi điện tim cũng giống như cách ghi các đường cong biến thiêntuần hoàn khác. Người ta cho dòng điện tim tác động lên một bút ghi làm bút này daođộng qua lại và vẽ lên mặt một băng giấy. Nó được một động cơ làm chuyển động đềuvà liên tục theo một vận tốc nào đó như thế ta được một đường cong tuần hoàn gồmnhiều làn sóng biến thiên theo thời gian: đó là điện tâm đồ. Điện tâm đồ có thể coi là một đồ thị có hoành độ là thời gian và tung độ là điệnthế của dòng điện tim. Tùy theo điện thế này cao hay thấp, bút ghi sẽ vạch lên giấymột làn sóng có biên độ cao hay thấp.1.2.1. Thời gian Ta in sẵn trên giấy những đường kẻ dọc cách nhau 1 mm. Như vậy khi cho giấychạy theo: - Vận tốc 25mm/s thì mỗi ô 1 mm có giá trị 0,04 sec. - Vận tốc 50mm/s thì mỗi ô 1 mm có giá trị 0,02 sec. - Vận tốc 12,5mm/s thì mỗi ô 1 mm có giá trị 0,08 sec.1.2.2. Biên độ Người ta in sẵn lên giấy những đường ngang cách nhau mỉm. Trước khi cho dòngđiện tim chạy vào máy, người ta phóng vào một dòng điện 1 milivôn (1mv) và vặn nútđiều chỉnh sao cho bút ghi dao động vừa đúng một biên độ 10 ô (10 mm = 1 cm). Có 3 cách test biên độ 1 mV = 10 mm (1N)44 0,5 mV = 5mm (N/2) 2 mV = 20mm (2N) Thông thường ta hay cho máy chạy tốc độ 25 mm/s và test biên độ là 1N (10mm)2. CƠ CHẾ ĐIỆN SINH LÝ HỌC CỦA CƠ TIM2.1. Dòng điện do tim phát ra vì đâu? Ngày nay khoa điện sinh lý học hiện đại đã cho ta biết rõ đó là do sự biến đổihiệu thế giữa mặt trong và mặt ngoài của màng tế bào cơ tim. Sự biến đổi hiệu thế này bắt nguồn từ sự di chuyển của các con (K+, Na+...) từngoài vào trong tế bào và từ trong tế bào ra ngoài khi tế bào cơ tim hoạt động, lúc nàytính thẩm thấu của màng tế bào đối với các loại lớn luôn luôn biến đổi. Khi tế bào bắt đầu hoạt động (bị kích thích), điện thế ngoài màng tế bào sẽ trởthành âm tính tương đối (bị khử mất cực dương) so với mặt trong. Đó là hiện tượngkhử cực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: