Danh mục

BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 2 - BS. BÙI DUY QUỲ - 5

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 363.15 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dẫn lưu màng phổi: - Dụng cụ chọc hút dẫn lưu: các loại kim tiêm, ứng thông nhỏ bằng chất dẻo polyethy!che, ống dẫn lưu vừa và lớn bằng cao su Monaldi, Monod, Nelaton, ống dẫn lưu bằng chất dẻo Joly. - Điểm chọc hút: + Tràn khí toàn thể: Điểm chọc ở khoang liên sườn 2 trên đường giữa đòn. Ở phụ nữ vì vấn đề thẩm mỹ có thể chọc Ở đường nách, phía sau cơ ngực lớn. Luôn đi sát bờ trên của xương sườn dưới. Nếu kèm theo có tràn dịch, tràn máu, tràn mủ thì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 2 - BS. BÙI DUY QUỲ - 5màng phổi có tràn khí để khí có thể thoát ra ngoài liên tục qua kim đó, không tích căngtrong lồng ngực có thể gây nguy hiểm do ép phổi và các tạng trong lồng ngực. * Dẫn lưu màng phổi: - Dụng cụ chọc hút dẫn lưu: các loại kim tiêm, ứng thông nhỏ bằng chất dẻo polyethy!che, ống dẫn lưu vừa và lớn bằng cao su Monaldi, Monod, Nelaton, ống dẫn lưu bằng chất dẻo Joly. - Điểm chọc hút: + Tràn khí toàn thể: Điểm chọc ở khoang liên sườn 2 trên đường giữa đòn. Ở phụ nữ vì vấn đề thẩmmỹ có thể chọc Ở đường nách, phía sau cơ ngực lớn. Luôn đi sát bờ trên của xươngsườn dưới. Nếu kèm theo có tràn dịch, tràn máu, tràn mủ thì phải đặt ống dẫn lưu ở vùngmàng phổi có dịch này (thường ở liên sườn 4 hay 6 trên đường nách giữa, nách sauhay nách trước tuỳ trường hợp) dẫn lưu ngay lập tức vì dịch và máu trong màng phổiđể lâu gây dính và dễ bị bội nhiễm. + Tràn khí khu trú: Điểm chọc hút, mở màng phổi: ở vùng có tràn khí, ống dẫn lưu đặt sâu tronglồng ngực 5-6 cm, hai bên thành ống trổ thêm cửa sổ, ống nối thông với hệ thống hútliên tục bằng các lọ hay bằng máy hút. Hệ thống hút phải đảm bảo một chiều từkhoang màng phổi ra phía các lọ để không khí bên ngoài và dịch trong lọ không tràongược lại. - Cách dẫn lưu: + Dẫn lưu đơn giản: ông dẫn lưu nối với một lọ trong đựng dung dịch Dakin hoặc dịch sát khuẩn tương ứng (đầu ống phải ngập trong dung dịch), nếu áp lực khoang màng phổi dương tính sẽ thấy bọt sủi lên trong lọ đựng dịch, nhất là khi bệnh nhân thở mạnh, hắt hơi. Nếu áp lực trong khoang màng phổi không dương thì nước trong lọ sẽ vào một đoạn trong ống nối, chính đoạn nước này có tác dụng như van một chiều ngăn không khí không vào khoang màng phổi được. Khi di chuyển bệnh nhân có thể thay lọ nước bằng van Heimlich hay đơn giản hơn là ngón tay găng cao su. Kỹ thuật dẫn lưu này đơn giản có thể làm ở mọi tuyến song lại rất có giá trị cho chẩn đoán, điều trị nên cần được áp dụng rộng rãi. + Dẫn lưu bằng máy hút liên tục: Có điều kiện thì đặt trên đường ống dẫn lưu xupáp Jeanneret hay dụng cụFoures để điều chỉnh áp lực hút, thường hút với áp lực -15 đến -40 cm nước tuỳ trườnghợp. - Theo dõi, chăm sóc: Không để tắc ống dẫn lưu, đảm bảo độ kín của hệ thống hút, không nhiễm 81khuẩn, luôn thay rửa lọ, hệ thống dây dẫn, thay băng hàng ngày vùng mở màng phổi.Nếu có tràn dịch, tràn máu phải dẫn lưu dịch, máu. Cho kháng sinh.4.1.3. Gây dính màng phổi Có thể gây dính màng phổi cho các loại tràn khí màng phổi hay tái phát gâynguy hiểm cho bệnh nhân, thường ở những bệnh nhân có tổn thương rộng. Bằng cáchrắc bột khe, bơm dung dịch tetraxyclin, bơm một ít máu... vào khoang màng phổi, chàxát màng phổi bằng khí khô hay bằng gạc.4.2. Các điều trị khác - Giảm đau, chống sốc: Dùng thuốc an thần, giảm đau. Không dùng Morphin những trường hợp có khảnăng suy hô hấp. - Liệu pháp oxy: Nếu bệnh nhân khó thở, suy hô hấp. - Kháng sinh. - Các thuốc khác: corticoid, long đờm, trợ tim...nếu chảy máu, mất máu: truyền dịch, truyền máu.4.3. Điều trị căn nguyên Cho thuốc chống lao nếu tràn khí màng phổi do tổn thương lao, cho kháng sinhchống tụ cầu nếu tràn khí màng phổi do vỡ bóng khí trong nhiễm tụ cầu phổi... CƠN ĐAU THẮT NGỰC1. ĐẠI CƯƠNG – DỊCH TỄ HỌC - Cơn đau thắt ngực hay bệnh thiếu máu cơ tim xảy ra khi mất cân bằng giữa cung và cầu về oxy của cơ tim. - Bệnh mạch vành chủ yếu gặp ở lứa tuổi trên 50-60 tuổi. Tỷ lệ gặp nam nhiều hơn nữ (4/1). - Vữa xơ động mạch là nguyên nhân hàng đầu, ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác: co thắt động mạch vành, viêm động mạch trong một số bệnh tạo keo, dị dạng mạch vành bẩm sinh. - Bệnh được Heberden mô tả 1772 với đặc tính “co thắt, lo âu, cảm giác rất khó chịu trong ngực. Biểu hiện sự giảm thiếu ôxy cho cơ tim trong chốc lát, tuyệt đối hay tương đối.2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ2.1. Nguyên nhân * Bệnh động mạch vành: 82 - Vữa xơ động mạch gây bít tắc - Do co thắt động mạch vành. * Bệnh van tim: - Bệnh van động mạch chủ + Hẹp van động mạch chủ + Hở van động mạch chủ + Giang mai gây bít tắc lỗ vào động mạch chủ. - Bệnh van 2 lá: + Sa van 2 lá + Hẹp van 2 lá - Hẹp van động mạch phổi * Bệnh cơ tim phì đại: - Còn gọi là hẹp trên vận động mạch chủ. * Các yếu tố bổ trợ. - Nhiều máu - Nhịp tim nhanh - Sốc (giảm lưu lượng tim và lưu lượng vành). - Cường giáp trạng.2.2. Cơ chế bệnh sinh * Những yếu tô làm tăng nhu cầu oxy ở cơ tim. - Nhịp nhanh - Tăng co bóp tâm cơ - Tăng trương lực toàn thể cơ tim * Những yếu nhàm giảm cung cấp oxy cho tâm cơ. - Hẹp lòng động mạch - Giảm hàm lượng oxy trong máu - Giảm hàm lượng hemoglobin - Giảm áp lực động mạch thì tâm thu làm giảm lưu lượng vành.3. TRIỆU CHỨNG3.1. Cơn đau thắt ngực điển hình * Cơn đau thắt ngực khi gắng sức. - Xảy ra khi đi bộ, sau khi ăn, trời lạnh đi ngược chiều gió. * Tính chất cơn đau: - Đau sau xương ức, đau ngang ngực lan lên vai trái, ra phía mặt trong cánh tay và bàn tay trái. 83 - Có khi lan lên cổ, dưới hàm. * Thời gian của cơn đau: - Thường kéo dài vài giây đến vài phút. - Số lần xuất hiện các cơn rất thay đổi. * Tác dụng của Nitroglyxerin: - Đặt dưới lưỡi thuốc có tác dụng cắt cơn đau trong vài phút. Đây là test có giá trị để chẩn đoán cơn đau thắt ngực. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: