Một cuộc đẻ sẽ bình thường khi tất cả các yếu tố về mẹ, về thai, về phần phụ của thai đều bình thường. Nếu một trong các yếu tố đó bất thường thì cuộc đẻ đó có nhiều khó khăn phải can thiệp gọi là đẻ khó.- Đẻ khó có thể bao gồm tất cả các nguyên nhân gây cản trở sự lọt, sự xuống, sự xoay và sổ của thai nhi. Nguyên nhân đó có thể thuộc về người mẹ, về thai và về phần phụ của thai. - Nếu có các yếu tố nguy cơ đẻ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học sản - Đẻ khó Bệnh học sản - Đẻ khó1. Mở đầu: Một cuộc đẻ sẽ bình thường khi tất cả các yếu tố về mẹ, về thai, vềphần phụ của thai đều bình thường. Nếu một trong các yếu tố đó bất thường thìcuộc đẻ đó có nhiều khó khăn phải can thiệp gọi là đẻ khó.- Đẻ khó có thể bao gồm tất cả các nguyên nhân gây cản trở sự lọt, sự xuống, sựxoay và sổ của thai nhi. Nguyên nhân đó có thể thuộc về người mẹ, về thai và vềphần phụ của thai.- Nếu có các yếu tố nguy cơ đẻ khó trong trường hợp ở tuyến dưới không có điềukiện phẫu thuật thì tốt nhất nên chuyển tuyến có cơ sở phẫu thuật để theo dõi tốtnhất.2. Đẻ khó do cơn co tử cung bất thường2.1. Đặc tính của các cơn co tử cung khi có chuyển dạ thực sự.2.1.1. Cơn co tử cung đến không tự ý, nhịp nhàng.2.1.2. Khoảng cách các cơn co tử cung ngày càng tăng.2.1.3. Thời gian co tăng lên dài hơn.2.1.4. Cơn co là của toàn thể cơ tử cung gây cho sản phụ cảm giác đau.2.1.5. Hiệu quả của các cơn co là phải đưa đến sự xóa mở cổ tử cung.2.2. Đẻ khó do cơn co tử cung tăng.2.2.1. Phân loại cơn co tử cung tăng.Cơn co tử cung tăng có thể là.2.2.1.1. Cơn co mau và mạnh, thời gian nghỉ giữa 2 cơn co ngắn: Sự tăng động.2.2.1.2. Trương lực cơ tử cung tăng làm cho ngoài cơn co tử cung cũng co cứnghơn bình thường: Sự tăng trương lực cơ tử cung.2.2.1.3. Tử cung co cứng: Cả trương lực cơ tử cung và số cơn co tử cung đều tăng.Các tình trạng trên có thể phối hợp với nhau gây đẻ khó do cơn co tử cung tăng.2.2.2. Nguyên nhân gây cơn co tử cung:2.2.2.1.Do chướng ngại vật cản trở lối ra của thai nhi như khung chậu hẹp, khối utiền đạo, cổ tử cung không dãn mở.2.2.2.2. Do thai to, nhau tiền đạo hay ngôi thai bất thường ( ngôi ngang, ngôi trán).2.2.2.3. Do chuyển dạ kéo dài, ối vỡ sớm, nhiễm trùng ối.2.2.2.4. Do dùng thuốc tăng co không đúng kỹ thuật.2.2.3. Ảnh hưởng của cơn co tử cung tăng đối với chuyển dạ.2.2.3.1. Nếu cơn co mạnh, dồn dập gây sổ thai nhanh có thể đưa đến rách cổ tửcung, rách âm đạo và tầng sinh môn vì các phần mềm này không dãn nở kịp thời.2.2.3.2. Vỡ tử cung nếu không điều trị kịp thời.2.2.3.3. Cổ tử cung cứng, phù nề, chuyển dạ kéo dài.2.2.3.4. Dể bị suy thai do trao đổi tử cung - nhau bị rối loạn.2.2.3.5. Dễ bị đờ tử cung sau sanh.2.2.3.6. Ối vỡ sớm, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng mẹ.2.2.4. Hướng điều trị:2.2.4.1. Nếu do nguyên nhân cơ học như khung chậu, u tiền đạo, ngôi bất th ườngthì:- Nếu ở tuyến dưới không có điều kiện phẫu thuật: Thì phải hồi sức , chuyển gầntuyến trên để mổ lấy thai.- Ở tuyến có đủ điều kiện phẫu thuật: Mổ lấy thai.2.2.4.2. Nếu không do nguyên nhân cơ học sẽ điều trị bằng các thuốc giảm co bóptử cung.2.2.4.3.Nếu điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai để tránh suy thai,nhiễm trùng ối và vỡ tử cung.2.3. Đẻ khó do cơn co tử cung giảm.2.3.1. Phân loại cơn co tử cung giảm.- Cơn co tử cung thưa và cùng cường độ các cơn co yếu.- Trương lực cơ tử cung giảm: Ngoài cơn co tử cung mềm nhão.2.3.2. Nguyên nhân gây đẻ khó do cơn co tử cung giảm:2.3.2.1. Nguyên nhân nguyên phát:- Sản phụ sanh con so, cơ địa yếu, suy dinh dưỡng.- Mắc các bệnh mãn tính như suy tim, thiếu máu.- Dị dạng tử cung: tử cung nhỏ, tử cung thiểu sản, tử cung hình trụ.- Dùng nhiều thuốc an thần, quá lo lắng, sợ hãi.2.3.2.2. Nguyên nhân thứ phát:- Tử cung bị căng quá mức khi có thai như đa thai, đa ối , thai to, u xơ tử cung.- Chuyển dạ kéo dài.2.3.3. Ảnh hưởng đến chuyển dạ:- Chuyển dạ kéo dài có khi ngưng tiến triển.- Nhiễm trùng ối, suy thai, thai chết.- Băng huyết sau sanh do đờ tử cung.2.3.4. Hướng điều trị: Tùy nguyên nhân.- Nếu do nguyên nhân cơ học như thai to, u xơ tử cung thì mổ lấy thai.- Do đa ối - tia ối và theo dõi chuyển dạ.- Do tình trạng toàn thân của sản phụ kém thì hồi sức và cho thuốc tăng co.Tóm lại rối loạn cơn co rất thường gặp trong sản khoa, cần chú ý trên các nguyênnhân cơ học để mổ lấy thai kịp thời. Nếu không do nguyên nhân cơ học thì các rốiloạn cơn co có thể được điều chỉnh bằng thuốc.3. Đẻ khó do khung chậu mẹ bất thường:Một khung chậu bình thường là một khung chậu có eo trên, eo giữa, eo dưới vớikích thước và hình dạng bình thường. Trên lâm sàng hay gặp 2 loại khung chậubất thường là khung chậu hẹp và khung chậu biến dạng.3.1. Khung chậu hẹp: Là loại khung chậu có tất cả các đường kính đều giảm chúngta xét đến 2 loại khung chậu hẹp.- Khung chậu hẹp toàn bộ.- Khung chậu giới hạn.3.1.1. Khung chậu hẹp toàn bộ: Là khung chậu có tất cả các đường kính đều giảmở cả eo trên, eo giữa, eo dưới. Đặc biệt nhô - hậu vệ chỉ đo được 8,5cm trở xuống.Trong hai loại khung chậu này nếu không phát hiện sớm, để cuộc chuyển dạ tiếntriển sẽ dẫn đến dọa vỡ tử cung hoặc vỡ tử cung đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con.Cách xử trí đối với loại khung chậu hẹp toàn bộ là phải mổ lấy thai khi thai đủtháng, kích thước bình thườn ...