Danh mục

Bệnh học sản - Rối loạn cao huyết áp và thai kỳ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.40 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cao huyết áp (CHA) trong thai kỳ là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bà mẹ, sau băng huyết và nhiễm trùng. Theo Kaunitz (1985 - Mỹ), tứ 1974 - 1978, trong số 2067 trường hợp mẹ chết, 20% là do CHA- Mặc dù nguyên nhân CHA do thai vẫn chưa rõ. Sự cải thiện chất lượng chăm sóc tiền sanh và xử trí thích hợp gần đây đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong cho mẹ và thai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học sản - Rối loạn cao huyết áp và thai kỳ Bệnh học sản - Rối loạn cao huyết áp và thai kỳ- Cao huyết áp (CHA) trong thai kỳ là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tửvong ở bà mẹ, sau băng huyết và nhiễm trùng. Theo Kaunitz (1985 - Mỹ), tứ 1974- 1978, trong số 2067 trường hợp mẹ chết, 20% là do CHA- Mặc dù nguyên nhân CHA do thai vẫn chưa rõ. Sự cải thiện chất lượng chăm sóctiền sanh và xử trí thích hợp gần đây đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong cho mẹ vàthai.1. THUẬT NGỮ - ĐỊNH NGHĨANăm 1986, Hội các nhà Sản - Phụ khoa Mỹ đưa ra một số thuật ngữ và định nghĩanhư sau :1.1. Nhiễm độc thai nghén (Toxemic prej nancy) :Được sử dụng từ xa xưa để chỉ những thai phụ có CHA, phù toàn thân và Proteinniệu.1.2. Cao huyết áp (Hypertension) :Được 30 mmHg 140/90 mmHg hoặc HA tâm thu tăng gọi là CHA khi HA tăng15 mmHg so với HA bình thường và được đo íthoặc HA tâm trương tăng nhất 2lần cách nhau mỗi 6 giờ.1.3. Tiền sản giật (TSG) (Preeclampsia)Là tình trạng CHA kèm protein niệu, phù hoặc cả 2 được gây ra do thai sau tuầnthứ 20.1.4. Sản giật (SG) (Eclampsia)Là tình trạng co giật ở thai phụ có các tiêu chuẩn TSG1.5. TSG - SG trên nền CHA (Superimposed preeclampsia or Eclampsia)Là hiện tượng TSG, SG phát sinh ở thai phụ trước đó có CHA hoặc bệnh thận.1.6. CHA mãn tính (Chronic hypertensive discase)Là tình trạng CHA trước mang thai nước, trước tuần thứ 20 của thai kỳ & tồn tạisau thời kỳ hậu sản (6 tuần).2. PHÂN LOẠI CHA TRONG THAI KỲTheo Williams Obstetrics, CHA trong thai kỳ được chia ra :2.1. CHA do thai (Pregnancy induced hypertension)a. CHA đơn thuầnb. TSG nhẹ - nặngc. SG2.2. CHA trầm trọng lên do thai (Pregnancy - aggravated hypertension)a. TSGb. SG2.3. CHA mãn tính (Chronic hypertension)3. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TSG - SG :3.1. Hiện tượng co các tiểu động :- tổn tăng kháng thành mạch Là thay đổi quan trọng nhất : co mạch lắng đọngfibrin, tiểu cầu bên dưới tế bàothương nội mạc động mạch tắc nghẽn , thiếu oxymô.nội mạc- Thành mạch tăng đáp ứng đối với angiotensine II; tăng tính thấm.3.2. Mất cân bằng prosgtalandines :- PG E2 , prostaglandines giảm, thromboxan A2 tăng- PG F23.3. Bất thường về huyết động học :- Thể tích tuần hoàn giảm- Tăng hiện tượng cô đặc máu- Giảm áp lực keo3.4. Thay đổi về huyết học :- Tiểu cầu : giảm số lượng và tăng độ kết dính- Giảm fibrinogenes, tăng sản phẩm giáng hóa của fibrines- Hồng cầu biến dạng, dễ vỡ- Thời gian prothrombine kéo dài4. TỔN THƯƠNG GIẢI PHẨU :- Thận : tế bào nội mô mao mạch quản cầu sưng phồng, lắng đọng hyeline vàfibrine, dày màng đáy.- Nhau : thiểu dưỡng, nhồi máu rừng vùng, lắng đọng lipides bên dưới tế bào nộimô.- Gan : họai tử, xuất huyết quanh khoảng cửa, tụ máu dưới bao gan và có thể vỡgan.- Não : phù não, sung huyết, thiếu máu cục bộ hoặc hoại tử xuất huyết.- Mắt : phù nề, xuất tiết, bong võng mạc5. KHÍA CẠNH LÂM SÀNG CỦA TSG :5.1. Dấu hiệu lâm sàng :5.1.1. CHA : là dấu hiệu căn bản nhất của TSG, tăng HA tâm trương đặc biệt quantrọng.5.1.2. Protein niệu : với mức độ khác nhau, th ường xuất hiện sau CHA và tăng cânnhanh.5.1.3. Tăng cân nhanh : Sự lên cân quá nhanh có thể đến trước TSG và đôi khi làdấu hiệu đầu tiên. Tăng cân là hậu quả của hiện tượng ứ nước và biểu hiện là phùtoàn thân.5.1.4. Nhức đầu : thường ở vùng chẩm, không đáp ứng với thuốc giảm đau.5.1.5. Đau thượng vị : là hậu qủa của tình trạng căng bao glission gan do phù vàxuất huyết.5.1.6. Rối loạn thị giác : Mức độ rất khác nhau từ mờ mắt cho đến m ù hoàn toàn.Có thể là hậu quả của tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết ở võ não thùychẩm hoặc bất thường ở võng mạc : co thắt tiểu động mạch, phù nề hoặc bongvõng mạc.5.2. Đánh giá mức độ TSG :TSG có thể được chia thành 2 mức độ. Tuy nhiên điều nầy không thể cứng nhắc vìmột mức độ nhẹ có thể nhanh chóng thành mức độ nặng.5.3. Biến chứng :5.3.1. Ở mẹ :- Xuất huyết não, màng não - Sản giật- Phù phổi cấp - Nhau bong non- Suy thận cấp - Đông máu nội mạch rãi rác (D.I.C) (Disseminated intravascularcoagulation)- Hội chứng HELLP :+ Hemolysis : tán huyết+ Elevated liver enzymes : tăng men gan+ Low platelet count : giảm số lượng tiểu cầu5.3.2. Ở thai :- Chậm phát triển trong buồng tử cung- Thai chết lưu- Đẻ non5.4. Điều trị TSG :5.4.1. Một số điểm cần lưu ý :- Điều trị đặc hiệu là chấm dứt thai kỳ- Thuốc để sử dụng trong điều trị không có sự thống nhất hoàn toàn mà khác nhautheo từng trường phái.- Đáp ứng của bệnh nhân đối với thuốc và liều lượng rất khác nhau.- Ngừng công việc và nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường có vai trò cải thiện tưới máunhau.- Chế độ kiêng muối hoàn toàn và dùng lợi tiểu ngày nay không còn đúng nữa- Hạn chế dịch truyền vì dễ dẫn đến phù phổi.- Hết sức cân nhắc khi điều trị bảo tồn. Nghiên cứu của Sibai và cộng sự (1985) ...

Tài liệu được xem nhiều: