Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường. Nguyên nhân có thể do bệnh của đại trường (co thắt, nhu động giảm, phình đại trường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học thực hành về táo bón BỆNH HỌC THỰC HÀNH TÁO BÓN Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không điđược, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ănuống bình thường. Nguyên nhân có thể do bệnh của đại trường (co thắt, nhu động giảm,phình đại trường... Bệnh ngoài đường ruột như ung thư gây chèn ép... hoặcbệnh toàn thân như chức năng tuyến giáp giảm, nhiễm độc chì, suy nhược cơthể (hư lao), thần kinh tâm thần bị ức chế như lo nghĩ, tức giận, buồnphiền… tập quán sinh hoạt thiếu điều độ.. Thiên ‘Ngũ Tạng Phong Hàn Tích Tụ’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Mạch Phu dương Phù mà Sáp. Phù là Vị khí khỏe - Sáp là tiểu tiện nhiều ấn.Phù và Sáp chọi nhau, cho nên đại tiện phân rắn, đó là chứng Tỳ Ước, dùngbài Ma Tử Nhân Hoàn để chữa”. - Chứng đại tiện bí kết, các sách cổ mangcác tên Hư bí, Phong bí, Khí bí, Nhiệt bí, Hàn bí, Thấp bí v.v... Riêng LýĐông viên chỉ nói bốn loại Nhiệt táo, Phong táo, âm kết, Dương kết, đó làđặt tên rắc rối, chẳng có căn cứ nào cả, đã không nắm vững điều chủ yếu, lạichỉ càng thêm nghi hoặc, rất có hại trong lâm sàng - không biết rằng đối vớichứng này chỉ nên phân biệt làm hai loại đó là Âm kết và Dương kết cũng đủlắm rồi (Cảnh Nhạc Toàn Thư). B. Nguyên Nhân Gây Bệnh Theo YHCT táo bón thường do các nguyên nhân sau: 1. Trường vị táo nhiệt: Những người vốn dương thịnh, Hoặc uốngrượu, ăn nhiều chất cay nóng gây tích nhiệt ở trường vị, Hoặc bệnh nhiệt lâungày tổn thương tân dịch. 2. Khí trệ: Lo nghĩ, buồn phiền, nằm lâu, ít vận động làm cho khíhuyết kém lưu thông gây ứ trệ sinh táo bón. 3. Khí huyết hư: Do tổn thương lao lực, sau khi mắc bệnh, sau sinh,những người cao tuổi, khí hư thì chức năng truyền đạo của đại trường giảmsút, huyết hư tân dịch kém không tư nhuận đại trường gây tiêu khó phân khôcứng. 4. Dương suy: Những bệnh nhân suy nhược nặng, người cao tuổi, lãosuy, chân dương suy kém, hàn tà ngưng kết ở đại trường gây táo bón, tiện bí(hàn kết tiện bí lãnh bí. C. Biện Chứng Luận Trị Thường phân làm hai loại chứng thực và chứng hư. a- Chứng thực: Gồm các thể bệnh: + Thể Nhiệt (NKHT. Hải), Táo Nhiệt Nội Kết (T. Đô): Tiêu phân khôrắn, nước tiểu vàng, tiểu ít, người nóng, mặt đỏ, miệng khô, bứt rứt, lưỡi đỏ,rêu lưỡi vàng khô, mạch Hoạt Sác. - Phép trị: Thanh nhiệt, nhuận trường (T. Hải + T. Đô). Dùng bài Điều Vị Thừa Khí Thang Gia Giảm (T. Hải) – Ma NhânHoàn (T. Đô). Điều Vị Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Cam thảo (sống) 4g,Đại hoàng 12g, Mang tiêu 8g. (Đại hoàng tả nhiệt, thông tiện; Mang tiêu tả nhiệt, nhuyễn kiên,nhuận táo, Cam thảo kiện tỳ, điều hòa các vị thuốc). Trường hợp tân dịch bị tổn thương, thêm Sinh địa, Thạch hộc (tươi)để tư âm, thanh nhiệt. Ma Nhân Hoàn (Loại Chứng Hoạt Nhân Thư): Chỉ thực 320g, Đạihoàng 64g, Hạnh nhân 50g, Hậu phác 40g, Ma nhân 100g, Thược dược320g. (Ma tử nhân nhuận trường, thông tiện, làm quân; Hạnh nhân giángkhí, nhuận trường; Thược dược dưỡng âm, hòa doanh làm thần; Chỉ thực,Hậu phác tiêu bỉ, trừ mãn; Đại hoàng tả hạ, thông tiện, làm tá, sứ). 2. Thể Khí Uất (T. Hải) – Khí trệ (T. Đô): Hay thở dài, ăn kém, ngựcsườn đầy tức, muốn đi tiêu mà không đi được, bụng đầy, rêu lưỡi mỏng,mạch Huyền. - Phép trị: Hành khí, tiêu trệ. Dùng bài Lục Ma Thang gia giảm (T.Hải+ T. Đô) (Mộc hương, Ô dược hành khí; Đại hoàng, Binh lang, Chỉ thực, Trầmhương phá khí, hành trệ). Nếu uống vào mà tiêu được, bỏ Đại hoàng, Binhlang, dùng Ma Nhân Hoàn để nhuận trường. II- Chứng hư: Gồm các thể bệnh: 1. Khí Hư: Táo bón, tiêu khó nhưng phân không khô cứng, thườngmệt mỏi, sau khi đi tiêu mệt hơn hoặc ra mồ hôi, hụt hơi, thân lưỡi bệu, rêulưỡi mỏng, mạch Nhược (T. Hải), mạch Hư (T. Đô). - Phép trị: Ích khí, nhuận trường (T.Hải + T. Đô). Dùng bài Hoàng Kỳ Thang gia giảm (T. Hải + T. Đô). Hoàng Kỳ Thang (Kim Quỹ Dực): Hoàng kỳ 12g, Ma nhân 8g, Trầnbì 4g, Sắc, thêm Mật ong 10g, uống. (Trong bài dùng Hoàng kỳ (sống) để bổ khí, Trần bì hành khí, Manhân, Mật ong nhuận trường. Thêm Đảng sâm, Cam thảo để tăng tác dụngbổ khí). Trường hợp rặn nhiều mà lòi dom ra, thêm Thăng ma, Sài hồ để thăngđề. 2. Huyết Hư: Đi tiêu khó, phân khô cứng, sắc mặt xanh nhạt, vàng úa,hoa mắt, chóng mặt, môi nhạt, lưỡi nhạt, mạch Tế (T. Hải + T. Đô). -Phép trị: Dưỡng huyết, nhuận trường (T. Hải + T. Đô). Dùng bài Nhuận Trường Hoàn (T. Hải) – (Nhuận Trường Hoàn + NgũNhân Hoàn (T. Đô). Nhuận Trường Hoàn (Nội Khoa Trung Y Thượng Hải): Chỉ xác 40g,Đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn) 40g, Đương quy 20g, Khương hoạt 20g, Manhân 48g, Sinh địa (bỏ vỏ) 20g. ( Trong bài dùng Đương quy, Sinh địa tư dưỡng âm huyết; Đào nhân,M ...