Danh mục

BỆNH LAO MÀNG BỤNG

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.86 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lao màng bụng là tình trạng tổn thương viêm đặc hiệu của màng bụng do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, thường là thứ phát sau ổ lao khác. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, nhưng thường gặp nhiều ở tuổi thanh niên, ở nữ giới gặp nhiều hơn ở nam.Giải phẫu bệnh của lao màng bụng: tuỳ thuộc vào thể bệnh- Thể cổ trướng . Màng bụng viêm đỏ, phù nề, tăng tưới máu, viêm quanh gan, xuất tiết nhanh, lượng dịch trong ổ bụng tăng dần và nhiều, sau đó dịch màng bụng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH LAO MÀNG BỤNG LAO MÀNG BỤNGI. ĐẠI CƯƠNGLao màng bụng là tình trạng tổn thương viêm đặc hiệu của màng bụng do vi khuẩnlao Mycobacterium tuberculosis, thường là thứ phát sau ổ lao khác. Bệnh có thểgặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, nhưng thường gặp nhiều ở tuổi thanh ni ên, ở nữ giớigặp nhiều hơn ở nam.Giải phẫu bệnh của lao màng bụng: tuỳ thuộc vào thể bệnh- Thể cổ trướng. Màng bụng viêm đỏ, phù nề, tăng tưới máu, viêm quanh gan, xuất tiết nhanh,lượng dịch trong ổ bụng tăng dần và nhiều, sau đó dịch màng bụng giảm dần,fibrin lắng đọng trên bề mặt màng bụng.. Nhìn thấy trên bề mặt màng bụng có các hạt lao bằng đầu đinh ghim màu xámhoặc trắng trên nền màng bụng viêm đỏ.- Thể loét bã đậuCác củ lao dính với nhau thành đám bã đậu hoá, rồi nhuyễn hoá tạo nên áp xelạnh. Có thể loét rò ra ngoài da hoặc vào ruột.- Thể xơ dínhTổ chức xơ và dính phát triển ở màng bụng gây nên co kéo và dính các tạng thànhtừng đám gồm các mạch máu, ruột, mạc treo...Các tổn thương của lao màng bụng nêu ở trên thường kết hợp với nhau.Đường gây bệnh của vi khuẩn lao đối với lao màng bụng:- Từ hạch mạc treo ruột bị lao: vi khuẩn lao lan tràn theo đường bạch huyết tớimàng bụng.- Đường máu: do lao tản mạn đường máu, trong giai đoạn lan toả nên nhiều thanhmạc có thể nhiễm lao. Thường lao phế mạc trước rồi đến lao màng bụng, màngtim (cũng có khi lao màng bụng trước).- Đường tiếp cận: từ một ổ lao kín đáo ở ruột (thành ruột nhiễm lao), ở ống vòitrứng, vòi Fallope, buồng trứng... vi khuẩn lao tới màng bụng.II. TRIỆU CHỨNGA. Triệu chứng lâm sàngTrên lâm sàng thường gặp 3 hình thái bệnh: thể cổ trướng, thể bã đậu hoá và thểxơ dính1. Thể cổ trướnga. Cơ năng toàn thể- Sốt: thường sốt về chiều, có thể sốt cao 39 - 40oC hoặc sốt nhẹ từ 37,5 - 38oC,thậm chí có bệnh nhân không nhận ra là có sốt.- Ăn uống kém, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu- Mệt mỏi, gầy sút- Đau bụng âm ỉ, vị trí đau không rõ ràng- Ra mồ hôi trộm- Đi ngoài có khi phân lỏng, có khi phân táob. Thăm khám:- Có thể có hạch mềm, di động, không đau ở dọc cơ ức đòn chũm (nếu có hạch thìcần phải kiểm tra xem có lao hạch phối hợp không).- Khám bụng phát hiện có cổ trướng. Thường cổ trướng mức độ vừa, không cótuần hoàn bàng hệ. Sờ nắn không thấy gan to, lách to, nhưng có thể thấy nhữngmảng chắc, rải rác khắp bụng.- Khám các bộ phận khác để tìm tổn thương lao phối hợp:. Khám phế mạc: có thể có tràn dịch phế mạc (dịch tràn ở phế mạc hoàn toàngiống dịch ở ổ bụng).. Thăm khám màng tim: có thể có tràn dịch màng tim (dịch tràn ở màng tim cũnggiống như dịch ở ổ bụng); có trường hợp bị dầy màng ngoài tim (sau hết dịch).2. Thể bã đậu hoá:- Có các triệu chứng tương tự như thể cổ trướng nhưng:+ Bệnh nhân thường sốt nhẹ về chiều hoặc không sốt.+ Triệu chứng rối loạn tiêu hoá rầm rộ hơn: thường đau bụng, chướng hơi, sôibụng, đi ngoài phân lỏng, màu vàng.- Thăm khám bụng:+ Sờ: thấy có vùng cứng xen kẽ vùng mềm, ấn tay vào vùng cứng có thể nghe thấytiếng lọc sọc của hơi di động trong ruột.+ Gõ có vùng đục xen lẫn với vùng trong tuỳ theo vị trí dính của phúc mạc và tạngtrong ổ bụng.Ở thể này, đôi khi có vùng dính cứng lớn ở các vị trí đặc biệt như hạ sườn phải,vùng hạ vị thì dễ nhầm với gan to hoặc khối u trong ổ bụng.3. Thể xơ dínhRất hiếm gặp thể xơ dính: thường xơ dính toàn bộ phúc mạc với các tạng trong ổbụng.Thể này thường diễn biến nặng, dễ dẫn đến tử vongTrên lâm sàng có những biểu hiện:- Cơ năng:+ Triệu chứng bán tắc ruột: bụng chướng đau, trung tiện được thì đỡ đau.+ Triệu chứng tắc ruột: đau bụng, chướng hơi, bí trung đại tiện.- Thực thể: thăm khám bụng thấy bụng cứng, lõm lòng thuyền, khi sờ khó xácđịnh được các tạng trong ổ bụng, chỉ thấy các khối cứng, dài, nằm ngang nhưnhững sợi thừng (do mạc nối lớn xơ cứng lại).B. Xét nghiệm1. Xét nghiệm máu- Hồng cầu giảm- Bạch cầu tăng (lymphocyte tăng cao)- Tốc độ máu lắng tăng nhiều2. Phản ứng mantouxMantoux (+), đôi khi mantoux (-). Phản ứng này ít giá trị chẩn đoán lao ở ngườilớn.3. X quangChiếu, chụp phổi có thể thấy hình ảnh tổn thương lao4. Soi ổ bụngCó chỉ định với thể cổ trướng. Đối với thể bã đậu hoá cần thận trọng khi soi, tránhchọc vào các vùng dính, vì dễ chọc vào các tạng trong ổ bụng.Khi soi ổ bụng có thể thấy:+ Các hạt lao (như những hạt kê) ở phúc mạc, ở thanh mạc của ruột, ở mạc nối,các hạt này màu trắng đục hoặc bóng, rải rác hoặc tụ lại thành đám trên nền phúcmạc xung huyết.+ Có thể thấy các sợi viêm dính như tơ nhện, dính các quai ruột hay mạc nối vớiphúc mạc thành bụng.5. Sinh thiết màng bụngSinh thiết màng bụng, mạc nối qua soi ổ bụng có thể tìm thấy: các nang lao.6. Lấy dịch cổ trướng (nếu có) làm xét nghiệm:+ Làm phản ứng Rivalta (+)+ Định lượng albumin trong dịch cổ trướng: trên 30g/l.+ Tỷ lệ Glucose trong dịch cổ trướng/Glucose máu: dưới 0,9.+ Tế bào Lymphocyte trên 50%.+ Có thể tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch cổ trướng: bằng soi trực tiếp, bằng nuôicấy ở môi trường Loevinstein, tiêm truyền chuột lang.III. CHẨN ĐOÁNA. Chẩn đoán xác địnhĐể chẩn đoán xác định lao màng bụng cần phải dựa vào :1. Lâm sàng- Có hội chứng nhiễm độc lao: sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, gày sút cân, mệtmỏi.- Đau bụng âm ỉ- Khám bụng có cổ trướng, có mảng chắc...2. Xét nghiệm- Máu: bạch cầu tăng (nhất là Lymphocyte tăng cao), máu lắng tăng cao.- Xét nghiệm dịch cổ trướng: Rivalta (+). Albumin trên 30g/l, Lymphocyte trên50%.- Phản ứng mantoux (+)- Soi ổ bụng và sinh thiết: thấy tổn thương lao.Soi ổ bụng và sinh thiết có tính chất quyết định chẩn đoán lao phúc mạc (vừachính xác vừa nhanh).B. Chẩn đoán phân biệt1. Thể cổ trướng của lao màng bụng cần phân biệt với:- Xơ gan cổ trướng (cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ, lách to).- U nang buồng trứng.2. Thể bã đậu hoá của lao phúc ...

Tài liệu được xem nhiều: