Danh mục

BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.34 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

BỆNH VI NẤM HẠT MÀU (Chromomycosis – Chromoblastomycosis):1-Dịch tễ học và Căn nguyên: -Là một bệnh mãn tính khu trú ở da và mô dưới da, đặc trưng bởi sang thương tăng sừng giống mụn cóc hay hình bông cải, lâu dài gây biến dạng chi. Bệnh xảy ra khắp thế giới nhưng thường gặp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Vi nấm gây bệnh có trong đất, gỗ mục, lá cây mục xâm nhập vào da qua chấn thương gây rách da. Nam Nữ, tuổi 20-60 tuổi. Yếu tố nguy cơ: nông dân, đi chân đất,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 3) BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 3) oooOOOooo C-BỆNH VI NẤM HẠT MÀU (Chromomycosis – Chromoblastomycosis): 1-Dịch tễ học và Căn nguyên: -Là một bệnh mãn tính khu trú ở da và mô dưới da, đặc trưng bởi sangthương tăng sừng giống mụn cóc hay hình bông cải, lâu dài gây biến dạng chi.Bệnh xảy ra khắp thế giới nhưng thường gặp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Vinấm gây bệnh có trong đất, gỗ mục, lá cây mục xâm nhập vào da qua chấn thươnggây rách da. Nam > Nữ, tuổi 20-60 tuổi. Yếu tố nguy cơ: nông dân, đi chân đất,công nhân hầm mỏ... -Vi nấm gây bệnh thường gặp là Fonsecaea pedrosol, các chủng khác:F.compacta, Phialophora verrucosa, Cladosporium carrionii, ... 2-Lâm sàng: Sang thương đầu tiên là sẩn vẩy nhỏ hay nốt, màu hồng, nhô cao, giới hạnrõ, bề mặt sùi như bông cải. Thời gian sau (vài tháng vài năm), một đợt sangthương mới xuất hiện xung quanh là những cục có vảy hơi tím, bề mặt giống nhưmụn cóc, tiến triển ly tâm, trung tâm lành nhưng thường lớn dần và tập hợp lạithành từng đám, lâu ngày giống như bông cải. Bề mặt có nhiều mụn mủ, vết loétnhỏ. Sang thương vệ tinh có thể có do cào gãi tự tiêm nhiễm hay thông qua mạchbạch huyết. Trong trường hợp viêm nhiễm kéo dài dẫn đến phù bạch huyết ở chi(phù voi - elephantiasis), ESC, . Vị trí: không đối xứng ở chân, bàn chân; có thể có ở bàn tay, lưng ngực. 3-Chẩn đoán phân biệt: Giang mai kỳ III, Lao cóc, mycetoma, sporotricosis, blastomycosis, nhiễmMycobacterium không phải Lao, bệnh Phong, ESC, u hạt do ngoại vật, ... 4-Cận lâm sàng: 4.1.Quan sát trực tiếp: nhỏ KOH 20% và xem dưới kính hiển vi, thấy vinấm có hình tròn, có vỏ bọc dày, đường kính 5-15µm, có các thể phân đôi (Medlarbodies) màu nâu, thường kết thành cụm và một số có vách ngăn. 4.2.Nuôi cấy: môi trường Sabouraud có Chloramphenicol ủ ở 30 độ C: nấmmọc chậm sau 4-6 tuần khúm nấm có bề mặt như nhung, màu nâu hay đen, xám,xanh lá cây. 4.3.Mô bệnh học: có thế nhuộm hoặc không, thấy u hạt dạng mụn cóc : giảtăng sản thượng mô, tăng sừng, có các ổ abscess trong thượng bì chứa các tế bàoviêm và các thể Medlar. Thể Medlar (còn gọi là sclerotic bodies) là những khúmnấm nhỏ màu nâu, có thành dày, hình đồng xu, kích thước 5-15µm xếp thành từngđám hay thành chuỗi. 5-Điều trị: -Giai đoạn sớm, khi sang thương nhỏ: phẩu thuật cắt rộng, tái phát có thểxảy ra nếu sang thương không được lấy đi hoàn toàn. Có thể dùng áp nóng tại chỗ. -Liệu pháp kháng nấm toàn thân: +Amphotericine B truyền IV ( >1mg/kg/ngày) thường ít có hiêu quả, +Điều trị chính: Itraconazole 200-400 mg/ngày, có hoặc không Flucytosine30mg/kg ngày 4 lần (chức năng thận bình thường). Terbinafine 250mg/ngày. Kéodài điều trị đến khi sang thương biến mất, thường sau nhiều tháng. D-RHINOSPORIDIOSIS: 1-Dịch tễ học và Căn nguyên: Do vi nấm Rhinosporidium seeberi gây ra. Bệnh có nhiều ở Tích Lan, ẤnĐộ, Nam Mỹ, vùng Caribbean. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em, người trẻ, là người cóthời gian làm việc ở vùng ao tù, nước đọng, Nam > Nữ. 2-Lâm sàng: -Bệnh cảnh viêm hạt mạn tính dẫn đến hình thành polype hay biểu hiệntăng sinh ở các màng nhầy. -Mũi: thường gặp nhất (3/4 cases), bướu rất dễ vỡ và dễ chảy máu, bề mặtsần sùi, màu hồng hay đỏ tía. Bướu nhỏ nhưng có khi to, lú ra khỏi lổ mũi. -Mắt: 14% cases, bướu ở màng nhầy kết mạc, làm cộm, sợ ánh sáng, có thểlàm lộn mí. -Da: do mầm bệnh từ mũi, mắt ra da do gãi. -Một số ít thấy ở thanh quản, đầu dương vật, âm đạo, trực tràng. 3-Chẩn đoán: Không thể nuôi cấy được. Chẩn đoán dựa vào mô bệnh học và soi trực tiếpbệnh phẩm: có rất nhiều túi bào tử hình cầu rất lớn, đường kính 100-300µm, bêntrong chứa rất nhiều bào tử đường kính 10-15µm. 4-Điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ mô bị bệnh, nhưng thường hay tái phát. Hóa trị liệukhông có hiệu quả. ...

Tài liệu được xem nhiều: