Danh mục

BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 7)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

COCCIDIOIDOMYCOSIS (Coccidioidal granuloma, Valey fever, San Joaquin Valley fever):1-Dịch tễ học và Căn nguyên: -Là một bệnh nhiệm nấm hệ thống do vi nấm Coccidioides immitis gây ra. Tiên phát ở phổi, sau đó lan tràn vào máu, diễn tiến mạn tính gây viêm nhiễm dạng u hạt ở da, phổi, xương, màng não.-Nguy cơ lan tràn bệnh nhiều ở nam giới, phụ nữ có thai. Do hít phải bào tử nấm có từ đất hoặc khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, hiếm hơn do qua da. Nhóm có nguy cơ: người da đen hoặc sẫm, có thai,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 7) BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 7) oooOOOooo C-COCCIDIOIDOMYCOSIS (Coccidioidal granuloma, Valey fever, SanJoaquin Valley fever): 1-Dịch tễ học và Căn nguyên: -Là một bệnh nhiệm nấm hệ thống do vi nấm Coccidioides immitis gây ra.Tiên phát ở phổi, sau đó lan tràn vào máu, diễn tiến mạn tính gây viêm nhiễmdạng u hạt ở da, phổi, xương, màng não. -Nguy cơ lan tràn bệnh nhiều ở nam giới, phụ nữ có thai. Do hít phải bào tửnấm có từ đất hoặc khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, hiếm hơn do qua da.Nhóm có nguy cơ: người da đen hoặc sẫm, có thai, suy giảm miễn dịch, nhiễmHIV có lượng CD4 thấp. -Vùng dịch tễ của bệnh là nơi có khí hậu nhiệt độ rất cao vào mùa hè, ítmưa thường ở Tây Nam Hoa Kỳ, Trung Mỹ, Nam Mỹ. 2-Lâm sàng: -Thời kỳ ủ bệnh: 1-4 tuần 2.1.Thể phổi tiên phát: 40% người nhiễm có triệu chứng, triệu chứng giốngcúm: sốt, khó chịu, ho, đau ngực, đau cơ, chán ăn; 10%-15% có tổn thương da:hồng ban nhiễm độc (hồng ban lan tỏa, dạng sởi, mề đay), hồng ban nút, hồng banđa dạng thường đi kèm với đau khớp hoặc viêm màng mạch nho trước. Biếnchứng tràn dịch màng phổi có thể xảy ra. 2.2.Thể phổi mãn tính: ho mãn tính và triệu chứng như lao, X quang phổicó hình ảnh dạng hang . Các tổn thương da ít gặp. 2.3.Thể Da tiên phát: ít gặp, thường do tự tiêm nhiễm. Nốt xuất hiện sau 1-3 tuần từ chấn thương da tại chỗ, diễn tiến đến loét. Có thể viêm mạch bạch huyếtdạng sporotrichosis, viêm hạch vùng lân cận. 2.4.Thể lan tràn: sẩn dẫn đến hình thành mụn mủ, các mảng, các nốt, u hạt,abscess, tiết dịch ở xoang, loét; viêm mô tế bào vùng mô dưới da; các mảng dạngcóc; sẹo. Thường gặp ở vùng giữa mặt, cánh mũi-miệng, tứ chi. Bệnh lan tràn vàomô dưới da, các khớp, xương (viêm xương tủy xương), não (viêm màng não). Ởngười nhiễm HIV, lâm sàng đa dạng: tổn thương da , viêm phổi kinh diễn, viêmmàng não, thường xảy ra khi lượng CD4 < 200/µL. 3-Chẩn đoán phân biệt: Mụn cóc, Nhọt, chốc loét, trứng cá đỏ, lichen simplex chronicus, prurigodạng nốt, blastomycosis, cryptoccosis, lao. Ở người nhiễm HIV, có thể giống nhưviêm nang lông, u mềm lây. 4-Cận lâm sàng 4.1.Quan sát trực tiếp: phủ KOH và xem dưới KHV thấy túi bào tử cóthành dày, đường kính 20-80µm, chứa đầy nội bào tử kích thước 5µm. Khi túi bàotử chín sẽ vở ra, phóng thích các nội bào tử vào mô chung quanh và tiếp tục pháttriển thành các túi bào tử khác. 4.2.Mô bệnh học:Nhuộm H&E mẫu mô thấy hình ảnh túi bào tử có thànhdày chứa đầy nội bào tử. 4.3.Nuôi cấy: môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng. Sau 1-3 tuần, mọckhuẩn lạc màu trắng, bên dưới ngã màu nâu xám. Xem dưới KHV thấy một số thểsợi nấm sáng, có vách ngăn, chứa các bào tử đốt kích thước 4-6µm, có thành dày,màu xanh sẫm. 4.4.Thử nghiệm khác: test da với coccidioidin (+) sau khi phơi nhiễm. 5-Điều trị: -Thuốc kháng nấm toàn thân: Amphotericine B 1mg/kg/ngày, Itraconazole200-400mg/ngày, Fluconazole 200-400mg/ngày. -Dự phòng thứ phát: điều trị suốt đời khi có viêm màng não do nấm trênngười nhiễm HIV. D-PARACOCCIDIOIDOMYCOSIS (South American Blastomycois,Paracocidioidal granuloma): 1-Dịch tễ học và Căn nguyên: Do vi nấm Paracoccidioides brasiliensis gây ra. Bệnh cảnh xảy ra trênphổi, da-niêm mạc và mạch bạch huyết. Nam > Nữ, có liên quan đến hormoneestrogen. Tuổi 20-30. Bệnh thường gặp ở vùng Mỹ La tinh, Trung và Nam Mỹ. 2-Lâm sàng: 2.1.Thể phổi: hiếm khi có bệnh cảnh phổi cấp tính, thường diễn tiến chậm,mạn tính với sụt cân và ho dai dẵng. X quang phổi có các nốt, các dãi xơ hóa ở haibên phổi. 2.2.Thể da-niêm mạc: thường ở miệng, mũi, kết mạc, quanh hậu môn. Làcác u hạt hoặc vết loét, tạo sẹo gây biến dạng. 2.3.Thể mạch bạch huyết: các hạch bạch huyết cổ to ra, cứng, hiếm khihóa mủ. 2.4. Tổn thương các cơ quan khác: gan, lách, ruột. 3-Chẩn đoán phân biệt: Lao, nhiễm Leishmania, các bệnh nấm sâu khác. 4-Cận Lâm sàng: 4.1 Quan sát trực tiếp: nhỏ KOH xem KHV thấy tế bào nấm men, đườngkính 10-30µm với nhiều chồi (đường kính 1-2µm) 4.2.Mô bệnh học: mẫu mô có các tế bào nấm men lớn, đường kính 10-30µm, có vô số chồi nhỏ (giống “bánh lái tàu thủy”) 4.3.Nuôi cấy: môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng, sau 3-4 tuần mọckhuẩn lạc có rất nhiều nếp gấp gồm những sợi nấm màu trắng, xem dưới KHVthấy sợi nấm không sinh bào tử. 4.4.Huyết thanh học bằng phương pháp miễn dịch và cố định bổ thể. 5-Điều trị: -Itraconazole 200-400mg/ngày x 3-6 tháng, Ketoconazole dùng thay thế. -Trường hợp nặng, Amphotericine B 1mg/kg/ngày PIV. ...

Tài liệu được xem nhiều: