Nguyên nhân : Do nấm histoplasma capsulatum, loài nấm hai dạng. Bệnh được Darling phát hiện (1908) và mang tên bệnh Darling. Năm 1934 De Monbreun, Hansmann và Chenken phân lập và nuôi cấy được nấm. Nấm thường sống trong đất đặt biệt là đất có phân gia cầm hay phân chim bồ câu. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường gây viêm da, niêm mạc, và gây viêm phổi, bệnh cũng thường gặp ở những người nhiễm HIV.Triệu chứng lâm sàng: Viêm da, niêm mạc: nấm gây tổn thương ở da, niêm mạc thông qua chỗ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH NẤM SÂU HISTOPLASMOSIS (BỆNH DARLING) BỆNH NẤM SÂU HISTOPLASMOSIS (BỆNH DARLING) Nguyên nhân : Do nấm histoplasma capsulatum, loài nấm hai dạng. Bệnh được Darlingphát hiện (1908) và mang tên bệnh Darling. Năm 1934 De Monbreun, Hansmannvà Chenken phân lập và nuôi cấy được nấm. Nấm thường sống trong đất đặt biệt làđất có phân gia cầm hay phân chim bồ câu. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường gây viêm da, niêm mạc, và gây viêm phổi, bệnh cũng thườnggặp ở những người nhiễm HIV. Triệu chứng lâm sàng: Viêm da, niêm mạc: nấm gây tổn thương ở da, niêm mạc thông qua chỗ sâyxát. Tổn thương da là vết loét có vảy tiết, không đau, không ngứa, kèm theosưng hạch và thường khu trú tại chỗ, dần dần bệnh có thể khỏi. Trên người có nhiễm HIV khi bị nấm thì tổn thương là những sẩn có nútsừng ở trung tâm. Tổn thương niêm mạc thường là u hạt, vết loét có thể xuất hiệnở niêm mạc miệng, môi, thanh quản hay ở vùng sinh dục. Viêm phổi: Khi nấm gây viêm phổi thì triệu chứng lâm sàng đến 95% không biểu hiệnho, khạc đờm và sốt, giảm trọng lượng cơ thể, chụp X quang nhiều lần và thay đổitư thế mới phát hiện được. Bệnh có thể khỏi, tuy nhiên chỉ có 1% trường hợp bệnh tiến triển nặng, khiđó tổn thương lan tỏa rải rác ở da, niêm mạc cũng xuất hiện những đám u hạt, gômloét, sưng hạch, gan lách to, tổn thương ở phổi, hệ thống tiêu hóa, xương, kèmtheo sốt, bạch cầu giảm và thiếu máu. Trường hợp này điều trị ít kết quả. Viêm ruột: Nấm có thể gây viêm ruột với những triệu chứng đau bụng, đicầu lỏng, kém ăn, gan, lách sưng... Thể mãn tính có thể sưng hạch, gan to, xươngdễ gãy, tiên lượng xấu. Chẩn đoán phân biệt: với các bệnh nấm hệ thống khác, lao, Hodgkin,Leucocemia, leshmaniasis, giang mai, toxoplasmosis, lymphosarcoma. Xét nghiệm chẩn đoán: - Soi trực tiếp: Từ dịch, mủ khi nhuộm giemsa thấy nấm hình ô van đứngtập trung trong tế bào. - Mô học: bệnh phẩm là da, hạch được nhuộm Hematoxylin, PAS thấy tếbào nấm nằm trong đại thực bào và trong tế bào khổng lồ. - Nuôi cấy: môi trường sabouraud hay môi trường lỏng glucoza + dịch chiếttim. Ở nhiệt độ 37°C thì khuẩn lạc có dạng kem, khi soi có tế bào nấm men, ởnhiệt độ 20°C - 26°C thì khuẩn lạc dạng sợi màu trắng. - Miễn dịch: test da: sau 48 giờ sẩn đường kính >5mm (+)., Phản ứng cốđịnh bổ thể (+). Điều trị: - Amphotericn B truyền tỉnh mạch. - Itraconazol (sporal): 200 – 400mg/ngày x 2 – 6 tháng. - Ngoài ra có thể dùng fluconazol, ketoconazol.