Danh mục

BỆNH NHI KHOA: VIÊM TAI GIỮA CẤP

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.98 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm tai giữa cấp (acute otitis media – AOM) là một chẩn đoán rất thường gặp tại các cơ sở y tế nhi khoa. Vào năm 2000, tổng chi phí dành cho việc chẩn đoán viêm tai giữa tại Hoa Kỳ lên đến khoảng 5 tỉ USD; 40% trong số này được dành cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Mặc dù AOM có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh lý này phần lớn vẫn ở trẻ nhỏ. Dịch tai giữa có thể tồn tại nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khởi phát AOM mặc dù...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH NHI KHOA: VIÊM TAI GIỮA CẤP VIÊM TAI GIỮA CẤPViêm tai giữa cấp (acute otitis media – AOM) là một chẩn đoán rất thường gặp tạicác cơ sở y tế nhi khoa. Vào năm 2000, tổng chi phí dành cho việc chẩn đoán viêmtai giữa tại Hoa Kỳ lên đến khoảng 5 tỉ USD; 40% trong số này được dành cho trẻtừ 1 đến 3 tuổi.Mặc dù AOM có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh lý này phần lớn vẫn ở trẻ nhỏ.Dịch tai giữa có thể tồn tại nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khởi phát AOMmặc dù đã được điều trị với kháng sinh thích hợp. Khi mà dịch còn lấp đầy khoảngtai giữa, thì trẻ vẫn còn nguy cơ giảm thính lực dẫn đến những vấn đề trong pháttriển nói, ngôn ngữ, khả năng nhận thức. Tại các n ước đang phát triển, nhiễmtrùng tạo mủ, bao gồm viêm tai xương chũm và viêm màng não mủ, vẫn còn lànhững biến chứng quan trọng của AOM.I. DỊCH TỄ HỌCKhoảng 60-80% trẻ ≤ 1 tuổi có ít nhất một đợt AOM, và tỷ lệ này ở trẻ 2-3 tuổi là80-90%. Tại Hoa Kỳ, xuất độ AOM cao nhất trong độ tuổi 6 tháng-24 tháng. Sauđó, xuất độ bệnh sẽ giảm dần theo tuổi ngoại trừ độ tuổi bắt đầu đ ến trường, 5-6tuổi, tỷ lệ bệnh có phần tăng nhẹ. AOM không thường gặp ở trẻ độ tuổi đi học, trẻthiếu niên, người lớn, nhưng vi khuẩn học và phương hướng điều trị ở những đốitượng này vẫn tương tự với trẻ nhỏ.Bệnh có tỷ lệ tăng nhẹ ở trẻ nam so với nữ. Một số kết quả nghiên cứu cho thấytầm quan trọng của AOM ở trẻ em: trẻ vùng Boston có trung bình 1,2 và 1,1 đợtAOM trong năm đầu và năm tuổi thứ hai, theo thứ tự. Bệnh lý tai giữa chiếmkhoảng 1/3 các trường hợp đến khám tại các c ơ sở y tế nhi khoa mỗi năm trong 5năm đầu đời.Một nghiên cứu khác tại vùng Pittsburgh cho thấy số ngày trung bình trẻ phải điềutrị kháng sinh do viêm tai giữa lần lượt là 41,9 và 48,6 ngày tương ứng với nămtuổi đầu tiên và thứ hai; trong khi đó, trẻ nhận điều trị kháng sinh do các nguyênnhân khác trung bình chỉ 1,9 và 4,1 ngày trong khoảng thời gian tương tự. Thủthuật đặt ống thông tai giữa được thực hiện ở những trẻ có chảy dịch tai giữa nặnghoặc kéo dài và bị AOM tái đi tái lại. Tỷ lệ thủ thuật trong nghiên cứu trên là 1,8%và 4,2% tương ứng với năm đầu và năm tuổi thứ hai.Kể từ khi kết quả những nghiên cứu trên được công bố rộng rãi, dịch tễ học và visinh học của AOM tại Hoa Kỳ có chiều hướng thay đổi bởi ba yếu tố: Sự áp dụng vắc-xin tổ hợp ngừa 7 týp phế cầu (pneumococcal conjugate  vaccine – PCV) năm 2000, Sự phổ biến hướng dẫn điều trị của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Hiệp  hội Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ năm 2004, giúp cung cấp tiêu chuẩn chẩn đoán AOM, Chiến dịch giáo dục của trung tâm kiểm soát bệnh tật và các nhóm có thẩm  quyền khác trong việc tác động các bậc bố mẹ và bác sĩ lâm sàng nhằm tránh sử dụng kháng sinh không ph ù hợp đối với các chẩn đoán AOM mơ hồ, không xác thực.Yếu tố nguy cơ:Một số yếu tố nguy cơ của AOM đã được xác định, quan trọng nhất trong số đóchính là lứa tuổi.1) Lứa tuổiLứa tuổi thường gặp nhất của AOM là 6 tháng-18 tháng tuổi. Nếu đến 3 tuổi trẻvẫn chưa mắc AOM hoặc mắc rất nhẹ thì trẻ sẽ có rất ít nguy cơ bị tái phát vàbệnh thể nặng. Việc bệnh xuất hiện trong độ tuổi khá sớm đ ược giải thích có thể làdo sự phối hợp của nhiều yếu tố, bao gồm sự kém tr ưởng thành về mặt giải phẫu,thể chất, và đáp ứng miễn dịch. Một số yếu tố đã được xác định (như: sự thay đổihình dạng sọ não, hướng của vòi eustach, sự hình thành kháng thể khi tiếp xúc vớitác nhân gây bệnh), nhưng những yếu tố khác vẫn còn đang bàn cãi.2) Môi trường chăm sóc hàng ngàySự lan rộng các tác nhân vi khuẩn và virút thường xảy ra trong các trung tâm chămsóc trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tại nhà trẻ, đặc biệt khi có từ 4 trẻ trở lên, cho thấycó nguy cơ cao bị AOM so với những trẻ được chăm sóc tại nhà. Thủ thuật ngoạikhoa đặt ống thông màng nhĩ cho các trường hợp viêm tai giữa nặng và tái phát ởtrẻ ≤ 2 tuổi cao gấp 7 lần hơn ở các trẻ được chăm sóc theo nhóm (21%) so với trẻchăm sóc tại nhà (3%).3) Bú sữa mẹBú sữa mẹ ít nhất 3 tháng đầu đời sẽ giúp giảm thiểu các tác nhân vi khuẩn c ư trútại vùng mũi họng và liên quan với ít đợt AOM hơn. Nguyên nhân làm giảm xuấtđộ AOM vẫn chưa được xác định nhưng có thể là do sự hiện diện của các yếu tốcó tính miễn dịch hoặc không miễn dịch với vai trò bảo vệ trong sữa mẹ, sự pháttriển các cơ vùng mặt liên quan với động tác bú mẹ, tư thế duy trì trong suốt thờigian bú mẹ.4) Khói thuốc lá và ô nhiễm môi trườngTiếp xúc với khói thuốc lá và không khí ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ AOM.Một nghiên cứu phân tích meta cho thấy tỷ số chênh là 1,48 (độ tin cậy 95%) đốivới khả năng tái phát AOM nếu bố hoặc mẹ hút thuốc. C ơ chế trong tình huốngnày chưa hoàn toàn được hiểu rõ nhưng có thể là do sự gia tăng tình trạng mangphế cầu ở vùng mũi họng và hầu họng.Mối nguy hiểm do không khí ô nhiễm mang lại cho trẻ đã được tổng kết ...

Tài liệu được xem nhiều: