Danh mục

BỆNH NHƯỢC CƠ (Kỳ 5)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.45 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điều trị ngoại khoa: Mục đích cơ bản của điều trị ngoại khoa bệnh Nhược cơ là mổ cắt bỏ Tuyến ức. Cơ sở của biện pháp điều trị này là:- Tuyến ức đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đáp ứng tự miễn dịch của cơ thể. Các tế bào Lympho T của Tuyến ức có tác dụng kích thích các Lympho B tạo ra các tự kháng thể lưu hành trong máu, do đó cắt bỏ Tuyến ức có thể làm giảm được việc tạo ra các tự kháng thể kháng Achr của màng sau Sinap...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH NHƯỢC CƠ (Kỳ 5) BỆNH NHƯỢC CƠ (Kỳ 5) 4. Điều trị ngoại khoa: Mục đích cơ bản của điều trị ngoại khoa bệnh Nhược cơ là mổ cắt bỏTuyến ức. Cơ sở của biện pháp điều trị này là: - Tuyến ức đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đáp ứng tự miễndịch của cơ thể. Các tế bào Lympho T của Tuyến ức có tác dụng kích thích cácLympho B tạo ra các tự kháng thể lưu hành trong máu, do đó cắt bỏ Tuyến ức cóthể làm giảm được việc tạo ra các tự kháng thể kháng Achr của màng sau Sinapthần kinh-cơ trong bệnh Nhược cơ. - Trong Tuyến ức có các tế bào dạng cơ mà nhiều nghiên cứu cho rằng nóchính là các tự kháng nguyên có tác dụng kích thích sinh ra các tự kháng thểkháng Achr ở màng sau Sinap thần kinh-cơ. Cắt bỏ Tuyến ức sẽ làm mất đi cáckháng nguyên đó. - Tuyến ức trong bệnh Nhược cơ có những biến đổi giải phẫu rất rõràng ( có thể gặp Tăng sản tuyến ức, Tồn tại tuyến ức hoặc U tuyến ức). Sau khicắt bỏ Tuyến ức, các triệu chứng nhược cơ ở phần lớn bệnh nhân được cải thiện rõrệt, nhiều trường hợp khỏi hoàn toàn. a) Chỉ định mổ cắt bỏ Tuyến ức: Cần dựa vào nhiều yếu tố như: + Theo độ nặng của bệnh: - Nhược cơ khư trú chỉ ở mắt ( Nhóm I ): thường chỉ định mổ khi đãđiều trị nội khoa tích cực trên 2 năm mà bệnh không đỡ ( lúc này nhiều khả năngbệnh sẽ chuyển sang các độ nặng hơn và nếu mổ muộn thì kết quả sẽ kém hơn). - Nhược cơ toàn thân mức độ nhẹ và trung bình ( Nhóm IIA và IIB):chỉ định mổ sớm. - Các nhược cơ nặng (nhóm III, IV) hoặc đang có cơn nhược cơ hôhấp nặng: cần phải được điều trị nội khoa tích cực để giảm độ nặng của bệnh hoặcổn định cơn nhược cơ rồi mới mổ. + Theo lứa tuổi: - Nhược cơ ở bệnh nhân tuổi già: nên chỉ định mổ sớm vì bệnhthường nặng và thường do U tuyến ức. - Nhược cơ ở bệnh nhân nhỏ tuổi ( dưới 13 tuổi): cần cân nhắc khichỉ định mổ vì việc cắt bỏ Tuyến ức ở lứa tuổi này có thể ảnh hưởng đến khả năngđáp ứng miễn dịch của bệnh nhân sau này. + Theo các bệnh đi kèm: - Bệnh Nhược cơ kèm bệnh Basedow: chỉ định mổ Nhược cơ sau khiđã điều trị bệnh Basedow ổn định bằng Nội khoa. Sau khi mổ Nhược cơ ổn định,nếu bệnh Basedow vẫn phát triển thì mới chỉ định mổ bệnh Basedow. - Bệnh nhược cơ kèm các bệnh viêm nhiễm khác, nhất là nhiễmkhuẩn đường hô hấp: chỉ định mổ khi đã điều trị ổn định được viêm nhiễm, vì saumổ tình trạng nhiễm khuẩn sẽ làm nhược cơ nặng lên rất nhiều. b) Các phương pháp mổ cắt bỏ tuyến ức: + Mổ cắt bỏ tuyến ức qua đường cổ: - Tiến hành rạch da vùng cổ ngay ở hõm trên ức, bóc tách từ vùng cổtheo mặt sau xương ức xuống trung thất trước (có thể dùng những dụng cụ đặc biệtđể nâng giữ xương ức đảm bảo cho việc bóc tách dễ dàng hơn). Bóc tách lấy bỏhoàn toàn các thuỳ Tuyến ức. - Phương pháp này có ưu điểm là: ít gây thương tổn cho bệnh nhân,diễn biến sau mổ nhẹ nhàng... Nhưng nhược điểm là không đảm bảo lấy hết triệtđể được Tuyến ức và tổ chức mỡ lỏng lẻo trong trung thất ( các nghiên cứu chothấy có rất nhiều nang tổ chức Tuyến ức nằm rải rác cả trong tổ chức mỡ lỏng lẻođó ) do đó tỉ lệ bệnh tái phát sau mổ cao. Phương pháp này cũng không dùng đượccho các trường hợp Nhược cơ có U tuyến ức lớn. + Mổ cắt bỏ Tuyến ức qua đường mở ngực: - Có thể dùng các đường: mở xương ức theo đường dọc giữa của xương ứchoặc mở ngực đường trước-bên ngực phải hay ngực trái. Phẫu tích cắt bỏ toàn bộTuyến ức đồng thời lấy sạch cả các tổ chức mỡ lỏng lẻo trong trung thất trước. - Ưu điểm là cắt bỏ triệt để được Tuyến ức và tổ chức mỡ lỏng lẻo có chứacác nang tổ chức Tuyến ức nằm ở trong trung thất. Tuy nhiên so với mổ theođường cổ thì phương pháp này gây tổn thương nhiều hơn và diễn biến sau mổcũng thường nặng hơn. + Mổ cắt bỏ tuyến ức bằng phẫu thuật nội soi: - Đưa dụng cụ nội soi vào trung thất trước bằng các đường chọc từhõm trên ức và qua khe liên sườn sát cạnh bờ xương ức ( không làm tổn thươngmàng phổi trung thất). Dưới quan sát trực tiếp qua hệ thống ống nội soi và mànhình Video, tiến hành bóc tách lấy bỏ toàn bộ Tuyến ức cùng các tổ chức mỡ lỏnglẻo trong trung thất trước. - Ưu điểm là cắt bỏ triệt để được Tuyến ức và tổ chức mỡ lỏng lẻotrong trung thất, ít gây thương tổn cho bệnh nhân, diễn biến sau mổ nhẹ nhàng.Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có trang bị đầy đủ các dụng cụ vàphương tiện phẫu thuật nội soi, phẫu thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm... c) Biến chứng sau mổ: + Suy hô hấp: thường xảy ra do xuất hiện cơn nhược cơ cấp tính saumổ, đây là biến chứng nặng và hay gặp, nó cũng là nguyên nhân chính gây tử vongsau mổ Nhược cơ. + Chảy máu: có ...

Tài liệu được xem nhiều: