Danh mục

Bệnh “quên” ở người trẻ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.63 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không còn là chứng bệnh độc tôn của người già, chứng "đãng trí" đã trở thành căn bệnh phổ biến của nhiều người trẻ, đặc biệt là thành phần sống ở đô thị.Bệnh xảy ra nhiều ở trí thức và người bận rộn Nhiều đối tượng mắc bệnh này. Có sinh viên ôn thi căng thẳng quá, đêm trước lúc thi không ngủ nên sáng hôm sau quên sạch những gì đã ôn tập. Phụ nữ có con nhỏ là đối tượng tiếp theo, mải lo lắng cho em bé nên thường xuyên quên làm việc nhà, đến cơ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh “quên” ở người trẻ Bệnh “quên” ở người trẻKhông còn là chứng bệnh độc tôn của người già,chứng đãng trí đã trở thành căn bệnh phổ biếncủa nhiều người trẻ, đặc biệt là thành phần sống ởđô thị. Bệnh xảy ra nhiều ở trí thức và người bận rộnNhiều đối tượng mắc bệnh này. Có sinh viên ôn thicăng thẳng quá, đêm trước lúc thi không ngủ nênsáng hôm sau quên sạch những gì đã ôn tập. Phụ nữcó con nhỏ là đối tượng tiếp theo, mải lo lắng cho embé nên thường xuyên quên làm việc nhà, đến cơ quanquên việc ở cơ quan, ra chợ quên mua thực phẩm.Đặc biệt là doanh nhân, nhân viên văn phòng …những người chịu áp lực nhiều từ công việc, bị căngthẳng do không hoàn thành tiến độ… Triệu chứng làthường nhớ rất rõ công việc chung mà quên nhữngviệc nhỏ nhặt trong sinh hoạt. Cụ thể là, dồn tất cảtâm trí để nhớ về một việc trọng yếu mà quên nhữngviệc thứ yếu. Nếu là mất trí nhớ, bệnh nhân sẽ xóahoàn toàn các thông tin trong não, nhưng đãng trí làchỉ nhớ một việc mà quên nhiều việc. Thuật ngữđãng trí bác học cũng phù hợp trong trường hợpnày. Bệnh quên làm người bệnh trở thành ngườigây cười cho những người xung quanh. Chẳng hạnđến cơ quan quên khóa nhà, khóa xe rồi cuống cuồngđi kiếm chìa khóa làm mất thời gian của công việc.Có bà mẹ còn quên tên của cô giáo chủ nhiệm củacon, sau phải nhờ con nhắc. Những người lãnh đạomột nhóm người thường quên những cuộc hẹn vớiđối tác nên phải nhờ đến thư ký, quên ngày kỷ niệmcủa gia đình, ngày cưới của bạn bè…Bệnh như không bệnhNhiều người không xem đây là bệnhnên không tìm đến bác sĩ, nếu có chỉ tựmua thuốc uống, phần lớn là dùng cácloại thuốc bổ não của đông y, dạng 10– 20 viên nén/vỉ.GS. Christopher Phạm (chuyên khoaPhẫu thuật thần kinh và cột sống phức tạp) cho biếtchứng hay quên được gọi là suy giảm trí nhớ. Ngườibệnh mất khả năng trí tuệ trong các hoạt động hằngngày. Như là nhầm lẫn, không nhớ tên, người, địa chỉthậm chí là ngày sinh, số điện thoại của mình. Triệuchứng thường tăng theo tuổi, nhưng không có nghĩalà tất cả người lớn tuổi sẽ bị bệnh này.Bệnh suy giảm trí nhớ hình thành bởi sự suy giảmhoặc thay đổi khả năng vận hành chức năng trongnão. Một số trường hợp có thể chữa khỏi, một số thìkhông. Bệnh kéo dài có thể gây ra bệnh alzheimer khivề già. Kế tiếp là đột quỵ và parkinson. Các nguyênnhân khác là do thiếu vitamin B12 và folate, bệnhtrầm cảm cũng làm giảm trí nhớ. Phụ nữ có nguy cơcao. Triệu chứng khác nhau ở từng người: khó khăntrong giao tiếp; khó khăn với kế hoạch và tổ chức;khó khăn học hỏi và tiếp thụ; không nhớ thông tinmới; tính cách thay đổi…Chỉ có thể làm giảmTheo GS. Phạm, trên thế giới hiện chưa có phươngpháp chữa khỏi bệnh này, một số loại thuốc được sửdụng nhằm làm chậm quá trình phát triển bệnh.Nhiều người có thói quen dùng bạch quả trong ănuống hằng ngày vì nghĩ rằng loại quả này có thể làmchậm tiến trình suy giảm trí nhớ, nhưng thực ra, lạmdụng bạch quả sẽ dẫn tới loãng máu. An toàn nhất làdùng Omega-3, đây là chất được khuyến cáo giúpgiảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và suy giảm trí nhớ.Liều dùng không quá 3 gram/ngày. Omega-3 hỗ trợvà bảo vệ màng tế bào thần kinh vì nó là một chấtdinh dưỡng cần thiết cho chức năng não. Ngoài ra, cóthể dùng vitamin E nhưng cần tham khảo ý kiến bácsĩ vì uống nhiều vitamin E sẽ làm loãng máu và tăngnguy cơ đột quỵ. Tránh xa bia, rượu. Tập thể dục ítnhất 2 giờ rưỡi/tuần, hoặc 30 phút mỗi ngày

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: