Bệnh sán lá phổi do sán lá phổi Paragonimus gây nên. - Người bị nhiễm sán lá phổi là do ăn sống hoặc chưa chín các vật chủ trung gian là cua, tôm hay vật chủ tạm thời, ví dụ như thịt lợn có chứa ấu trùng sán. Mầm bệnh sau đó di trú đến phổi và gây bệnh với triệu chứng chủ yếu là ho có máu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH SÁN LÁ PHỔI BỆNH SÁN LÁ PHỔI1. Đại cương- Bệnh sán lá phổi do sán lá phổi Paragonimus gây nên.- Người bị nhiễm sán lá phổi là do ăn sống hoặc chưa chín các vật chủ trung gian làcua, tôm hay vật chủ tạm thời, ví dụ như thịt lợn có chứa ấu trùng sán. Mầm bệnhsau đó di trú đến phổi và gây bệnh với triệu chứng chủ yếu là ho có máu.2. Tác nhân gây bệnh- Sán lá phổi Paragonimus thuộc lớp Sán lá Trematoda, ngành phụ Sán dẹtPlathelminthes, ngành Đa bào Metazoa.- Trong 40 loài sán lá phổi có trên 10 loại gây bệnh ở người, chủ yếu là loàiParagonimus westermani, còn ở Việt Nam là loài P. heterotremus.- Con sán lá phổi to bằng hạt cà phê hay hạt lạc nhỏ, dài 7-13 mm, rộng 4-6 mm,màu đỏ hoặc trắng hồng. Sán lưỡng tính, nghĩa là trên một con sán có cả bộ phậnsinh dục đực và cái. Sán chủ yếu kí sinh trong phổi, làm nang trong tiểu phế quảnbé của phổi người hay súc vật, trong mỗi nang hầu hết có 2 con và dịch mủ màu đỏ,xung quanh có mạch máu tân tạo. 1- Sán lá phổi đẻ trứng, trứng theo đờm xuống họng ra ngoài môi trường hoặc theophân khi nuốt đờm. Trứng rơi xuống nước, nở ra ấu trùng lông (miracidium), chuivào ốc phát triển thành ấu trùng đuôi (cercaria), ấu trùng đuôi rời ốc chui vào tômcua nước ngọt tạo nang ở tổ chức và phủ tạng (ấu trùng nang-metacercaria). Khi conngười hay súc vật ăn phải tôm, cua có ấu trùng sán lá phổi chưa nấu chín, ấu trùngsán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hoá vào ổ bụng rồi từng đôi mộtxuyên qua cơ hoành và màng phổi vào nhu mô phổi rồi làm tổ ở đó.Hình 1. Chu kì sống của sán lá phổi3. Dịch tễ học 2- Tập quán ăn tôm cua ch ưa nấu chín cũng như ăn gỏi cua, gỏi tôm, ăn cua nướng(thực chất thịt cua nướng chưa chín), ăn gạch cua sống, ăn mắm cua, uống nước cuasống... đều có nguy cơ bị nhiễm sán lá phổi.- Ở Việt Nam, ca bệnh sán lá phổi đầu tiên được thông báo ở Châu Đốc - An Giangnăm 1906. Cho đến nay đã có 6 tỉnh có bệnh sán lá phổi lưu hành như Lai Châu,Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Nghệ An, Hà Giang.- Trong tự nhiên, sán lá phổi kí sinh trên động vật hoang dại như hổ, báo, cáo, chồn,chó, mèo, lợn, chuột... nhưng ở Việt Nam chỉ mới điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh sán láphổi trên chó nhà Canis familiaris. Mầm bệnh dự trữ trên động vật là một khó khăntrong công tác phòng chống bệnh sán lá phổi.4. Bệnh sinh- Người mắc bệnh do ăn cua hoặc tôm chưa nấu chín có chứa kí sinh trùng ở giaiđoạn ấu trùng nang metacercaria.- Sau khi ăn, metacercaria thoát nang ở tá tràng, xuyên qua thành dạ dày ruột và ditrú trong khoang phúc mạc. + Một số sán non có thể di trú đến các vị trí ngoài phổi như màng tim, phúc mạc, dưới da, gan, ruột, não, tinh hoàn... + Phấn lớn sán phát triển xuyên qua cơ hoành di trú trong nhu mô phổi. 3- Lúc đầu xung quanh sán thâm nhiễm bạch cầu ái toan và trung tính, sau đó là bạchcầu đơn nhân. Xuất hiện hoại tử khu trú nhu mô phổi, sau đó hình thành nang xơbao quanh sán trưởng thành.- Sau khi nhiễm 7-8 tuần, sán trưởng thành hoàn toàn bắt đầu đẻ trứng ở trong nang.Nang này có thể lớn lên và vỡ, thường là vỡ vào tiểu phế quản.- Các thể ngoài phổi do 1 trong 2 cơ chế: + Sán non và chưa trưởng thành di trú từ khoang màng b ụng đến các cơ quan khác ngoài phổi hoặc từ phổi tới các cơ quan khác. Sán có thể tạo nang và đẻ trứng tại vị trí ngoài phổi này. + Trứng của sán trưởng thành sống trong phổi đi vào hệ tuần hoàn và được đưa đến các vùng phía xa của cơ thể.- Trứng và sán chưa trưởng thành ở các vị trí lạc chỗ có thể gây phản ứng viêm, dẫnđến hình thành nang, áp-xe, u hạt.5. Biểu hiện lâm sàng5.1. Nhiễm sớm- Giai đoạn sớm tính từ khi nhiễm cho đến khi sán đẻ trứng đầu tiên, trung bình 2-20 ngày, có thể kéo dài đến 2 tháng.- Trong thời gian ấu trùng di trú trong khoang phúc mạc, một số bệnh nhân thấy đaubụng hay đau thượng vị, thậm chí có thể có ỉa chảy. 4- Khi ấu trùng xuyên qua cơ hoành và di trú trong khoang màng phổi, có thể có đaungực kiểu màng phổi (thường là hai bên). + X quang phổi lúc này, khoảng sau nhiễm từ một tháng trở lên, có thể thấy tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi. + Tràn dịch màng phổi là dịch tiết và dày đặc bạch cầu ái toan.- Khi ấu trùng di trú trong nhu mô phổi tăng lên, bệnh nhân thường có biểu hiệngiống như hội chứng Loeffler: + Ho khan, đau ngực và khó chịu. + Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm sốt nhẹ và đờm có dây máu. + X quang phổi có thâm nhiễm thoáng qua, di chuyển và mịn. + Bạch cầu máu tăng và thành phần ái toan nổi trội.5.2. Nhiễm muộn- Giai đoạn thứ hai của nhiễm sán lá phổi là thời gian sán trưởng thành sống ở phổi.Giai đoạn này có thể kéo dài tới mười năm trư ớc khi sán chết dần.- Lâm sàng: + Ho máu tái diễn là triệu chứng hay gặp nhất trong giai đoạn này. Điển hình thì chất đờm có màu sô-cô-la, bao gồm hỗn hợp máu, tế bào viêm và trứng sán giải phóng ra khi nang bao quanh sán trưởng thành vỡ vào tiểu phế quản. 5 + Bệnh nhân có thể khó chịu nhưng nói chung không sốt. + Khám thường không thấy có vẻ ốm cho dù ho máu tái diễn.- Xét nghiệm: + Bạch cầu ái toan máu tối thiểu hoặc không có. + X quang phổi: Nói chung, thấy một hay nhiều vị trí khu trú sán trong nang hay đường • hầm trên phim X quang phổi, cho dù khoảng 20% không thấy bất th ường gì. Các bất thường trên phim X quang thường hay phim CT có thể gặp: • Tổn thương mờ hình vòng do sự sáng tương đối của các th ành phần trong nang sán. Đường sọc, thường cạnh bóng ...