Danh mục

Bệnh Shingles

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.74 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh shingles (phát âm “shing-gơlz”), còn có tên herpes zoster (tiếng Việt, có người gọi bệnh zona, bệnh giời ăn), là một bệnh da hay xảy ra. Riêng tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Tật bệnh (CDC) ước lượng mỗi năm có khoảng 600.000 đến 1 triệu trường hợp bệnh shingles. Bệnh đặc biệt chỉ tấn công một vùng da của cơ thể phụ trách bởi một dây thần kinh cảm giác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Shingles Bệnh Shingles_Giời Leo đã có thuốc ngừa Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Chuyên Khoa Nội ThươngNăm trước, hãng thuốc Merck hãnh diễn công bố thuốc chích Zostavax họ chế để ngừabệnh shingles, dùng cho người 60 tuổi trở lên. Nay Medicare vừa cho các vị 65 trở lêndùng thuốc.Bệnh shingles (phát âm “shing-gơlz”), còn có tên herpes zoster (tiếng Việt, có người gọibệnh zona, bệnh giời ăn), là một bệnh da hay xảy ra. Riêng tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soátvà Phòng ngừa Tật bệnh (CDC) ước lượng mỗi năm có khoảng 600.000 đến 1 triệutrường hợp bệnh shingles. Bệnh đặc biệt chỉ tấn công một vùng da của cơ thể phụ tráchbởi một dây thần kinh cảm giác.Trong suốt cuộc đời, shingles sẽ đến thăm 10-20% chúng ta. Trẻ không tha, già khôngthương, nó đến thăm cả trẻ lẫn già, song càng lớn tuổi, ta càng dễ bị nó. Trẻ em dưới 2tháng nếu nổi trái rạ, sau dễ bị shingles hơn các trẻ khác. Vì hai bệnh trái rạ và shinglesgây do cùng một loại siêu vi trùng (virus).Siêu vi trùng này tai quái lắm. Ở người nổi trái rạ (hay “thủy đậu”, tên Mỹ:“chickenpox”, “varicella”), khi bệnh khỏi, các siêu vi trùng gây bệnh không chịu ra khỏicơ thể người bệnh. Chúng theo những thần kinh dẫn truyền cảm giác dưới da (cutaneousnerves), đi ngược vào các hạch thần kinh nằm phía sau cột sống. Chúng ẩn thân, chờ thờitại các hậu cứ này. Một lúc nào đó, lại rủ nhau dạo chơi, đi dọc theo thần kinh dẫn truyềncảm giác ra ngoài da, gây một hình thức bệnh khác gọi là “shingles”, tạo những bọc nhonhỏ mọng nước, rất đau ở một bên đầu, một bên thân, một bên tay hay chân. Đặt tên Việtcho shingles là bệnh “giời cắn” dễ hiểu hơn chăng?Như vậy, shingles gây do các siêu vi trùng trái rạ, từ các hạch thần kinh trong cơ thểngười trước từng nổi trái rạ, ra ngoài da dạo chơi (có khi 2-3 lần trong suốt cuộc đờingười bệnh). Thế nên, siêu vi trùng gây bệnh được đặt tên “varicella zoster virus”, vừagây bệnh trái rạ (varicella), vừa gây bệnh “giời cắn” (shingles hay herpes zoster). Bệnhhiếm khi lây trực tiếp từ người bệnh sang người khác.Các vị có tuổi hay bị shingles hơn người trẻ, do cơ chế kháng cự (immunologic function)của cơ thể ta giảm dần theo tuổi tác, không đủ sức cản trở, ngăn cấm những siêu vi trùngtrái rạ từ các hạch thần kinh, ra dạo chơi ngoài da. So với người trẻ, các vị có tuổi cũnghay đau lâu hơn, sau khi các vết shingles trên da đã lành.Triệu chứng Shingles thường diễn tiến qua 2 giai đoạn: 1. Giai đoạn trước khi nổi mụn (preeruptive phase): 4-5 ngày trước khi trên da xuất hiện những mụn gây do shingles, bạn thấy đau, ngứa, hoặc có cảm giác như phỏng ở chỗ sắp xuất hiện những mụn shingles. Có khi bạn đau dữ lắm, khiến bác sĩ ngỡ bạn bị những bệnh nguy hiểm như viêm màng phổi (pleurisy), chết cơ tim cấp tính (myocardial infarction, nôm na là heart attack), nhức đầu một bên migraine (migraine headache), hoặc các bệnh nguy hiểm trong bụng. Cho đến lúc những vết shingles xuất hiện, bác sĩ mới thở phào nhẹ nhõm, xoa tay: “À, shingles”. Trong giai đoạn “đau mà chưa thấy kẻ thù”, bị cắn đến chẩy nước mắt, nếu bạn tả kỹ vùng đang đau, may ra bác sĩ sẽ nghĩ đến shingles.Từ tủy sống (spinal cord) nằm phía sau cột xương sống (spine), tỏa ra một hệ thống thầnkinh cảm giác đi khắp cơ thể, song song với hệ thống thần kinh vận động. Hệ thần kinhvận động điều khiển sự hoạt động của các bắp thịt và nhiều cơ quan. Còn hệ thần kinhcảm giác có nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác từ các cơ quan về tủy sống (rồi từ tủy sống, sẽcó những thần kinh khác tiếp nối, dẫn truyền cảm giác lên óc). Hai hệ thống thần kinhcảm giác và vận động làm việc phối hợp, nhịp nhàng.Các thần kinh cảm giác của da chia nhau phụ trách việc dẫn truyền cảm giác từ da về tủysống. Khi siêu vi trùng shingles ra dạo chơi ngoài da, chúng đi từng đàn theo sợi thầnkinh cảm giác (vừa đi vừa gặm sợi thần kinh nên gây đau), do đó, sẽ chỉ gây bệnh ở vùngda do thần kinh cảm giác đó phụ trách. Bệnh xảy ra ở một bên người: một bên đầu, mộtbên mặt, một bên thân người, hoặc một tay hay chân, rất hiếm khi ở cả hai bên người.Cùng với cái đau trong giai đoạn “bị cắn nhưng chưa thấy ông giời đâu cả”, có khi bạncũng nóng sốt, nhức đầu, uể oải, nổi hạch ở gần vùng đau. Khi các triệu chứng nóng sốt,nhức đầu, uể oải, nổi hạch giảm dần, những bọc mọng nước nho nhỏ của shingles bắt đầuxuất hiện. Giai đoạn “đau mà chưa thấy kẻ thù, bị cắn nhưng chưa thấy ông giời đâu cả”có thể không xảy ra, nhất là ở trẻ con.2. Giai đoạn nổi mụn (eruptive phase):4-5 ngày sau khi bạn bắt đầu cảm thấy đau, “giời” bỗng xuất hiện. Vùng đau trở nên đỏ,sưng. Trên một nền đỏ, sưng như vậy, nổi những bọc mọng nước, to nhỏ khác nhau.Nước trong các mụn này, đầu tiên trong, nhưng đục dần trong vòng 3-4 ngày. Các bọcnước quây quần, tụ tập với nhau thành từng nhóm, tiếp tục xuất hiện cho đến 7 ngày sau.Rồi chúng bể vỡ, đóng vẩy, lành dần. Các vẩy rụng đi trong vòng 2-3 tuần khi căn bệnhrút lui.Nếu ch ...

Tài liệu được xem nhiều: