Bệnh tại miệngNăm nào cũng thế, Tết là thời kỳ các bệnh viện tăng đột biến số người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Theo thống kê, thật đáng buồn: tỷ lệ cao là các nam tử. Mất toi cái Tết đã nôn nóng đợi chờ 360 ngày trong năm. Tìm hiểu nguyên nhân, ôn lại những điều đã được biết từ thời cắp sách đến trường có lẽ cũng là điều bổ ích.Nếu như ngày xưa, các cụ “ăn Tết” thì ngày nay người ta “chơi Tết”. Tuy vậy, chơi mà không có ăn thì cũng hơi vô...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tại miệng Bệnh tại miệngNăm nào cũng thế, Tết là thời kỳ các bệnh viện tăng đột biến số người nhập viện vìngộ độc thực phẩm. Theo thống kê, thật đáng buồn: tỷ lệ cao là các nam tử. Mất toicái Tết đã nôn nóng đợi chờ 360 ngày trong năm. Tìm hiểu nguyên nhân, ôn lạinhững điều đã được biết từ thời cắp sách đến trường có lẽ cũng là điều bổ ích.Nếu như ngày xưa, các cụ “ăn Tết” thì ngày nay người ta “chơi Tết”. Tuy vậy, chơi màkhông có ăn thì cũng hơi vô duyên. Gặp gỡ bạn bè, chén chú chén anh, sum họp gia đìnhkhông thể thiếu các món ăn đưa đẩy. Và không chừng, chính việc ăn uống lại làm chúngta đôi khi mất Tết. Đó là trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Nếu không cô đơn trong bệnhviện thì cũng nằm bẹp ở nhà ghen tị với mùa xuân phơi phới đi qua.Bênh tòng nhập khẩuẤy là mấy từ Hán Việt trúc trắc mà danh y Tuệ Tĩnh đã nói từ 600 năm về trước. Lúa đóchưa có khái niệm về vi trùng, vi khuẩn, vì kể cả phương Tây tiên tiến nào đã có kínhhiển vi để thấy chúng mặt ngang mũi dọc ra sao. Vậy mà các cụ đã khẳng định, bệnh theođường miệng vào người.Thức ăn là chất bổ dưỡng cho người nhưng cũng là môi trường thuận tiện để những visinh vật đầy rẫy trong thiên nhiên nảy nở sinh sôi. Vi sinh vật có hàng vạn loại, có loại cóích, có loại vô thưởng vô phạt, nhưng cũng có nhiều loại độc hại. Tên chúng lằng nhằng,lủng củng, khó nhớ nhưng chẳng lẽ trong đời chẳng một lần nhắc đến hay sao? Đó là 8dòng phổ biến nhất mà ta phải nhớ tên mỗi khi cầm đơn bác sĩ: Campylobacter jejunni,Clostridium perfringens, Escherichia coli, Samonella (1.600 loại), StreptocusA., Listerriamonocytogenes, Shigella (trên 30 loại), Staphylococus.Trong số này, Stratophyloccocus thường có trong các món ăn chế biến bằng tay (nộm,nem, cuốn chẳng hạn), Clostridium perfringens trong các món hâm đi hâm lại, Listerriadễ hiện diện trong các thực phẩm ướp lạnh như jămbông, xúc xích, batê, thịt nguội, giòlụa, chả quế, Samonella trong thịt sống, cá sống... Chúng nhởn nhơ trong không khí, rác,đất, ruột động vật, sữa, trứng, các vết thương, trên dụng cụ nấu ăn... và được “chuyênchở” vào bụng trên con tàu thực phẩm rửa không sạch, “tích trữ” quá lâu, chế biến mất vệsinh, nấu không chín hoặc để ôi thiu.Chúng gây rất nhiều chứng bệnh: đau đầu, nôn mửa, khó thở, nhức cơ bắp, đau lưng, mệtmỏi, sốt cao, mất ngủ, bải hoải toàn thân. Trừ trường hợp đặc trưng nhất là tiêu chảy màtriệu chứng hết sức rõ ràng, chạy cũng không kịp, còn đa số không bị “nạn nhân” mangcác bữa cỗ Tết đầy tú hụ ra... truy cứu trách nhiệm. Họ thường đổ thừa cho các nguyênnhân khác như cúm, cảm gió, cảm lạnh hoặc... không rõ nguyên nhân.Những món ăn sống hoặc chưa chín hoàn toàn như gỏi cá, nem chua, thịt bò tái, bò nhúnggiấm, thịt bê tái bóp thính, tái dê, tiết canh, nem tai, nộm... là các món ăn “thời tiền sử đểlại” không những đầy vi trùng vi khuẩn vì chúng không chết do phải trải qua quá trìnhnấu nướng ở nhiệt độ cao mà nhiều loại ký sinh trùng như trứng giun, sán lợn, sán bò...vẫn còn sống “nhăn răng” được dịp tung hoành trong cơ thể. Ngộ độc bởi các loại vitrùng vi khuẩn và ký sinh trùng có thể xảy ra tức thời nhưng có thể ủ bệnh lâu dài nhất làvới các loại ký sinh trùng.Ngộ độ cấp tínhNếu nhóm “tội phạm” vừa kể là những loài có sống có chết thì nhóm kẻ thù thứ hai quađường miệng là kẻ vô tri vô giác. Ấy là các hóa chất độc hại.Trong quá trình sản xuất ra lương thực thực phẩm, để phòng trừ sâu bệnh và đạt năngsuất cao, các nhà nông - kể cả trồng trọt và chăn nuôi - đã sử dụng không biết bao nhiêuhóa chất: thuốc trừ sâu, trừ cỏ, trừ nấm bệnh, kích thích tố tăng trưởng, thuốc thú y(kháng sinh, thuốc chữa bệnh cho các gia súc, gia cầm). Sau thu hoạch, người ta còndùng các chất bảo quản để giữ được sản phẩm lâu hơn. Tất cả các hóa chất ấy đều độchại.Qua đường miệng, chúng tích lũy trong gan, trong mỡ để đến một lúc nào đó sẽ phát tác.Chẳng thế, nhiều hộ dành riêng mảnh ruộng rồng rau quả cho gia đình mình, gọi là ruộngrau sạch và những mảnh phun thoải mái thuốc trừ sâu phục vụ... thượng đế. Rất có thểnhững con cá tươi nguyên còn dãy trên thớt, những con tôm còn nhảy tanh tách trong rổchứa một liều kháng sinh vượt qua chuẩn mực cho phép, những khúc cá biển thịt sănchắc kia khi đánh lên đã được bảo quản bằng nước đá lẫn urê dưới hầm tàu.Bản thân các loại rau quả cũng có thể chứa sẵn độc tố, như khoai tây đã mọc mầm, ngô,đậu, lạc bị nấm mốc... Chế biến thực phẩm cũng là một khâu nhiều bất trắc. Chẳng thế,người hiểu biết lảng tránh chiếc bánh gato màu sắc bắt mắt dành cho ngày sinh, ngày Tết,ác cảm với chú vịt quay màu vàng rộm trông thật ngon lành vì e sợ chất màu “hóa trang”cho các món ăn hấp dẫn trên không phải là chất màu dành cho thực phẩm.Tuổi ô mai vô tư nào có biết đĩa mứt Tết họ thường nhâm nhi gần như ít nhiều đều dínhdáng đến đường hóa học. Khách sành ăn trước bát phở nghi ngút khói chợt thấy gờn gợndù cơn bão formol đã đi qua.Melamine liệu có trong tách ...