Danh mục

BỆNH THIẾU MÁU HUYẾT TÁN DI TRUYỀNDO THIẾU G6PD

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 117.78 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh được mô tả từ 1956, đầu tiên ở người da đen, dưới dạng huyết tán cấp thứ phát sau khi dùng thuốc Primaquine, sau đó người ta tìm thấy ở người da trắng vùng Địa Trung Hải cũng có bệnh tương tự sau khi ăn đậu fève. Gần đây, lần lượt được nhiều tác giả nói đến trên khắp thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH THIẾU MÁU HUYẾT TÁN DI TRUYỀNDO THIẾU G6PD BỆNH THIẾU MÁU HUYẾT TÁN DI TRUYỀN DO THIẾU G6PD (GLUCOSE - 6 - PHOSPHAT DEHYDROGENASE)ĐẠI CƯƠNG VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINHBệnh được mô tả từ 1956, đầu tiên ở người da đen, dưới dạng huyết tán cấp thứphát sau khi dùng thuốc Primaquine, sau đó người ta tìm thấy ở người da trắngvùng Địa Trung Hải cũng có bệnh tương tự sau khi ăn đậu fève. Gần đây, lần lượtđược nhiều tác giả nói đến trên khắp thế giới. Bệnh do hồng cầu bị thiếu men G6PD: trong những năm gần đây, ng ười ta biếtnhiều về sự hoạt động của các chất trong hồng cầu. Hồng cầu không chỉ có nhiệmvụ vận chuyển oxy, không chỉ chứa huyết sắc tố và oxy, mà còn là một tế bàosống, có một số hoạt động chuyển hóa rất phong phú, nh ưng vì không có nhân nênkhông sản xuất được các chất cần thiết và chỉ tồn tại với số vốn rất hạn chế về đạmvà các men chuyển hóa, do đó đời sống ngắn 100-200 ngày. Mục đích chủ yếu của chuyển hóa nhằm bảo vệ các th ành phần của hồng cầukhông bị oxy hóa. Bình thường trong hồng cầu có một hệ thống khử với nhiều loạimen để cung cấp ion H+ cho các chất cần khử. Ion H+ đ ược cung cấp từ dị hóaglucoza, chủ yếu bằng 2 con đường: con đường không có oxy, còn gọi là đườngEmbden Meyerhof dành 90% glucoza của hồng cầu, ở đây ion H+ được gắn vàocoenzym DPN để cho DPNH dưới sự điều khiển của men 3-PGD; con đường cóoxy còn gọi là đường pentoza hoặc Dicken Horecker, dành cho 10% glucoza cònlại, ở đây ion H+ được gắn vào coenzym TPN để cho TPNH dưới sự điều khiểncủa men G6PD. Trong điều kiện bình thường, năng lượng của con đường không có oxy đủ đểbảo vệ hồng cầu; năng lượng của con đường có oxy chỉ được sử dụng khi hồngcầu bị tấn công bởi một số tác nhân nh ư thuốc, nhiễm trùng, thức ăn … MenG6PD điều khiển giai đoạn đầu của con đường pentoza, cung cấp ion H+ cần thiếtđể khử TPN thành TPNH. Bình thường men G6PD chỉ giảm ở hồng cầu già, đểmất hẳn sau 100 ngày tuổi. Tầm quan trọng của con đường pentoza rất nhỏ về sốlượng (10% glucoza) nh ưng rất to về chất lượng, vì rất cần thiết cho sự tồn tạihồng cầu. Vai trò chủ yếu của men G6PD là cung cấp TPNH cho hồng cầu. TPNHcó tác dụng khử glutathion và methemoglobin của hồng cầu và bảo vệ màng hồngcầu. Thiếu men G6PD sẽ đưa đến thiếu TPNH. Bình thường, người bị thiếu men G6PD không bị tán huyết vì lượng DPNH củacon đường không có oxy đủ để bảo vệ hồng cầu. Nhưng nếu hồng cầu tiếp xúc vớimột số chất có tính oxy hóa mạnh, số lượng trên sẽ không đủ và hồng cầu sẽ bị vỡ.Chỉ có hồng cầu bị vỡ, hồng cầu non vẫn còn đủ men G6PD nên không bị vỡ. Sauhuyết tán, tủy sản xuất nhiều hồng cầu non để bù, do đó sẽ không còn huyết tánnếu bệnh nhân vẫn tiếp tục tiếp xúc với chất cũ, ít nhất trong thời gian 1 - 2 tháng,thời gian này được gọi là thời gian phục hồi. Ngoài bệnh cảnh huyết tán, bệnhnhân còn có tình trạng tăng methemoglobin máu gây tím môi, niêm mạc và cácđầu chi. Về mặt cấu trúc di truyền, phân tử men G6PD được gắn vào nhiễm sắc thể Xgiới tính và gồm 2 chuỗi acid amin giống nhau, mỗi chuỗi có 42 acid amin vàphân tử lượng 50.000. Cũng giống như huyết sắc tố, tùy theo vị trí và tính chất củaacid amin bị thay thế, chúng ta có nhiều loại bệnh thiếu men G6PD và có thể xácđịnh bằng điện di hoặc bằng các đặc tính với pH tối ưu và sức chịu nhiệt. Cho đến nay, người ta phân lập được khoảng 100 loại; 2 loại được nói đếnnhiều nhất là A (-) của người da đen và B (-) của vùng Địa Trung Hải, Trung cậnđông và châu Á. Ở loại B (-),hồng cầu bị thiếu men nặng hơn, chỉ còn từ 0-7% sovới bình thường và sớm hơn, lúc mới 20 ngày tuổi, bệnh nhân chẳng những dễ bịtán huyết cấp thứ phát sau khi tiếp xúc với tác nhân gây oxy hóa mạnh, mà còn cóthể bị thiếu máu huyết tán mạn, cả hồng cầu non và hồng cầu già đều bị đe dọa.Bệnh nhân bị thiếu men G6PD cả trong tế bào không nhân (hồng cầu , tiểu cầu,thủy tinh thể …) và tế bào có nhân (bạch cầu, tế bào gan, lách, thận …), vì vậythường bệnh diễn tiến rất nặng và không có thời gian phục hồi, bệnh nhân có thểbị huyết tán nếu sau đó vẫn tiếp xúc với tác nhân cũ.Lượng men G6PD của các loại A (-) và B (-):Ở loại A (-) của người da đen, hồng cầu bị thiếu men ở mức độ nhẹ hơn, 18-20%so với bình thường và muộn hơn, sau 80 ngày tuổi, bệnh nhân chỉ bị huyết tán cấpthứ phát sau khi tiếp xúc với tác nhân gây oxy hóa mạnh. Men G6PD chỉ thiếutrong tế bào không nhân (hồng cầu, tiểu cầu). Loại thuốc gây tán huyết thay đổitheo vùng, ví dụ ở châu Phi thường là Primaquine, ở Thái Lan thường làChloroquine, ở Việt Nam thường là Aspirine. Ngoài 2 loại A (-) và B (-) còn cónhiều loại khác mang tên địa phương nơi được phát hiện.Một số địa phương có thể có nhiều loại bệnh cùng một lúc. Bệnh thiếu men G6PDít gặp ở một số dân tộc như Bắc Âu, Mỹ da đỏ, Nhật Bản, Exkimô. Ngược lại,bệnh có tỷ lệ 1% trong nhân dân ở châu Phi, Do Thái, Libăng, Hy Lạp, Rumani, ...

Tài liệu được xem nhiều: