Danh mục

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – Phần 1

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.79 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu bệnh tiểu đường – phần 1, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – Phần 1 BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – Phần 1I- ĐẠI CƯƠNG: Bệnh tiểu đường là một loại rối loạn chuyển hóa và biến dưỡng các chất Glucid,Lipid, Protid, kèm theo tình trạng thiếu Insuline gây nên sự giảm dung nạp đối vớichất Carbohydrate, khiến đường huyết tăng cao. Có 3 loại tiểu đường:- Tiểu đường type I: Đa số bệnh xuất hiện từ thời niên thiếu hoặc thanh thiếu niên,nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Phần lớn trường hợp là do sự đáp ứngmiễn dịch qua trung gian tế bào phá hủy hoạt động điều khiển sản xuất Insuline vàphá hủy tế bào b tuyến tụy, một số ít trường hợp khác là do sự mất khả năng sảnxuất Insuline không rõ nguyên nhân. Bệnh có tính lệ thuộc Insuline.- Tiểu đường type II: Thường xuất hiện sau tuổi 30, phần lớn bệnh nhân đ ã có mộtgiai đoạn bị mập phì. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và stress. Việc điềutrị đôi khi cũng dùng Insuline nhưng không phải luôn luôn mà thường là sử dụngcác Sulfamide.- Tiểu đường type đặc biệt khác: Là loại tiểu đường thứ phát gặp trong các trườnghợp: * Bệnh của tuyến tụy: viêm tụy mạn, ung thư tuyến tụy, giải phẫu cắt bỏ tụy. * Bệnh của tuyến yên: bệnh khổng lồ, cực đại đầu chi. * Bệnh tuyến giáp: cường giáp trạng. * Bệnh tuyến thượng thận: hội chứng Cushing. * Nhiễm sắc tố sắt. * Do dùng thuốc: Corticoides, thuốc ngừa thai, lợi tiểu Thiazide, Diazoxid. * U não, viêm não, xuất huyết não. Ngoài ra còn có các loại tiểu đường liên quan đến suy dinh dưỡng. Tiểu đường và thai kỳ: xuất hiện khi người phụ nữ mang thai và lượng đườnghuyết cao trong suốt thai kỳ, sau khi sinh ngưỡng đường huyết trở lại bình thường,nhưng sau những lần thai kỳ xảy ra bệnh tiểu đường muộn (khi đã có tuổi).II- DỊCH TỄ HỌC: Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố: địalý, chủng tộc, lứa tuổi, mức sống, thói quen ăn uống sinh hoạt v à tiêu chuẩn chẩnđoán. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở các nước:- Châu Mỹ 5 - 10%.- Châu Âu 2 - 5%.- Đông Nam Á 2,2 - 5%- Singapore 8,6%- Việt Nam: Hà Nội 1,1% (1991), thành phố Hồ Chí Minh 2,52% (1992).III- YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:- Béo phì, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch.- Di truyền, nhiễm virus, xuất hiện với cùng một số bệnh tự miễn.- Thói quen ít vận động, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, sử dụng nhiều các chấtkích thích như rượu, thuốc lá.- Phụ nữ sinh con trên 4 kg hoặc bị sẩy thai hay đa ối.- Sử dụng các thuốc: Corticoides, ngừa thai, lợi tiểu nhóm Thiazide, Diazoxide.IV- ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BỆNH TIỂUĐƯỜNG:A- THEO YHHĐ:1- Tiểu đường type I:a- Đặc điểm lâm sàng:- Là tiểu đường phụ thuộc Insuline, chiếm tỷ lệ 10 - 15% bệnh tiểu đường. Tiểuđường type I có 2 thể IA và IB. * Type IA: hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, chiếm 90% tỷ lệ bệnh của typeI liên quan đến hệ thống kháng nguyên HLA. * Type IB: chiếm 10% của bệnh type I. Th ường kết hợp với bệnh tự miễn thuộchệ thống nội tiết. Gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới. Tuổi khới bệnh trẻ 30 - 50tuổi.- Đặc điểm lâm sàng của type I: * Bệnh thường khởi phát dưới 40 tuổi. * Triệu chứng lâm sàng xảy ra đột ngột, rầm rộ, sụt cân nhiều. * Nồng độ Glucagon huyết tương cao, ức chế được bằng Insuline. * Vì tình trạng thiếu Insuline tuyệt đối nên dễ bị nhiễm ceton acid, rất đáp ứngvới điều trị Insuline.b- Cơ chế bệnh sinh:- Khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì đa số tế bào b tuyến tụy đã bị phá hủy.Cơ chế bệnh sinh liên quan đến yếu tố nguy cơ nhiễm virus như virus quai bị, sởi,Cosackie B4. Quá trình viêm nhiễm có diễn tiến như sau: * Khởi đầu phải có gene “nhạy cảm”, sau đó sự nhiễm virus có tính cách phátđộng gây bệnh. Nhiễm virus sẽ gây một tình trạng viêm tuyến tụy (insulitis). Quátrình này sẽ hoạt hóa tế bào lympho T và thâm nhiễm tiểu đảo của tuyến tụy. Cáctế bào lympho T được hoạt hóa sẽ làm thay đổi bề mặt của tế bào b tuyến tụy, làmnó trở thành vật lạ đối với hệ thống miễn dịch cơ thể. Ngay lập tức sẽ xuất hiệnđáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Các kháng thể độc tế bào này sẽ đượctạo thành và phá hủy tế bào b tuyến tụy.Như vậy cơ chế bệnh sinh của tiểu đường type I liên quan đến hệ thống khángnguyên HLA - DR3, - DR4, - B8, - B15. * Kháng nguyên B8 rất đáng chú ý vì liên quan nhiều đến các bệnh tự miễn nh ưBasedow, suy thượng thận, bệnh nhược cơ.- Người ta cũng mô tả kháng thể chống màng tế bào trên người bị tiểu đường thểtrẻ nhưng không rõ chính những kháng thể tự miễn này sinh ra bệnh, hay nó chỉsinh ra do kháng nguyên xuất hiện từ tụy tạng bị viêm.2- Tiểu đường type 2:a- Đặc điểm lâm sàng:- Là tiểu đường không phụ thuộc Insuline.- Thường khởi phát từ tuổi 40 trở lên.- Triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ từ hoặc đôi khi không có triệu chứng. Bệnhđược phát hiện một cách tình cờ do khám sức khỏe định kỳ. Thể trạng thườngmập.- Nồng độ Insuline huyết tương bình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: