Thông tin tài liệu:
Bệnh trầm cảm và cách chăm sóc. Trong cuộc đời, thỉnh thoảng ta gặp chuyện gì đó không vừa ý như mất mát người thân, mất việc, hay ly dị... khi đó ta cảm thấy buồn chán, đây là điều rất đỗi bình thường. Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Nhưng với một số người cảm giác này không những không giảm mà kéo dài trên 2 tuần và cả cản trở đời sống thường nhật, thậm chí chán đời thì có thể đó là bệnh trầm cảm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh trầm cảm và cách chăm sóc Bệnh trầm cảm và cách chăm sócTrong cuộc đời, thỉnh thoảng ta gặp chuyện gì đó không vừa ý như mất mát ngườithân, mất việc, hay ly dị... khi đó ta cảm thấy buồn chán, đây là điều rất đỗi bìnhthường. Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian.Nhưng với một số người cảm giác này không những không giảm mà kéo dài trên 2 tuầnvà cả cản trở đời sống thường nhật, thậm chí chán đời thì có thể đó là bệnh trầm cảm.Người trầm cảm có thể thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình, về những cảmgiác này. Họ có thể suy sụp và không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, xalánh người thân và cả bạn bè, thậm chí có người nghĩ đến cái chết hay tự sát.Nguyên nhânNguyên nhân chính xác chưa được biết rõ. Sự mất cân bằng về những yếu tố môi trường,di truyền và hóa học có thể là những yếu tố nguy cơ liên quan với trầm cảm. Khi nhữngcảm xúc tinh thần của một người bị mất cân bằng, có thể dẫn đến trầm cảm.Dấu hiệu nhận biếtTrầm cảm hay không phải trầm cảm? Đây là một câu hỏi khó trả lời vì những người bịtrầm cảm thường không hiểu biết thấu đáo về vấn đề này hoặc họ bị bối rối. Họ có thểthấy tuyệt vọng không tin là sẽ có cải thiện. Do đó, người trầm cảm có hai biểu hiện phổbiến là:- Mất hứng thú và niềm vui trong sinh hoạt thường ngày.- Biểu lộ những cảm giác buồn bã hay vô vọng hoặc những cơn khóc nức nở.Nên nhớ, mỗi bệnh nhân trầm cảm đều khác nhau, nên những biểu hiện của họ khôngphải khi nào cũng giống. Thêm vào đó, nhiều người còn tỏ ra khá hơn khi họ giấu giếmnhững cảm xúc trọng. Và lúc này vai trò đôn đốc và theo dõi của người thân là rất cầnthiết.Người nhà bệnh nhân sẽ được bác sĩ cảnh báo về nguy cơ tự sát của người bệnh, về cáctác dụng phụ có thể xảy ra khi uống thuốc. Người thân cần theo dõi hành vi, cảm xúc vàghi nhận các thay đổi nơi người bệnh…Bạn phải cho bác sĩ biết những thuốc người bệnh đang sử dụng kể cả những thuốc khôngcó toa của bác sĩ, ngay cả thuốc nam, tiền căn bệnh tật của người bệnh.Điều trị bằng đối thoạiKhông chỉ điều trị bằng thuốc mà trong một số trường hợp cần có sự trợ giúp của chuyênviên tư vấn tâm lý. Mục tiêu của những chuyên viên này là điều trị bằng tâm lý - một từtổng quát về phương pháp điều trị những rối loạn về tâm lý và cảm xúc bằng cách đểngười bệnh nói về căn bệnh trầm cảm và những vấn đề liên quan. Nó được gọi là điều trịbằng đối thoại.Thông qua điều trị bằng đối thoại, nguời bệnh sẽ nhận ra những nguyên nhân bệnh trầmcảm của mình và sẽ có hiểu biết tốt hơn, có thể nhận ra và thay đổi những rối loạn hànhvi hoặc tư duy có thể khám phá những mối quan hệ và kinh nghiệm, có thể tìm đượcnhững cách tốt hơn để đối phó, giải quyết vấn đề và thiết lập những mục tiêu phù hợp.Những vấn đề cần quan tâmMột số lớn bệnh nhân thường không tuân thủ chế độ điều trị:- Họ thường cất giữ những thuốc chống trầm cảm không dùng đến và sẽ có nguy cơ sửdụng tới chúng khi có suy nghĩ tự sát.- Bệnh nhân cũng thường có khuynh hướng không tuân thủ kế hoạch điều trị.- Khi có một trong những biểu hiện trên, bạn cần báo ngay cho bác sĩHỗ trợ của người thânCó thể bạn không hiểu hết những gì mà gười thân bị trầm cảm của mình đang cảm nhận,nhưng bạn vẫn có thể chia sẻ, đồng cảm và nâng đỡ họ bằng nhiều cách:Bày tỏ sự quan tâm, nhưng thận trọng. Thấu hiểu nỗi đau của họ, nhưng đừng nói “tôibiết những gì bạn đang trải qua” vì thật sự không phải như vậy. Ngay cả khi bạn biết rõvề nguyên nhân gây ra trầm cảm cũng nên tránh đưa ra giải pháp. Hãy lắng nghe nếu họmuốn nói, nhưng nhớ rằng người bệnh trầm cảm thường không muốn bàn đến nhữngtriệu chứng của họ và thay vào đó là ngừng nói chuyện. Nếu điều này xảy ra, cũng đừngnên giận họ.Yêu cầu được giúp đỡ- Người bệnh có thể không có yêu cầu cụ thể nào với bạn, nhưng họ cần được biết là bạnsẵn lòng giúp đỡ. Trầm cảm có thể làm người bệnh không có khả năng làm một số việc.Hãy sẵn sàng giúp đỡ người bệnh càng nhiều càng tốt.- Hãy lạc quan. Người bệnh trầm cảm thường phán xét về điểm mạnh và điểm yếu của họrất nặng nề. Bạn hãy nhắc nhở họ về những kỹ năng của họ và cho họ thấy họ có ý nghĩanhư thế nào với bạn và những người khác.- Cổ vũ những hoạt động lành mạnh. Đôi khi người bệnh trầm cảm muốn nằm trêngiường suốt ngày. Bạn hãy nhẹ nhàng khuyến khích họ tập thể dục chút ít, giải trí hay đicoi phim với bạn. Ban đầu có thể họ không muốn, nhưng bạn hãy cứ đề nghị. Nếu sau đóhọ làm theo, thì đây là một dấu hiệu tốt.- Trong tất cả các khía cạnh mà người bệnh cần được giúp đỡ: theo dõi việc sử dụngthuốc trầm cảm và ghi nhận những thay đổi trong hành vi, thái độ và lối sống (ăn ngủ,vận động) của người bệnh rất quan trọng.Theo dõi những thay đổiMột trong những điều khó khăn nhất là theo dõi những thay đổi về hành vi hoạt độngthường nhật và thái độ chung. Bạn cần thường xuyên để mắt đến người bệnh và biết cáchtheo dõi. Bạn hãy ghi nhận bất kỳ các thay đổi nào và báo cáo ...