Bệnh tự kỷ ở trẻ em
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 326.51 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, với những khả năng giao tiếp ảo ngày càng phổ biến thì dường như con người càng có xu hướng sống biệt lập và ít giao tiếp với cộng đồng. Ảnh hưởng của lối sống công nghiệp cùng với sự phát triển của internet dường như làm cho bệnh tự kỷ có xu hướng phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh Tự kỷ là một rối loạn ở não đi kèm với một loạt những vấn đề về phát triển, chủ yếu là về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tự kỷ ở trẻ em Bệnh tự kỷ ở trẻ em Sinh hoạt tập thể sẽ giúp cho trẻ tự kỷ dễ hòa nhập. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, với những khả năng giao tiếp ảo ngày càng phổ biến thì dường như con người càng có xu hướng sống biệt lập và ít giao tiếp với cộng đồng. Ảnh hưởng của lối sống công nghiệp cùng với sự phát triển của internet dường như làm cho bệnh tự kỷ có xu hướng phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh Tự kỷ là một rối loạn ở não đi kèm với một loạt những vấn đề về phát triển, chủ yếu là về giao tiếp và tương tác với xã hội. Bệnh hay gặp ở các bé trai, gấp 4 lần các bé gái. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ đôi khi không rõ ràng nên nhiều bậc phụ huynh thường không phát hiện được. Chỉ đến khi có những dấu hiệu quá khác thường, trẻ mới được đưa đến bệnh viện. Nhìn chung, trẻ tự kỷ thường có những vấn đề trong 3 lĩnh vực quan trọng của quá trình phát triển là: kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi. Những trẻ bị bệnh nặng có thể mất hoàn toàn khả năng giao tiếp hoặc tương tác với người khác. Trong vài tháng hoặc vài năm đầu sau khi ra đời, trẻ có thể hoàn toàn bình thường, nhưng sau đó trẻ dần trở nên kém đáp ứng với người khác. Trẻ cũng khó chia sẻ trải nghiệm với người khác, ví dụ khi được nghe người khác đọc truyện, trẻ không chỉ ra được bức tranh trong câu chuyện đó. Khi lớn lên, một số trẻ có thể hòa nhập hơn với người xung quanh và có thể có cuộc sống bình thường hoặc gần bình thường. Tuy nhiên, một số trẻ khác tiếp tục bị suy giảm khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, và có những rối loạn hành vi trầm trọng hơn. Đa số trẻ tự kỷ chậm học được các kiến thức và kỹ năng mới, tuy nhiên một số trẻ có trí tuệ bình thường hoặc khá thông minh. Một số nhỏ trẻ còn được xem là những “thần đồng” và có những kỹ năng đặc biệt trong một lĩnh vực nhất định, như nghệ thuật hoặc toán học. Vì vậy, đối với những trường hợp trẻ có khả năng khác thường một chút so với các em khác, cần tìm hiểu kỹ và giúp các em hòa nhập với cộng đồng, tránh làm cho trẻ tự tách mình ra khỏi môi trường tập thể và bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bệnh tự kỷ không có một nguyên nhân duy nhất. Bệnh có vẻ liên quan đến những bất thường ở nhiều vùng não, và các nhà khoa học đã xác định được một số khuyết tật gen có liên quan với bệnh. Gia đình có một trẻ bị tự kỷ thì khả năng có đứa con thứ hai cũng bị bệnh thường xảy ra. Trẻ có triệu chứng tự kỷ cũng có nguy cơ cao bị các bệnh gây chậm phát triển tâm thần, gây ra những khối u trong não hoặc động kinh. Chẩn đoán và điều trị Vì bệnh có mức độ nặng và biểu hiện rất khác nhau, nên có thể rất khó chẩn đoán. Không có xét nghiệm đặc hiệu nào để phát hiện ra bệnh mà chủ yếu là do quan sát hành vi và thái độ của trẻ trong giao tiếp và ứng xử. Khám bệnh bao gồm quan sát trẻ và hỏi về sự phát triển và thay đổi trong kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ và hành vi của trẻ qua thời gian. Trẻ có thể được làm một số trắc nghiệm về nói chuyện, ngôn ngữ và các vấn đề tâm lý. Mặc dù dấu hiệu bệnh thường biểu hiện khi trẻ được 18 tháng tuổi, nhưng chẩn đoán có khi phải đợi đến khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, khi biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ đã trở nên rõ ràng. Chẩn đoán sớm là rất quan trọng vì can thiệp sớm - trước 3 tuổi - thường mang lại khả năng phục hồi tốt nhất. Hiện nay, chưa có cách chữa khỏi bệnh tự kỷ và không có biện pháp nào phù hợp cho tất cả. Các lựa chọn điều trị gồm liệu pháp hành vi và giao tiếp nhằm giải quyết những khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi của trẻ. Thuốc không cải thiện được các dấu hiệu chủ yếu tự kỷ, nhưng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Việc dùng các thuốc điều trị tâm thần phải hết sức thận trọng và tùy từng trường hợp mà có sự lựa chọn thích hợp. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng các thuốc kích thích hoặc thuốc an thần khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Các liệu pháp hỗ trợ như: nghệ thuật, âm nhạc, chế độ ăn đặc biệt, bổ sung vitamin và muối khoáng cần được duy trì và có tác dụng tốt nếu có sự phối hợp chăm sóc và thể hiện sự quan tâm âu yếm của người thân đối với trẻ. Tại các trung tâm y khoa chuyên ngành, trẻ thường đáp ứng tốt với các chương trình giáo dục được cấu trúc chặt chẽ, có sự tham gia của một nhóm các chuyên gia và bao gồm nhiều hoạt động khác nhau để cải thiện kỹ năng ứng xử, giao tiếp và hành vi. Bệnh tự kỷ ở trẻ em cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, cộng đồng và môi trường điều trị để giúp trẻ lấy lại cân bằng trong phát triển tinh thần và thể chất. Nếu không được điều trị, bệnh này sẽ tạo ra những rối loạn nhân cách của người bệnh trong tương lai và đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng và xã hội. Một số vụ thảm sát gần đây gây ra ở trường học, nơi công cộng ở các nước phương Tây có nguyên nhân bắt đầu từ những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ ngay từ thời thơ ấu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tự kỷ ở trẻ em Bệnh tự kỷ ở trẻ em Sinh hoạt tập thể sẽ giúp cho trẻ tự kỷ dễ hòa nhập. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, với những khả năng giao tiếp ảo ngày càng phổ biến thì dường như con người càng có xu hướng sống biệt lập và ít giao tiếp với cộng đồng. Ảnh hưởng của lối sống công nghiệp cùng với sự phát triển của internet dường như làm cho bệnh tự kỷ có xu hướng phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh Tự kỷ là một rối loạn ở não đi kèm với một loạt những vấn đề về phát triển, chủ yếu là về giao tiếp và tương tác với xã hội. Bệnh hay gặp ở các bé trai, gấp 4 lần các bé gái. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ đôi khi không rõ ràng nên nhiều bậc phụ huynh thường không phát hiện được. Chỉ đến khi có những dấu hiệu quá khác thường, trẻ mới được đưa đến bệnh viện. Nhìn chung, trẻ tự kỷ thường có những vấn đề trong 3 lĩnh vực quan trọng của quá trình phát triển là: kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi. Những trẻ bị bệnh nặng có thể mất hoàn toàn khả năng giao tiếp hoặc tương tác với người khác. Trong vài tháng hoặc vài năm đầu sau khi ra đời, trẻ có thể hoàn toàn bình thường, nhưng sau đó trẻ dần trở nên kém đáp ứng với người khác. Trẻ cũng khó chia sẻ trải nghiệm với người khác, ví dụ khi được nghe người khác đọc truyện, trẻ không chỉ ra được bức tranh trong câu chuyện đó. Khi lớn lên, một số trẻ có thể hòa nhập hơn với người xung quanh và có thể có cuộc sống bình thường hoặc gần bình thường. Tuy nhiên, một số trẻ khác tiếp tục bị suy giảm khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, và có những rối loạn hành vi trầm trọng hơn. Đa số trẻ tự kỷ chậm học được các kiến thức và kỹ năng mới, tuy nhiên một số trẻ có trí tuệ bình thường hoặc khá thông minh. Một số nhỏ trẻ còn được xem là những “thần đồng” và có những kỹ năng đặc biệt trong một lĩnh vực nhất định, như nghệ thuật hoặc toán học. Vì vậy, đối với những trường hợp trẻ có khả năng khác thường một chút so với các em khác, cần tìm hiểu kỹ và giúp các em hòa nhập với cộng đồng, tránh làm cho trẻ tự tách mình ra khỏi môi trường tập thể và bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bệnh tự kỷ không có một nguyên nhân duy nhất. Bệnh có vẻ liên quan đến những bất thường ở nhiều vùng não, và các nhà khoa học đã xác định được một số khuyết tật gen có liên quan với bệnh. Gia đình có một trẻ bị tự kỷ thì khả năng có đứa con thứ hai cũng bị bệnh thường xảy ra. Trẻ có triệu chứng tự kỷ cũng có nguy cơ cao bị các bệnh gây chậm phát triển tâm thần, gây ra những khối u trong não hoặc động kinh. Chẩn đoán và điều trị Vì bệnh có mức độ nặng và biểu hiện rất khác nhau, nên có thể rất khó chẩn đoán. Không có xét nghiệm đặc hiệu nào để phát hiện ra bệnh mà chủ yếu là do quan sát hành vi và thái độ của trẻ trong giao tiếp và ứng xử. Khám bệnh bao gồm quan sát trẻ và hỏi về sự phát triển và thay đổi trong kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ và hành vi của trẻ qua thời gian. Trẻ có thể được làm một số trắc nghiệm về nói chuyện, ngôn ngữ và các vấn đề tâm lý. Mặc dù dấu hiệu bệnh thường biểu hiện khi trẻ được 18 tháng tuổi, nhưng chẩn đoán có khi phải đợi đến khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, khi biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ đã trở nên rõ ràng. Chẩn đoán sớm là rất quan trọng vì can thiệp sớm - trước 3 tuổi - thường mang lại khả năng phục hồi tốt nhất. Hiện nay, chưa có cách chữa khỏi bệnh tự kỷ và không có biện pháp nào phù hợp cho tất cả. Các lựa chọn điều trị gồm liệu pháp hành vi và giao tiếp nhằm giải quyết những khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi của trẻ. Thuốc không cải thiện được các dấu hiệu chủ yếu tự kỷ, nhưng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Việc dùng các thuốc điều trị tâm thần phải hết sức thận trọng và tùy từng trường hợp mà có sự lựa chọn thích hợp. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng các thuốc kích thích hoặc thuốc an thần khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Các liệu pháp hỗ trợ như: nghệ thuật, âm nhạc, chế độ ăn đặc biệt, bổ sung vitamin và muối khoáng cần được duy trì và có tác dụng tốt nếu có sự phối hợp chăm sóc và thể hiện sự quan tâm âu yếm của người thân đối với trẻ. Tại các trung tâm y khoa chuyên ngành, trẻ thường đáp ứng tốt với các chương trình giáo dục được cấu trúc chặt chẽ, có sự tham gia của một nhóm các chuyên gia và bao gồm nhiều hoạt động khác nhau để cải thiện kỹ năng ứng xử, giao tiếp và hành vi. Bệnh tự kỷ ở trẻ em cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, cộng đồng và môi trường điều trị để giúp trẻ lấy lại cân bằng trong phát triển tinh thần và thể chất. Nếu không được điều trị, bệnh này sẽ tạo ra những rối loạn nhân cách của người bệnh trong tương lai và đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng và xã hội. Một số vụ thảm sát gần đây gây ra ở trường học, nơi công cộng ở các nước phương Tây có nguyên nhân bắt đầu từ những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ ngay từ thời thơ ấu. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y tế sức khỏe sức khỏe trẻ em cách chăm sóc sức khỏe của bé bệnh thường gặp ở trẻ phương pháp điều trị bệnh cho trẻ Bệnh tự kỷ ở trẻ emGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 182 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 76 0 0 -
9 trang 74 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 59 0 0 -
Cải tiến thuật toán cây quyết định C4.5 cho vấn đề phân nhóm trẻ tự kỷ
6 trang 51 0 0 -
13 trang 44 0 0
-
Đồ chơi giúp trẻ phát triển thế nào?
3 trang 43 0 0 -
Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 1
26 trang 43 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 43 0 0 -
'Chế độ' đặc biệt giúp con học thi đạt điểm cao
3 trang 39 0 0 -
Lưu ý lựa chọn bột ngũ cốc cho con
5 trang 39 0 0 -
Phương pháp Chăm sóc trẻ tự kỷ
5 trang 38 0 0 -
Những nguyên lý cơ bản của An toàn Sinh học
15 trang 38 0 0 -
Trẻ dị ứng sữa: chậm chữa là nguy!
4 trang 38 0 0 -
4 trang 37 0 0
-
10 nguyên nhân khó tin khiến trẻ bị béo phì
6 trang 37 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0